Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn học vần
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn học vần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn học vần
Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt môn học vần Mỗi GV cần phải có những biện pháp thích hợp giúp học sinh học tốt môn Học vần. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Dạy Tiếng Việt cho học sinh có hiệu quả vấn đề có tính chất quyết định là phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể: “Quá trình dạy học”. Quá trình dạy học là quá trình nhận thức của học sinh được tiến hành dưới tác động chủ đạo của thầy. Như vậy PPDH với tư cách là tổng hợp những cách thức tổ chức các hoạt động của thầy và trò, phải góp phần tích cực của mình - nhiều khi góp phần quyết định - vào việc thực hiện quá trình nhận thức của học sinh. Đặc điểm PPDH Tiểu học là phụ thuộc vào nội dung dạy học Tiểu học, phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Các PPDH phải đan xen nhau , bởi sự tập trung chú ý của trẻ kém, kéo dài không được lâu. Nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này thiên về cảm tính, thấy sao nói vậy, hay bắt chước hoặc nói theo; phần lớn các em chưa biết tư duy. Để giúp trẻ tư duy, chúng ta phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng thì vai trò của phương pháp trực quan trong nhà trường Tiểu học cực kỳ quan trọng. Tóm lại, PPDH Tiểu học có mối liên quan mật thiết đến mục đích, nội dung dạy học cũng như đặc điểm lứa tuổi của trẻ và hơn hết phụ thuộc vào chính người thầy Tiểu học. Một số PPDH ở Tiểu học được sử dụng phổ biến ở lớp một có tính lặp lại nhiều IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: -Qua tìm hiểu thực tế ở các lớp một trong cùng địa bàn, tôi nhận thấy các em học yếu các môn đều thường bắt đầu từ việc yếu đọc, viết, nghe, nói. Các em học chưa tốt môn Tiếng Việt thì chắc rằng khả năng diễn đạt khi nói, viết đều khó khăn. Mà muốn học tốt môn Tiếng Việt phải bắt đầu từ lúc học âm (7 tuần đầu tiên của năm học), vần (17 tuần từ tuần 8 đến tuần 24) và được ôn luyện trong suốt thời gian học Tập đọc (Từ tuần 25 trở đi); -Học yếu Tiếng Việt thường biểu hiện ở việc đọc sai, đọc chậm; viết sai phụ âm đầu, vần; viết sai cở chữ; đọc, viết không đảm bảo tốc độ. -Thực tế ở lớp tôi dạy, đầu năm chất lượng môn Tiếng Việt đọc, viết như sau: Phân môn Giỏi (Tỉ lệ) Khá (Tỉ lệ) TB (Tỉ lệ) Yếu (Tỉ lệ) Đọc 8 (24.3 %) 5 (15.1%) 10 (30.3%) 10 (30.3%) Viết 6 (18.2 %) 4 (12.1%) 11 (33.3 %) 12 (36.4 %) *Vậy để nâng cao chất lượng học tập của lớp và nhằm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt Một mỗi GV phải biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, lựa chọn những phương pháp đặc trưng cho từng tiết học sao cho hợp lí nhất, khơi dậy được tinh thần học hỏi, tính đồng đội của lớp. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Học tốt môn Học vần lớp Một, trước hết phải đọc, viết đúng các âm và chữ ghi lưỡi, răng của GV khi dạy các em phát âm. *Vídụ: khi dạy các em phát âm vần oa, GV cần cho các em quan sát tranh vẽ hoặc vật thật “cái loa” để nhận diện vần oa, so sánh với cách đọc âm a trong tiếng “la” (la hét). Từ quan sát tranh, HS nghe GV phát âm kết hợp với nhìn động tác từ miệng của GV để nhận ra cách đọc và làm theo mẫu. Nhất là khi phát âm những âm có liên quan nhiều tới môi, đầu lưỡi, răng. Chẳng hạn như các âm b, đ, g, l, m, n, p, r, s, t, v, x, tr, ch, kh,... Đối với những âm học sinh khó nhớ, qua việc phát âm mẫu, GV cần chú trọng tới việc so sánh các âm đó với âm khác có cách đọc giống nhau. *Vídụ: s - x ; tr - ch ; p - ph Ngoài ra, với những âm không thể dùng phương pháp khẩu hình - so sánh, GV có thể mô tả bằng hình vẽ hoặc bằng động tác cho dễ phân biệt. Chẳng hạn như khi dạy cho HS đọc âm “sờ”, GV có thể làm động tác lấy tay sờ vào một đồ vật nào