Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1

doc 19 trang sklop1 05/02/2024 2430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1
 Đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Như chúng ta đã biết, môn tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hết 
sức quan trọng trong việc hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh 
trong suốt quá trình các em ngồi trên ghế nhà trường, cũng như cuộc sống sau 
này - năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương 
ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. 
 Trong đó đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình 
Tiếng Việt bậc Tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học 
sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.
 Trong khi đó ở Trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành 
công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. 
Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ 
năng phát âm. Các em chưa nắm chắc được kỹ năng phát âm sẽ lĩnh hội tri thức, 
tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc một cách 
khó khăn. Giáo viên tiểu học vẫn còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập 
đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi cho học sinh khi phát âm, 
làm thế nào để các em phát âm chuẩn, để từ đó giúp các em đọc hay hơn diễn 
cảm hơn, làm tiền đề để các em hiểu văn bản được đọc, để cho những gì đọc 
được tác động chính vào cuộc sống của các em. 
 Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc. Vì vậy, tôi 
đã chọn đề tài: "Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh 
lớp 1".
 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Qua đó thấy được những 
tồn tại trong giảng dạy, phân môn tập đọc về việc rèn luyện đọc chuẩn cho học 
sinh. 
 - Nâng cao chất lượng, kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh. 
 - Đưa ra một số phương pháp giúp học sinh phát âm đúng; đọc lưu loát 
trôi chảy, đọc diễn cảm .
Người thực hiện : Mai Thị Thoả 1 Đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn 
diện .
 Trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ 
giúp người ta sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi. Đọc 
để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 
 Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản 
đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải 
đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và 
động cơ học tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại 
văn minh. 
 Chính vì vậy, Trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một 
cách có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn 
tiếng việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát 
triển năng lực đọc cho học sinh. 
 Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả 
năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy 
đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ 
đầy đủ và phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các 
em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic 
cũng như biết tư duy có hình ảnh... Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo 
đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh .
 Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm 
đúng cho học sinh tiểu học. Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết 
vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc 
Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, chúng ta cần luyện 
cho học sinh phát âm chuẩn, đọc đúng đọc hay
 Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh viết đúng 
chính tả sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học 
các môn học khác.
Người thực hiện : Mai Thị Thoả 3 Đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn 
cho học sinh phát âm chuẩn, bởi trong chương trình học có phân môn học đánh 
vần, Tập đọc.
3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH :
 3.1 Đối với giáo viên: 
 Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện kỹ năng đọc phải có 
sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội 
dung lựa chọn. Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm. Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn 
phát âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát âm 
tự nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lạc.
 Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa 
lỗi phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác.
 Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, 
đặc biệt là động viên tinh thần thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứng 
thú rèn phát âm đúng... Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng 
ứng đối nhanh nhạy, thông minh của giáo viên và chọn phương pháp sửa phát 
âm sai cho học sinh sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học 
sinh tiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kỹ 
năng nói sao cho chuẩn.
 Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng đọc chuẩn cho học sinh là các em 
phải đọc trơn, đọc thành thạo, đọc đúng rõ ràng, rành mạch, diễn cảm. Học sinh 
luôn có ý thức đọc đúng đọc hay.
 Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh phát 
âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai rèn đúng cho thích hợp.
 Trước hết người giáo viên cần đọc đúng đọc diễn cảm. Tiếp đó, cần bồi 
dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm 
càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của 
người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Đồng thời, 
chúng ta cần nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện 
theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tuỳ 
Người thực hiện : Mai Thị Thoả 5 Đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
 3.1.2 Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: 
 Giáo viên mô tả cấu âm của một âm nào đó rồi hướng dẫn học sinh phát 
âm theo. 
 Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Tôi đã tiến 
hành sửa từng âm:
 - Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ, ( p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về 
mặt cấu âm. môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô 
thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, tôi đã hướng dẫn học 
sinh tự đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm 
/b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy 
luồng hơi phát ra.
