Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt môn tiếng Việt

doc 21 trang sklop1 18/02/2024 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt môn tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt môn tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt môn tiếng Việt
 Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt
 MỤC LỤC 
TT Nội dung Trang
 I PHẦN MỞ ĐẦU 2
 1 Lý do chọn đề tài 2
 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
 3 Đối tượng nghiên cứu 2
 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
 5 Phương pháp nghiên cứu 3
 II PHẦN NỘI DUNG 3
 1 Cơ sở lý luận 3 
 2 Thực trạng 4
 2.1 Thuận lợi, khó khăn 4 
 2.2 Thành công, hạn chế 5
 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 5
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 5 
 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 6 
 3 Giải pháp, biện pháp 7
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8- 16
 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 16
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16
 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 16
 cứu
 4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 17
 đề nghiên cứu
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
 1 Kết luận 18 
 2 Kiến nghị 18
 Tài liệu tham khảo 20
 1 
 Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thống kê, tổng hợp
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
 Với đặc điểm tâm, sinh lí học sinh Tiểu học, các em đang phát triển cả về 
thể lực lẫn thể chất. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù 
hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới theo chức năng 
của chúng: chức năng phát âm - tập đọc. Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng 
tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành. Học sinh 
Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, 
thích khám phá, thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình. Thầy 
cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất 
nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần 
lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy, cô giáo trong nhà trường. Nghe, 
nói, đọc, viết là bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt, để đạt các yêu cầu so 
với chuẩn kiến thức kĩ năng theo quyết định số 16/2006/ QĐ- BGD& ĐT ban 
hành ngày 15 tháng 5 năm 2006. Rèn phát âm cho học sinh Tiểu học bước đầu 
đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ 
đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ 
năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành 
động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn học khác là điều kiện 
phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Nhân cách 
học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo 
dục của người thầy mà trong đó phương tiện chủ yếu là nghe, nói, đọc, viết có 
được trong quá trình học tập. Dạy đọc đặc biệt là chú trọng việc rèn phát âm 
tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, đòi hỏi người thầy phải phát âm 
chuẩn và có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh 
Tiểu học. Ngày nay với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, giáo dục cần 
đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục 
đạo đức, nhân cách, rèn kỹ năng sống cho trẻ. 
 Trường tiểu học Võ Thị Sáu có 97,5% học sinh dân tộc thiểu số. Các em 
gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập đó là: thiếu điều kiện 
học tập,quá trình học không liên tục, kiến thức nắm không vững chắc, thiếu 
động cơ học tập. Biết đọc, biết viết là mục tiêu số một ở học sinh Tiểu học. Vốn 
tiếng Việt là rất cần thiết trước khi học chữ. Không biết hoặc biết ít tiếng Việt là 
trở ngại lớn nhất cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Tập nói tiếng Việt là nhiệm 
vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. 
Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn 9832/ BGD&ĐT - 
GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 
 3 
 Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt
nhớ, nhớ lâu và phát âm đúng, đọc được bài ngay tại lớp. Học sinh hứng thú, 
thích đọc bài, hiểu được một số từ ngữ đơn giản. 
 * Hạn chế
 Tuy nhiên, vẫn có giáo viên còn hạn chế về kiến thức, về kỹ năng sư 
phạm trong việc sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, Một số 
học sinh do hay nghỉ học nên chưa tiếp thu bài học một cách liền mạch dẫn đến 
khả năng đọc chưa tốt.
 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh
 Học sinh thích đọc bài. Giáo viên biết khắc phục những khó khăn trong 
việc dạy tiếng Việt cho HSDTTS, nghiên cữu kĩ chương trình môn học.
 * Mặt yếu
 Một số em còn thụ động khi tiếp thu kiến thức, đọc còn chưa rõ ràng rụt 
rè khi được gọi đọc bài, khả năng ghi nhớ chưa cao.
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng 
GD&ĐT, sự quan tâm phối hợp của địa phương, sự chỉ đạo linh hoạt của Ban 
lãnh đạo nhà trường, sự nỗ lực của các anh chị em giáo viên và sự hợp tác của 
cha mẹ học sinh đã tạo nên nguồn động lực lớn thúc đẩy việc dạy và học ngày 
càng đi vào khuôn khổ, nề nếp đối với thầy và trò. 
 Bên cạnh đó việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở một số giáo viên 
còn hạn chế, bởi:
 Một vài đồng chí giáo viên tuổi cao, một số giáo viên là người dân tộc 
thiểu số khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế.
 Một số giáo viên chưa biết vận dụng các nguyên tắc dạy học môn Tiếng 
Việt trong thực hành giảng dạy. 
 Việc chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy chưa cụ thể, vận dụng phương 
pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đảm bảo quy trình và đặc trưng bộ môn.
 Việc hướng dẫn học sinh sửa sai chưa kịp thời, chưa tỉ mỉ, chưa quan tâm 
đến việc học tập và sử dụng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong 
cộng đồng. 
 Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình dạy của thầy và học của trò 
chưa hiệu quả.
 Một số giáo viên chưa đầu tư về chuyên môn.
 Một số giáo viên chưa coi trọng việc đọc mẫu nên phát âm (đọc mẫu) 
chưa đúng với chuẩn. Một số giáo viên còn phát âm theo ngôn ngữ địa phương 
các vùng miền của mình nên rất khó khăn khi rèn đọc tiếng Việt cho học sinh.