đó để giúp các em nhận diện đúng, phát âm đúng và phân biệt với “x” khi ghép tiếng. Việc hướng dẫn HS phát âm được tiến hành ở trong giờ dạy âm, vần cũng như khi dạy đọc, GV cần biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp một cách hợp lí bởi không nên sử dụng riêng lẻ một phương pháp nào mà cần phải biết kết hợp và sử dụng liên hoàn nhiều phương pháp sao cho hiệu quả nhất. Nhất thiết các em phải được nhìn, nghe, làm theo mẫu; luyện tập nhiều lần qua các hình thức: cá nhân, nhóm, lớp và tích hợp trong các môn học khác mới hình thành kĩ năng để vận dụng trong giao tiếp được. Song song với việc giúp HS phát âm đúng để viết đúng thì chúng ta cần phải +Sử dụng thực tế gia đình, bạn bè: như các từ liên quan đến những người thân. *Vídụ: Ông, bà, cha, mẹ, bác thợ điện, chú bộ đội, người bạn tốt,. +Có thể dùng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. *Vídụ: Những từ chỉ hoạt động của con người: cười, khóc,nói, đi, đứng, chạy nhảy; chỉ tính chất: dài, ngắn, to, nhỏ, cao, thấp, vui, buồn. +GV có thể sử dụng các chuyện có thật, các hiện tượng, thực tế phổ biến để cung cấp nghĩa của từ cho HS. Việc giúp HS hiểu nghĩa của từ còn được tiến hành bằng cách khai thác tranh ảnh trên mạng, áp dụng khi thực hiện bài dạy bằng giáo án điện tử. Ngoài cách giúp học sinh HS hiểu nghĩa từ để nắm chắc âm, vần, tiếng - GV cần phải thường xuyên cho HS luyện viết. 3. Thực hành luyện viết: Trong phần cơ sở lí luận chúng ta đã biết phương pháp luyện tập là rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Thật vậy, trong dạy Học vần đối với học sinh lớp 1, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải thể hiện thành kĩ năng, kĩ xảo.Muốn vậy, cần phải thường xuyên luyện tập thực hành cho học sinh. Việc luyện tập ở đây có nghĩa là luyện đọc và luyện viết. Khi một học sinh đọc thông, viết thạo có nghĩa là em đó đã hiểu được vấn đề cần nắm. Để cho học sinh học tốt môn Học vần, GV phải thường xuyên luyện viết cho học sinh, bởi khi các em viết đúng vần, tiếng , từ do GV đọc có nghĩa là các em đã nắm chắc được các âm, vần trong phạm vi đã học. 4. Phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học: Chúng ta đã biết thông qua chơi giúp HS học và học cũng thoải mái như chơi. Vì vậy mỗi GV cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi, tuân thủ các nguyên tắc và thay đổi các hình thức tổ chức cho HS chơi. 4.1Mục đích: -Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể; -Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh cho HS; giúp các em mạnh dạn khi thể hiện mình trước tập thể; -Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học của HS trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động và hiệu quả hơn. 4.2Nguyên tắc: Tổ chức trò chơi phải phù hợp với thời điểm của từng tiết dạy; Nội dung chơi phải đảm bảo về mặt kiến thức, kĩ năng theo chuẩn quy định, các yêu cầu về kiến thức phải có tính hệ thống; Trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức, không quá khó sẽ không thu hút được sự ham thích của HS cả lớp, dễ quá cũng làm giảm độ hấp dẫn; Trò chơi phát huy được tinh thần tập thể, kích thích được tính thi đua học tập, tình cảm gắn bó giữa thầy trò, bạn bè; +Hình thức chơi theo nhóm 4 - 5 HS hoặc theo tổ học tập. Thường được tiến hành khi dạy Học vần (Cuối tiết 1 hoặc tiết 2) *Vídụ: Bài 44: on-an Học sinh tìm được tiếng, từ có vần vừa học như: lon ton, cái nón, son môi, thợ hàn, cây đàn, bàn tay... b) Trò chơi “rung chuông vàng” +Mục tiêu: Giúp cho hoc sinh củng cố kiến thức đồng thời rèn luyện cho học sinh tính nhanh nhẹn. GV chuẩn bị các câu hỏi : Hỏi về đồ vật, hỏi về con vật, cây cối, hiện tượng có tiếng mang vần vừa học; HS chuẩn bị phấn viết, bảng con, giẻ lau. +Cách chơi: GV nêu câu hỏi - HS viết kết quả vào bảng con rồi đưa lên theo hiệu lệnh của GV. Em nào viết sai bị loại, viết đúng được