 Giáo viên đang kèm cho học sinh yếu đọc ( Nguyễn Thanh Nhàn)
 Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. 
Cho trẻ làm lại như trên nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ", pí pa -pí 
pô''....
Người thực hiện : Mai Thị Thoả 7 Đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã làm công việc tạo mẫu luyện cho 
trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng có thanh hỏi ngã cần 
qua các bước sau đây: 
 + Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. 
 Ví dụ: xoáy ≠ soáy.
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc tiếng khó trong bài 92 : Oai- Oay
 + Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. 
 Ví dụ: 
 hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) 
 ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở).
 Ví dụ: th ≠ kh
Người thực hiện : Mai Thị Thoả 9 Đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
 3.1 Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: 
 Chẳng hạn, âm vực của thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) 
nên tập hát thanh sắc (hoặc thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi. 
 Ví dụ: cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cach tập cho các em câu hát 
''Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng''.
 Khi giáo viên đã nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm 
đúng, chuẩn, rõ ràng, đọc diễn cảm rồi. Để việc phát âm chuẩn đem lại kết quả 
cao thì đối với người học cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định .
 3.2 Đối với trò:
 Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học 
tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc 
bạn bè. Hằng ngày, dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý 
thức luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm 
đọc các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh trong sáng, báo Măng non, báo 
Nhi Đồng ...
 3.3 Cách dạy thực hành: 
 Đầu năm học 2012- 2013 tôi được nhận chủ nhiệm lớp 1/4 có sĩ số gần 24 
học sinh. Qua một thời gian ngắn giảng dạy có nhiều em phát âm chưa chuẩn 
đọc ngọng, phát âm lẫn lộn giữa các âm, vần và thanh, đọc chưa lưu loát. 
 Với thực trạng học sinh như vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách 
tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn 
Tập đọc nói riêng. Đặc biệt là phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh. 
Nắm chắc mục tiêu của từng bài dạy và nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, nắm 
bắt được đặc điểm phát âm của từng học sinh. Để từ đó, xác định phương pháp, 
biện pháp dạy học thích hợp đồng thời lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể 
và thực hiện dạy ở lớp.
 Để chữa lỗi phát âm cho những học sinh trên, tôi đã dùng phương pháp 
luyện theo mẫu phân tích cấu âm và luyện phát âm đúng qua âm trung gian 
trong các giờ hoc âm, vần.
Người thực hiện : Mai Thị Thoả 11 Đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.
 2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, bên cạnh những mặt thành công đã 
đạt được thì còn có những hạn chế, đó là mới chỉ tìm ra được một số biện pháp 
sửa những lỗi phát âm tiêu biểu mà học sinh hay mắc phải, chưa đưa ra hết các 
lỗi mà học sinh còn đọc chưa chuẩn và biện pháp khắc phục các lỗi phát âm đó 
như thế nào?
 Do điều kiện về vật chất, con người còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện 
đầy đủ, toàn diện chưa thực hiện được.
 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số bài 
học kinh nghiệm sau:
 Để dạy phân môn Tập đọc có hiệu quả cao cụ thể là việc "Rèn luyện kỹ 
năng đọc cho học sinh lớp 1'', đạt kết quả tốt, theo tôi mỗi giáo viên cần đảm 
bảo các yêu cầu sau đây:
 3.1 Về kĩ năng của giáo viên:
 - Biết làm mẫu bởi ta đã thống nhất với nhau rằng giáo viên không được 
quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn 
học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải đọc tốt.
 - Phải biết cách quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc 
nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng 
mẫu đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và 
bài đọc mẫu của thầy.
 - Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc mẫu. 
Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách 
khách quan. Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một cái máy ghi 
âm; ghi và phát lại lời đọc của học sinh với một thái độ chân thành; một mong 
mỏi tha thiết "cô muốn giúp các em đọc được đúng, đọc hay hơn''.
 - Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu. Nghĩa là có sự 
hài hòa giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng 
biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên.
Người thực hiện : Mai Thị Thoả 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang.doc