 5 
 Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt
tiếng Việt bởi lẽ vốn tiếng Việt của bố mẹ, anh, chị và những người sống xung 
quanh các em còn hạn chế. Chính vì vậy các em không được tiếp cận vốn tiếng 
Việt do người thân mang lại cho nên việc dạy học tiếng Việt đối với học sinh 
lớp 1 càng khó khăn đối với các thầy, cô giáo, những người tâm huyết với nghề 
dạy trẻ nhất là những người đang trực tiếp tham gia giảng dạy trong vùng dân 
tộc thiểu số. Bên cạnh đó một số gia đình còn cho con em nghỉ học đi nương đi 
rẫy trong dịp mùa màng. Một số em ít được cha mẹ quan tâm nhắc nhở các em 
đi học, còn đổ lỗi và đẩy trách nhiệm cho giáo viên. Việc đi học không đều cũng 
ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Lớp học có nhiều đối tượng khác nhau, 
việc phân chia kiến thức trong một tiết học còn nhiều khó khăn và hạn chế.
 Đặc biệt ở lớp tôi dạy với 100% là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh 
gia đình nhiều em gặp không ít khó khăn do đó các em đi học còn thiếu thốn 
nhiều thứ cụ thể có em chưa có bộ quần áo đồng phục, có em đến lớp quên bút, 
quên chì, quên bảng con. Thậm chí có em còn không có cặp đựng sách mà chỉ 
đựng sách vở bằng chiếc túi ni lông nên việc mất đồ dùng học tập xảy ra thường 
xuyên, Do ảnh hưởng của tiếng mẹ nên đa số các em tiếp thu bài chưa tốt, khả 
năng ghi nhớ chậm. Do đó việc dạy học tiếng Việt cho các em lại càng khó hơn. 
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cấp bách 
nhằm giúp các em phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Giúp học sinh củng 
cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm 
chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Từ đó nâng cao 
chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, biết sử 
dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em hòa nhập với 
cộng đồng. Đó cũng là giúp các em có kĩ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống 
hằng ngày.
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
 Biện pháp thứ nhất. Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy phù hợp 
với từng đối tượng học sinh
 * Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng 
 Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, 
CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội 
dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 
5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chính nội 
dung dạy học, thông tư 30/ TT – BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 hướng 
dẫn đánh giá xếp loại học sinh. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động 
cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp được một tuần, tôi tiến 
hành kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyện 
môn và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng 
như sau:
 7 
 Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt
tổ chức xen lẫn các trò chơi học tập nhằm khắc sâu kiến thức. Như vậy em nào 
cũng được hoạt động, không có em nào ngồi chơi.
 Thực hiện theo tài liệu hướng dẫn tăng thời lượng dạy môn Tiếng Việt lớp 
1 cho học sinh dân thiểu số. Mỗi bài Học vần dạy tăng từ 2 tiết thành 3 tiết, mỗi 
bài Tập đọc dạy tăng từ 2 tiết thành 3 tiết. Với thời lượng như vậy nên trong mỗi 
tiết dạy, tôi có thời gian giúp các em luyện tập nhiều hơn. Vì thế, trong mỗi tiết 
dạy, tôi theo dõi phát hiện ngay những chỗ các em yếu kém để luyện tập ngay. 
Tôi đưa ra các câu hỏi ngắn gọn phù hợp đảm bảo tất cả học sinh hiểu và làm 
theo được. Nếu học sinh chưa biết đọc âm vần thì tôi chưa chuyển sang dạy đọc 
từ ngữ ứng dụng, đọc câu ứng dụng hoặc luyện nói. Trong quá trình dạy, tôi 
luôn luôn theo dõi khen ngợi và có biện pháp hỗ trợ các em ngay. Có như vậy 
các em mới nhận thấy mình đã làm được việc gì và việc gì chua làm được từ đó 
các em cố gắng hơn. 
 Ví dụ: dạy bài 58 vần /inh/, /ênh/ trang 118 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 
Tập 1, sau khi đã cho các em nhận biết vần /inh/, tôi yêu cầu tất cả các em trong 
lớp đều đọc vần /inh/, theo dõi phát hiện những em chưa đọc được, lúc này tôi 
tiếp tục cho các em phân tích lại vần, tiếng rồi cho các em đọc đi đọc lại nhiều 
lần đến khi các em đã đọc đúng thì mới chuyển sang dạy vần /ênh/, từ ngữ ứng 
dụng, Trước khi vào học tiết học sau phải kiểm tra các em học sinh khó khăn 
hoặc kiểm tra xen lẫn trong tiết học. 
 Khi dạy phần luyện tập tổng hợp, đây là kết quả của việc dạy phần âm và 
vần. Nếu các em phát âm và đọc đúng các phụ âm, nguyên âm và vần thì phần 
luyện tập tổng hợp sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không phải em nào cũng đọc và phát 
âm tốt. Vì vậy, tôi lựa chọn phương pháp hình thức dạy học sao cho tất cả các 
em đều đọc được. 
 Ví dụ dạy bài Trường em: Việc đầu tiên tôi đọc mẫu thật chuẩn, sau đó 
hướng dẫn đọc tiếng, từ khó. Trường hợp em nào chưa đọc được, tôi lại dùng 
phương pháp phân tích tổng hợp để các em nhớ lại phụ âm, nguyên âm, vần từ 
đó ghép thành tiếng và đọc. Khi đã đọc đứng các tiếng từ khó, tôi tiếp tục hướng 
dẫn xác định câu rồi tổ chức luyện đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc đồng thanh. Em 
khó khăn đọc theo em năng khiếu, dần dần đọc đúng và tốt hơn.
 * Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
 Như chúng ta biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Một nói riêng 
và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng còn hạn 
chế, các em hay bắt chước và làm theo. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa 
trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng 
dạy học giúp tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, 
rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động 
của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú 
cho học sinh học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết 
học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả 
 9 
 Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop.doc