chơi tiếp. Cuối cùng tìm ra em giỏi nhất được tuyên dương. +Hình thức: Thi cả lớp - dùng bảng con. Thường được tiến hành khi củng cố bài hoặc học hết một chương. *Vídụ: Bài 30: ua-ưa -GV cho HS giải một số câu đố sau, các em sẽ có một số từ mang vần ưa, ua.Gạch dưới từ trong lời giải mang vần ưa, ua Qủa gì mọc tít trên cao Mà sao đầy nước, ngọt ngào bên trong? (là trái hay quả gì?) tiếng thích hợp để ghép thành cụm từ có nghĩa, hoàn thành bài tập đem đính lên bảng lớp để GV tổ chức lớp kiểm tra, bổ sung, đánh giá. Đánh giá theo điểm: nối được một cụm từ có nghĩa đúng, GV ghi 10 điểm, đọc đúng mỗi cụm từ được ghi thêm 10 điểm nữa. +Hình thức chơi theo dãy học tập. *Thường tiến hành khi dạy Học vần tiết 2. *Ví dụ: Bài 64: im-um -GV cho các từ sau: chim, cá, tôm, hùm, bồ câu, kìm -HS nối được kết quả như sau: tôm kìm e) Trò chơi “Nét chữ nết người” +Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng các chữ ghi âm, vần, tiếng đã học. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, cẩn thận và kiên nhẫn trong học tập. GV cho HS chuẩn bị mỗi em một quyển vở luyện viết theo mẫu. +Cách chơi: Trong cùng thời gian nhất định, khi có lệnh của GV các em thi đua viết theo mẫu; yêu cầu viết đúng, thẳng dòng, đẹp. Em nào có bài viết đủ nội dung Nói chung, đến nay hầu hết học sinh trong lớp đều đọc thông, viết thạo, khắc phục được tốc độ đọc quá chậm. Bên cạnh đó vẫn còn một vài em đọc còn chậm, dự kiến tiếp tục rèn luyện đến cuối năm học này, 100% HS lớp tôi đều đạt được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản môn Tiếng Việt theo quy định của Bộ GD&ĐT. VII. KẾT LUẬN: Từ thực tiễn phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường những năm qua và nhất là năm học 2009 - 2010 này, tôi nhận thấy việc lựa chọn phương pháp dạy học, việc thay đổi các hình thức dạy học, việc vận dụng các đồ dùng trực quan sinh động trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho HS rất cần thiết và hết sức quan trọng mà mỗi GV cần phải nghiên cứu. + Các phương pháp phải được áp dụng một cách đồng bộ, thường xuyên và linh hoạt. Không có phương pháp nào là ngu dốt và chẳng có phương pháp nào là tối ưu cả mà tối ưu hay không là phụ thuộc chủ yếu vào cách sử dụng của GV vào điều kiện cụ thể của đối tượng HS lớp mình, tùy nội dung từng bài mà quyết định áp dụng một hay một số phương pháp thích hợp. GV cần lưu ý làm mới cách tổ chức các hoạt động học để luôn hấp dẫn các em. + Giáo viên phải tận tụy, nhiệt tình, theo dõi sát sao từng HS, qua đó phát hiện những yếu kém của từng em, tìm nguyên nhân, hướng khắc phục cho từng nhóm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời; đôi trường hợp phải sử dụng phương châm “mưa lâu thấm đất” mới có hiệu quả, không nôn nóng, không vội vả để rồi quở trách HS. + Phải có sự hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ từ phía phụ huynh HS để việc áp dụng các biện pháp được thuận lợi, có hiệu quả. VIII. ĐỀ NGHỊ: -Với tổ chuyên môn cùng thử nghiệm để thẩm định kết quả đồng thời cùng nhau rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện đại trà trong tổ và vận dụng một số biện pháp vào môn học khác góp phần thực hiện tốt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học; -Nhà trường cần quan tâm hơn đến việc bổ sung hoặc thay đổi một số thiết bị dạy học đã quá cũ như Bộ thực hành Tiếng Việt lớp một dành cho HS; -Với ngành nên quan tâm đến việc tổ chức giao lưu chuyên môn có nội dung dành cho GV dạy lớp một. X. MỤC LỤC: - 23 - 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường : .................................... thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT .................................................... Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT......................... ..........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn học vần.pdf