Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu hàng đầu của giáo dục chính là đào tạo con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản để các em tiếp tục học lên trung học cơ sở, các cấp học khác và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống lao động nhằm đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo luôn được nhà nước và cả xã hội quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu. Tiểu học là bậc học nền tảng, việc dạy chữ có tầm quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai. Tiếng Việt là tiếng phổ thông đóng vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của trẻ. Nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt là công cụ để học học tập các môn học. Có nghe được mới nói được, có đọc được mới viết được. Chính vì thế nên Tiếng Việt là môn học đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình học tập và trong cuộc sống của con người. Thực tế cho thấy học sinh dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn vì hầu hết các em luôn có thói quen nói tiếng mẹ đẻ và phát triển khả năng tư duy của các em cũng bằng chính ngôn ngữ đó; điều kiện sử dụng giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày còn hạn chế; bản thân các em và cha mẹ các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm vững tiếng Việt. Với một trường có trên 97% học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy rằng khả năng nhận diện và ghi nhớ con chữ chậm dẫn đến khả năng đọc, viết chậm. Việc đọc liền mạch từ, câu gặp nhiều khó khăn, chưa có khả năng đọc biểu cảm. Hầu hết các em còn hạn chế về ngôn ngữ nói, như nói chưa chuẩn, nói chưa đúng mà chủ yếu là nói câu chưa đầy đủ, nói thừa, nói thiếu dấu thanh và lẫn lộn giữa dấu thanh nặng với dấu thanh sắc, Rất ít em biết tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin. Trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc dạy tăng cường tiếng Việt đã được vận dụng linh hoạt trong các tiết học nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tăng cường tiếng Việt giúp các em học sinh có cơ hội được thực hành nghe, đọc, nói, viết thành thạo, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế việc dạy tăng cường tiếng Việt vẫn chưa được sử dụng đúng mực và chưa phát huy hết hiệu quả. Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học. Đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là tìm ra các giải pháp để tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên và học sinh giảm bớt đi những khó khăn, rào cản về ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Khi các em có được vốn tiếng Việt đủ để nghe, hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày đặc biệt là quá trình tiếp thu bài của các em trở nên dễ dàng hơn. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp cụ thể về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 1 Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu tính liên quan dạy- học với các môn học khác. Mục tiêu của chương trình “hình thành và phát triển” ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Học sinh học Tiếng Việt bằng tư duy trực tiếp, thông qua sự tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên từ việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày một cách tự phát đến việc nắm ngôn ngữ một cách hệ thống qua các bài học. Từ đó học sinh có tâm lý tự tin trong học tập. Bằng hiểu biết qua nghe, nói khi học đọc và viết học sinh có thể dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa âm thanh và ngữ nghĩa, ngữ pháp qua đó các em có thể học đọc, học viết dễ dàng. Nghị quyết 40/2002/NQ- QH của quốc Hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Thực tế cho thấy vốn tiếng Việt của học sinh còn hạn chế đặc biệt là học sinh lớp Một. Việc nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng giao tiếp của các em học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó khăn. Một mặt do điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình độ nhận thức trong đó sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên. Học tốt môn Tiếng Việt trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học các môn học khác. Do đó, ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa của lớp Một, việc hình thành nên một tư duy ngôn ngữ cho các em là hết sức cần thiết. Tiếng Việt là tiền đề cho quá trình học tập của các em sau này. Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006; công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; công văn số 8114/ BGD&ĐT- GDTH V/v nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009; công văn 5842/BGD&ĐT- VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chính nội dung dạy học. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1) cho học sinh dân tộc thiểu số ". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các vùng miền, năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến rộng rãi. Đó là: 1) Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (Vụ GD Mầm non). 2) Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình song ngữ Ê- đê- Việt (Vụ GD Dân tộc). 3) Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). 4) Dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học- Dự án PEDC). 5) Dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD). GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 3 Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu Bên cạnh đó, trình độ dân trí vẫn còn thấp, các gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều em học sinh vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên thường xuyên phải nghỉ học. Nhiều gia đình không có bàn ghế, không có góc học tập để các em học ở nhà. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiếu số nhằm tăng cường tiếng Việt một cách hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp Một, giúp các em tự tin mạnh dạn trong giao tiếp, tiếp thu các môn học có hiệu quả là cơ sở để các em học tốt ở các lớp trên. b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp Biện pháp thứ nhất: Phối hợp và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế của lớp học Đổi mới phướng pháp dạy - học và đánh giá đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của người giáo viên nhằm đem đến cho người học sự hứng thú trong học tập và hiệu quả cao nhất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá nhằm giúp học sinh chủ động trong việc học, chống lại thói quen học tập thụ động. Rèn luyện cho học sinh cách học theo nhóm, phát huy tính sáng tạo, năng động, cách trình bày một vấn đề, cách thuyết trình trước đám đông, cách trả lời câu hỏi nhanh và đúng. Loại bỏ dần thói quen thu nhận thông tin một cách thụ động của người học để hoạt động học thực sự là một quá trình kiến tạo. Một tiết học thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố không thể thiếu đó là sự phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, và đối tượng học sinh. Mỗi phương pháp có một ưu thế riêng không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy, người giáo viên phải biết vận dụng, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vừa truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường tiếng Việt bằng những phương pháp như sau: Phương pháp 1: Phương pháp quan sát, động viên, khen thưởng học sinh. Trong mỗi tiết dạy, người giáo viên thường quan sát, nắm bắt kịp thời từng đối tượng học sinh. Đối với những em năng khiếu thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn với học sinh khó khăn trong học tập phải nhẹ nhàng an ủi động viên: “ Em đã có tiến bộ, nếu em đọc không sai dấu thanh sắc thì em đọc hay hơn”. Chỉ bằng những lời động viên, khích lệ nhỏ cũng tạo cho các em có sự hứng thú học tập. Không chỉ động viên khen khen ngợi mà còn giành nhiều thời gian để giúp đỡ các em. Trong giờ ra chơi giáo viên nên trò chuyện, chỉ bảo cho các em những chỗ các em chưa biết. Với phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn, cây bút... cũng làm cho các em phấn khởi và cố gắng hơn. . Ví dụ: Em H’Sê Na Bkrông lúc đầu em đọc rất yếu lại đọc sai dấu thanh sắc với dấu thanh nặng. Thấy vậy, tôi thường xuyên gọi em đọc bài. Tôi phân GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 5 Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu kết quả làm việc của nhóm mình. Các bạn khác nghe để bổ sung ý kiến nếu thấy còn thiếu. Qua hình thức tổ chức này giúp các em mạnh dạn, tính thi đua, học hỏi lẫn nhau, được nói một cách tự nhiên dù kết quả thảo luận chưa cao. Khi dạy phần luyện nói bài tập đọc Bàn tay mẹ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 2 trang 56, giáo viên chia nhóm, giao việc, quy định thời gian cho các em thảo luận sau đó tổ chức cho các em thực hành hỏi đáp theo nhóm đôi, một em hỏi một em trả lời. - Ai nấu cơm cho bạn ăn? Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. - Ai chăm sóc khi bạn ốm? Mẹ tôi chăm sóc khi tôi ốm. - Ai mua quần áo mới cho bạn? Mẹ tôi mua quần áo mới cho tôi. - Ai vui khi bạn học tốt? Mẹ vui khi tôi học tốt. Khi học sinh thực hành hỏi đáp, giáo viên theo dõi, sửa chữa kịp thời nếu các em nói câu ngược hoặc nói câu thiếu thành phần. Với những kết quả đạt được trong quá trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã giúp học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin, vốn tiếng Việt của các em đã được cải thiện rất đáng mừng. Các em đã có khả năng tự đặt ra những câu hỏi, biết diễn đạt bằng lời những ý kiến của mình trước tập thế. Việc giao tiếp của các em cũng tốt hơn. Không khí lớp học sôi động, hấp dẫn, các em tiếp thu bài cũng dễ dàng hơn, đặc biệt tạo điều kiện để các em bổ sung vốn tiếng Việt một cách hiệu quả. Phương pháp 4: Phương pháp tổ chức các trò chơi Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí, củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh giúp các em có tính mạnh dạn, tính hợp tác, tính thi đua, tính kỉ luật khi thể hiện mình trước tập thể. Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động và hiệu quả hơn. Vì vậy cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi, tuân thủ các nguyên tắc và thay đổi các hình thức tổ chức cho học sinh chơi. Có thể tổ chức trò chơi khi thì vào bài, có khi để dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức mới cần đạt, có lúc để củng cố, hệ thống hoá kiến thức trong một bài hay trong một chương. Khi tổ chức trò chơi, cần phổ biến tên trò chơi, nội dung chơi, vật dụng phục vụ cho trò chơi, luật chơi và trước khi tổ chức chơi cho các em chơi thử để các em tự tin hơn. Một trong những trò chơi phát huy tính tích cực thể hiện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp là phương pháp đóng vai. Đóng vai là một trong những phương pháp gây được hứng thú trong học tập cho học sinh học mà chơi, chơi mà học, rèn tính tự tin, tinh thần đoàn kết đặc GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_day_tang_cuong_tieng.doc