Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiếu số
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiếu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiếu số
Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu I. PHẦN MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Thực hiện lời dạy đó của Người, thế hệ trẻ đã và đang ra sức học tập, phấn đấu để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và từng bước sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Quá trình học tập, phấn đấu của thế hệ trẻ là một quá trình phát triển lâu dài. Để sau này trở thành những chủ nhân góp phần dựng xây đất nước thì mỗi cá nhân phải có sự rèn luyện và nỗ lực ngay từ đầu. Sự phát triển của mỗi cá nhân có sự đóng góp quan trọng của người thầy, người cô, đặc biệt là lúc bắt đầu bước vào tuổi đi học. Trong xu thế phát triển của đất nước hiện nay, từ những thay đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, đòi hỏi giáo dục phải nâng cao chất lượng giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, mỗi giáo viên phải không ngừng học tập và trao dồi kiến thức nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để truyền thụ cho học sinh. Ở trường tiểu học môn Tiếng Việt có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Kỹ năng đọc là một trong số công cụ sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Có đọc đúng thì mới viết đúng, mới hiểu được nội dung mình vừa đọc. Chính vì thế kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Cùng với kỹ năng viết, kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo,...,từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - các em bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt, sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt từ đó cảm nhận sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong môn học. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 1 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng, môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp một là đem lại cho các em kỹ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên . Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành. Học sinh lớp Một hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, thích khám phá, hay bắt chước. Vì vậy sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy, cô giáo trong nhà trường. Nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt, để đạt các yêu cầu so với chuẩn kiến thức kĩ năng theo quyết định số 16/2006/ QĐ- BGD& ĐT ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2006. Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một góp phần giúp các em hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó phương tiện chủ yếu là nghe, nói, đọc, viết có được trong quá trình học tập. Dạy đọc đặc biệt là chú trọng việc rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, đòi hỏi người thầy phải phát âm chuẩn và có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. Ngày nay với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, giáo dục cần đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn kỹ năng sống cho trẻ. Trường tiểu học Võ Thị Sáu có 97,5% học sinh dân tộc thiểu số. Các em gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập đó là: thiếu điều kiện học tập, quá trình học không liên tục, kiến thức nắm không vững chắc, thiếu động cơ học tập. Biết đọc, biết viết là mục tiêu số một ở học sinh Tiểu học. Vốn tiếng Việt là rất cần thiết trước khi học chữ. Không biết hoặc biết ít tiếng Việt là trở ngại lớn nhất cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 9 tháng 8 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1) cho học sinh dân tộc thiểu số ". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các vùng miền, năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến rộng rãi. Đó là: Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (Vụ GD Mầm non). Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình song ngữ Ê- đê - Việt (Vụ GD Dân tộc). Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). Dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học- Dự GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 3 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học 2016 – 2017, học sinh dân tộc thiểu số không được cấp phát đầy đủ sách vở nên một số em đi học còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Trong lớp có 85% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ học sinh con hộ nghèo 45%. Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em khó khăn về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến. Một số em chưa biết cách cầm bút, chưa nhớ các chữ cái, không có khả năng ghi nhớ. Một số em chưa có ý thức trong học tập và không muốn đi học. Do đặc trưng người dân tộc Ê- đê các em chủ yếu phát âm sai ở dấu thanh, một số phụ âm đầu như p / ph ; r/d và vần như êch/ êt; eo/oe, Đa số các em con nhà nông nên chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức đến việc học tập, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà. Trong quá trình truyền thụ kiến thức một số học sinh hay nghỉ học, tiếp thu bài chậm cộng với số học sinh lưu ban của năm học trước, số học sinh ham chơi không học bài làm cho giáo viên lớp một vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự quan tâm phối hợp của địa phương, sự chỉ đạo linh hoạt của Ban lãnh đạo nhà trường, sự nỗ lực của các anh chị em giáo viên và sự hợp tác của cha mẹ học sinh đã tạo nên nguồn động lực lớn thúc đẩy việc dạy và học ngày càng đi vào khuôn khổ, nề nếp đối với thầy và trò. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở một số giáo viên còn hạn chế, bởi: Một vài đồng chí giáo viên tuổi cao, một số giáo viên là người dân tộc thiểu số khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế. Một vài giáo viên chưa biết vận dụng các nguyên tắc dạy học môn Tiếng Việt trong thực hành giảng dạy. Việc chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy chưa cụ thể, vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đảm bảo quy trình và đặc trưng bộ môn. Việc hướng dẫn học sinh sửa sai chưa kịp thời, chưa tỉ mỉ, chưa quan tâm đến việc học tập và sử dụng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong cộng đồng. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình dạy của thầy và học của trò chưa hiệu quả. Một số giáo viên chưa đầu tư về chuyên môn. GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 5 Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho HS lớp 1 DTTS ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu đúng nhằm nâng cao hiệu quả học môn tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số. Việc học tiếng Việt với học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là học sinh lớp 1 chủ yếu học qua các hoạt động ở trường. Ở nhà, các em ít được giao tiếp bằng tiếng Việt bởi lẽ vốn tiếng Việt của bố mẹ, anh, chị và những người sống xung quanh các em còn hạn chế. Chính vì vậy các em không được tiếp cận vốn tiếng Việt do người thân mang lại cho nên việc dạy học tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 càng khó khăn đối với các thầy, cô giáo, những người tâm huyết với nghề dạy trẻ nhất là những người đang trực tiếp tham gia giảng dạy trong vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó một số gia đình còn cho con em nghỉ học đi nương đi rẫy trong dịp mùa màng. Một số em ít được cha mẹ quan tâm nhắc nhở các em đi học, còn đổ lỗi và đẩy trách nhiệm cho giáo viên. Việc đi học không đều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Lớp học có nhiều đối tượng khác nhau, việc phân chia kiến thức trong một tiết học còn nhiều khó khăn và hạn chế. Đặc biệt ở lớp tôi dạy với 85% là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình nhiều em gặp không ít khó khăn do đó các em đi học còn thiếu thốn nhiều thứ cụ thể có em chưa có sách vở, có em chưa có bộ quần áo đồng phục, có em đến lớp quên bút, quên chì, quên bảng con. Thậm chí có em còn không có cặp đựng sách mà chỉ đựng sách vở bằng chiếc túi ni lông nên việc mất đồ dùng học tập xảy ra thường xuyên, Do ảnh hưởng của tiếng mẹ nên đa số các em tiếp thu bài chưa tốt, khả năng ghi nhớ chậm. Do đó việc dạy học tiếng Việt cho các em lại càng khó hơn. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Việc rèn kĩ năng đọc đúng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cấp bách nhằm giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Thông qua đó phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Giúp học sinh hiểu nội dung kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, biết sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em hòa nhập với cộng đồng. Đó cũng là giúp các em có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống tốt trong cuộc sống hằng ngày. b. Nôi dung và cách thức thực hiện giải pháp Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc đúng tôi đã áp dụng những biện pháp sau: Giải pháp thứ nhất. Nắm bắt thực trạng của lớp Mặc dù đã được nhận bàn giao học sinh mẫu giáo 5 tuổi ở cuối năm học trước, xong khi được phân công chủ nhiệm lớp, tôi tiến hành tìm hiểu để biết rõ GV: Trần Thị Minh Năm học 2016 - 2017 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_du.doc