Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt Lớp 1
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1/ Lý do chọn sáng kiến: Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước rất cần những người công dân có kiến thức trong xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hôi, mỗi chúng ta những người làm công tác giáo dục đều phải suy nghĩ là làm sao để nâng cao được chất lượng dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục của thời đại. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để. Một điểm khác với phương pháp dạy trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1CGD, Giáo viên không phải cầm tay học sinh tập viết, mà mỗi học sinh tự tư duy bài giảng. Quy trình dạy của giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả. Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt. Qua thời gian nghỉ hè học sinh không quên chữ. Học sinh có thể nắm chắc luật chính tả và kĩ năng nghe để viết chính tả tốt. Từ những lí do trên nên tôi mạnh dạn viết sáng kiến về “Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- CGD ”. * Điểm mới của sáng kiến này là: Dạy học chương trình tiếng việt GDCN là chương trình hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục. Chương trình này góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người dạy. Việc tổ chức dạy học không mang tính áp đặt, phát huy được tính tích cực, chủ động của các em, phát huy tối đa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng, tự nhiên. Học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm, phân tích ngữ âm đúng, có kĩ năng ghi mô hình nhanh, chính xác. Giáo viên ít làm việc, việc dạy chủ yếu dùng kí hiệu, sách thiết kế rõ ràng cụ thể. Nó như một cẩm nang dành cho đội ngũ giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lí dùng chỉ đạo trong công tác chuyên môn. Đối tượng của TV CNGD 1 chính tả là cấu trúc ngữ âm, quy trình dạy, phần vần, công đoạn dùng mẫu và lập mẫu. Học sinh nắm chắc ngữ âm, luật chính tả, phân biệt rõ đâu là nguyên âm, phụ âm. Phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập. So với chương trình trước đây chỉ yêu cầu HS thuộc bảng chữ cái và ghép vần, ghép tiếng để đọc, tập chép được bài. 1.2/ Phạm vi áp dụng sáng kiến: 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1/ Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. 1.1/ Thực trạng tình hình. a. Thuận lợi. *Đối với giáo viên: - Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường. - Bản thân tôi có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, cơ bản được dự giờ và học hỏi kinh nghiệm từ chuyên đề trường bạn, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do ngành, nhà trường và cấp trên tổ chức. Bản thân nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh, luôn tích cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy. Tác phong sư phạm chững chạc, lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, luôn gần gũi giúp đỡ học sinh. - Cơ sở vật chất thiết bị, sách thiết kế, sách giáo khoa đầy đủ, phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên. Giáo viên không phải soạn bài môn tiếng việt, tiết kiệm được thời gian để giáo viên nghiên cứu bài dạy. - Về chương trình mới dạy ứng dụng công nghệ Tiếng Việt lớp 1 rất tốt cho việc triển khai dạy học chương trình này tại đơn vị cụ thể là: Việc sử dụng ký hiệu thay lời nói của giáo viên đỡ mất thời gian. Quy trình đọc trơn, đọc phân tích tiếng rất hiệu quả. Quy trình hướng dẫn tập viết và viết chính tả rất kỹ. * Đối với học sinh: - Luôn được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo của cha mẹ. - Điều kiện cơ sở vật chất: Có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, phòng học sáng sủa, sạch sẽ thoáng mát, sách ,vở, dụng cụ học tập được cấp phát đầy đủ. - HS có độ tuổi đồng đều nhau, tập trung ở gần trường thuận tiện cho việc đi học. - Hình thức: Học mà chơi , chơi mà học từ đó các em cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia học tập. - Trong quá trình học các em phân tích bằng thao tác vỗ tay làm cho tiết học vui và sôi nổi hơn, các em thuộc bài nhanh hơn. b. Khó khăn: *Đối với giáo viên: - Là năm đầu tiên áp dụng chương trình SGK mới nên Tôi cũng gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nội dung bài dạy và việc truyền đạt kiến thức trên lớp. - Bản thân chưa thật chú trọng đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Tiếng Việt 1 - CNGD. Hoạt động dạy cho học sinh nhớ máy móc là chủ yếu. Tôi là giáo viên năm đầu tiên được phân công dạy lớp 1 nên phải nghiên cứu nhiều về môn Tiếng Việt này. Nên khi tổ chức dạy học sinh ở phân môn này còn khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao. - Thời lượng dạy học trên lớp không nhiều về nhà PHHS không biết kèm thêm để học sinh học bài ở nhà, hs chỉ học được ở trên lớp là chính. TSHS 3 TUẦN ĐẦU GHI CHÚ Kĩ năng đọc Kĩ năng viết HS chưa HT HS hoàn thành HS chưa HT HS hoàn thành 16 4 12 5 11 Đây cũng chính là một vấn đề làm tôi lo lắng, băn khoăn về việc dạy và học Tiếng Việt1-CGD. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt1-CGD có hiệu quả tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau. 2. / Các giải pháp dạy học để nâng cao phần âm môn Tiếng Việt 1 - CGD: 1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD: Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD học sinh đạt được các mục đích sau: a. Các em đọc thông, viết thạo. - Các em nắm chắc luật chính tả. - Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. b. Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp1- CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm : - Tiếng - Âm và chữ - Vần c. Nội dung chương trình chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD ( gồm 4 bài) - Bài 1: Tiếng - Bài 2: Âm - Bài 3: Vần - Bài 4: Nguyên âm đôi d. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD * Phương pháp mẫu: - Lập mẫu, sử dụng mẫu. - Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có. * Phương pháp làm việc: - Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. 2. Phần cụ thể - phần âm a.Mục tiêu phần âm - HS nắm chắc 38 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này. - Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do. - Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau. - Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi). * Giải pháp: Dựa vào thực trạng của giáo viên và học sinh để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc trưng môn TV1- CNGD được thể hiện qua 2 tiết dạy với 4 việc. Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm. 1a. T giới thiệu âm mới . 1b. Phân tích tiếng . 1c. Vẽ mô hình . Việc 2: Viết chữ ghi âm 2a. Giới thiệu chữ in thường. 2b. Giới thiệu chữ viết thường. 2c. Viết tiếng có âm mới học . 2d. Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CNGD lớp 1” . Việc 3: Đọc. 3a. Đọc chữ trên bảng lớp. 3b. Đọc sách “Tiếng Việt – CNGD lớp 1” Việc 4: Viết chính tả. 4a. Viết bảng con. 4b. Viết vở chính tả. * Giải pháp: Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên cần phải chuẩn mực, thân thiện. Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự. + Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. Học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV - HS cần diễn ra nhịp nhàng. + Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho học sinh. + Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài. + Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ở từng việc. + Quan tâm tới các em học sinh có nhận thức chậm trong lớp. + Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần ôn tập chú ý về các kỹ năng cần củng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn. + Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, không để học sinh ngoài lề lớp học. Cần dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phân hóa đối tượng học sinh, cần đạt chuẩn ở mức độ thấp nhất như: học sinh tiếp thu bài kém. Dạy học không cần viết tên bài trước, lập xong mô hình mới viết ở bảng, cần phải tuân thủ dạy theo sách thiết kế, có thể linh hoạt lồng ghép. Khen học sinh nhiều, không nên chê bai, nhắc nhở cho học sinh tiến bộ. Khi dạy không nên trở về cái cũ, mỗi ngày chỉ thay đổi một thành phần, khi giao việc giáo viên phải đứng trước lớp – học sinh làm việc giáo viên xuống lớp kiểm tra khen học sinh. Dạy lớp 1 dạy tiếng không dạy từ, không nên đưa Quan tâm khích lệ học sinh, tạo cơ hội để học sinh được chủ động tích cực thông qua giờ học và thực hành. Kiểm tra thường xuyên để uốn nắn cho học sinh: Thường xuyên kiểm tra, gần gũi các em học sinh hay mắc lỗi để động viên, khuyến khích các em, không để các em chán nản và phối hợp cùng với gia đình tìm biện pháp rèn riêng cho từng em. Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc thật chuẩn và chính xác bài đọc . Cho cả lớp đọc, đọc cá nhân để phát hiện lỗi sai chỉnh sửa kịp thời . Lồng ghép các trò chơi học tập trong các tiết học. Tổ chức cho các em hoạt động chuyển tiết bằng nhiều hình thức phong phú tránh mỏi mệt sau mỗi tiết học. Làm tốt công tác duy trì sĩ số hàng ngày, nề nếp của HS. Mỗi ngày làm ra 1 sản phẩm mới cho chính mình thì: Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui. Đi học là hạnh phúc. Yêu cầu hs học thuộc bảng chữ cái, GV viết và in bảng chữ cái có phiên âm cách đọc phát về cho PHHS dạy thêm cho con đọc và viết ở nhà: a, b (bờ), c, k, q(cờ), d, gi, r(rờ) * Kết quả đạt được: Sau 8 tuần áp dụng các PPDH trên bằng cả sự nổ lực của thầy và sự rèn luyện chăm chỉ của trò chất lượng môn Tiếng Việt nâng lên rõ rệt. TSHS 8 TUẦN ĐẦU GHI Kĩ năng đọc Kĩ năng viết CHÚ HS chưa HS hoàn HS chưa HS hoàn HT thành HT thành 16 1 15 2 14 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Với Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục dạy phần âm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì vậy ngay từ bước đầu tiên, giáo viên cung cấp cho học sinh các kỹ năng như: làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tậpVề kiến thức, các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần ( phần âm đầu và phần vần ); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ; biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học. Trước giờ lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách học sinh, giáo viên và tìm hiểu nội dung bài đọc trong chương trình lớp 1 học. Đa dạng hóa các hình thức dạy học nhằm tạo bầu không khí tập thể vui tươi, lành mạnh với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Giáo viên nắm vững chất lượng học tập của học sinh, từ đó có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Khi học xong tiết Tiếng Việt hình thành kiến thức các em phải nắm vững được các kiến thức trong bài học, giáo viên điều tra xem bao nhiêu học sinh trong lớp có thể làm được bài, từ đó có hướng luyện cho các học sinh còn hổng kiến thức. Có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: Giáo viên phát âm chuẩn, rõ ràng, thật chậm từ 2 - 3 lần, sau đó cho học sinh phát
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_phan_am_mon_tieng.docx