Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 qua môn Tiếng Việt 1

doc 27 trang sklop1 24/01/2024 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 qua môn Tiếng Việt 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 qua môn Tiếng Việt 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 qua môn Tiếng Việt 1
 1
 MỤC LỤC
Nội dung Trang
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 3
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Mục đích nghiên cứu 4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
 B. NỘI DUNG 5
I. Cơ sở lí luận 5
II. Thực trạng 5
III. Biện pháp thực hiện 6
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. 7
2. Xây dựng ban cán sự lớp- Cánh tay phải đắc lực 7
3. Giáo viên đọc mẫu 7
4. Hướng dẫn học sinh phát âm 8
5. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến” 10
6. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau 11
7. Rèn tính kiên trì cho học sinh 11
8. Rèn cho học sinh mọi lúc, mọi nơi 11
9. Sử dụng trò chơi tạo hứng thú đọc cho học sinh 12
10. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học 12
11. Luyện đọc đúng 12
 C. KẾT QUẢ
 1. Kết quả 23
 2. Kết luận
 D. TÀI LIÊUK THAM KHẢO 24
 E. MINH CHỨNG 25
 3
mà còn phải đọc đúng văn bản được đọc. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các 
em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách 
ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những băn khoăn 
này chính là lý do tôi chọn đề tài: 
 “Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 qua môn Tiếng Việt 1 ”
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi hướng tới là trên cơ sở đánh giá thực 
trạng và mức độ thành công của việc rèn đọc đúng cho học sinh lớp 1; Xác định 
nguyên nhân thành công và từ đó nâng cao chất lượng chữ viết ở lớp 1 nói riêng, ở 
trường tiểu học nói chung.
 III. NHIỆN VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu các vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài.
 - Tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1 trong lớp mình phụ trách và 
trong trường mình, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, tìm ra các biện 
pháp hữu hiệu để rèn đọc đúng cho học sinh đạt hiệu quả cao.
 - Tìm hiểu nhận thức, sự quan tâm của cha mẹ học sinh về việc luyện đọc của 
con mình
 IV.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi Trường tiểu học Tản Hồng. Học sinh lớp 1C năm học 2022-2023. 
 5
* Thực trạng về học sinh: Đầu năm hoc 2022 – 2023, tôi khảo sát và có kết quả về 
học sinh phát âm chưa đúng.
 - Vần uyên uên : 31 em
 - Dấu thanh (hỏi – nặng; ngã – sắc): 10 em; 
 - Vần có âm cuối c/t : 5 em
 - Vần có âm cuối n/ng vần : 5 em
 - Âm đầu l/n : 15 em
 - Âm đầu kh/h : 5 em
 - Âm đầu d/v : 1 em
 - Ngọng bẩm sinh : 1 em
* Nguyên nhân:
 - Các em chưa hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ về nghĩa của tiếng, của từ, của 
câu. Chưa được luyện từ nhỏ về cách thức phát âm chuẩn, còn bắt chước người 
lớn, nói ngọng theo phương ngữ. Do các em đọc chưa đúng nhưng lại không kiên 
trì luyện tập. Do không biết mình đọc sai. Do dây thanh quản phát triển chưa đầy 
đủ.
Với kết quả trên, tôi rất băn khoăn vì khi học sinh mắc nhiều lỗi phát âm như vậy 
thì làm thế nào để các em đọc, viết theo kịp các bạn trong lớp và đáp ứng được 
chất lượng chỉ đạo chung của nhà trường nên tôi đã đưa ra các biện pháp để rèn 
luyện đọc đúng như sau:
 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Sau khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh còn đọc chưa đúng, tôi đưa 
ra một số biện pháp thực hiện như sau:
Biện pháp 1:Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. 
Khi ngồi đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong 
khoảng 30-35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp, 
khi được cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay.
 Trước khi nói về việc rèn đọc đúng, cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế 
khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc 
thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai - và mặt này thường được 
nhấn mạnh - là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết; vai thứ hai là người trung 
gian để truyền thông tin đưa văn bản viết đến người nghe. Khi giữ vai thứ hai này, 
người đọc đã thực hiện việc tái văn bản. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc có 
thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu 7
Như vậy, học sinh sẽ phát âm đúng dễ dàng hơn. Người giáo viên khi đọc mẫu, 
không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với kĩ thuật hình môi 
nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Đối với học sinh yếu, nhận thức 
chậm, nói chưa rõ tiếng thì nhìn miệng cô đọc, phát âm rất quan trọng.
 Trong Tiếng Việt 1 thì quan sát khẩu hình miệng, môi, nhận biết luồng hơi 
đi ra là rất quan trọng. Từ phát âm học sinh nhận biết được nguyên âm, phụ âm; 
nhận biết được các âm tròn môi hay không tròn môi; cách thức làm tròn môi các 
âm, vần chưa tròn môi. 
 Ví dụ 1: Phân biệt dựa vào luồng hơi (nguyên âm, phụ âm)
 Nguyên âm: Luồng hơi đi ra tự do không bị cản, có thể kéo dài: a, e, ê, ...
 Phụ âm: Luồng hơi đi ra bị cản, không thể kéo dài: b, c, ch, d, đ, ....
 Ví dụ 2: Phân biệt dựa vào môi (nguyên âm tròn môi và nguyên âm không 
tròn môi)
 Nguyên âm tròn môi là các nguyên âm khi phát âm ta nhìn thấy hình môi tạo 
thành hình tròn: o, ô, u
 `Nguyên âm không tròn môi là các nguyên âm khi phát âm ta thấy hình môi 
bẹt lại, không tròn: a, ă, â, e, ê, i (y), ơ, ư
 Ví dụ 3: Phát âm phối hợp với kĩ thuật phân biệt n/l
 “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi.
 “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi và thoát ra bằng miệng.
 Khi giáo viên phát âm chuẩn, biết kết hợp với kĩ thuật môi, hướng dẫn dẫn 
học sinh biết tự quan sát, rồi tự thực hiện sẽ giúp các em phát âm đúng dễ dàng 
hơn.
 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh phát âm
 Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu đòi hỏi người 
giáo viên phải có những hiểu biết về kĩ thuật phát âm, có kinh nghiệm và kĩ năng 
hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm cần dùng lời nói mạch lạc, đơn 
giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối với những âm, vần, 
tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm (môi 
– răng – lưỡi, đường hơi dẫn, điểm thoát hơi,...)
 Ví dụ 1: Học sinh phát âm chưa đúng ở vần uyên/uên.
 Do đặc trưng vùng miền, có 95% số học sinh của lớp phát âm chưa đúng 2 
vần này. 9
 Vần có âm cuối là t: Môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra 
trên mặt lưỡi. Ví dụ; at, ăt, ât,....
 Ví dụ 5: Học sinh đọc chưa đúng ở những vần có âm cuối là n/ng, giáo viên 
hướng dẫn:
 Vần có âm cuối là n: khi phát âm âm n, vần có âm cuối là n, tiếng có âm 
cuối là n thì khi bắt đầu phát âm đầu lưỡi chạm vào hàm trên, bật hơi, luồng hơi 
thoát ra ngoài. Có thể kết hợp với động tác đưa cằm xuống rồi hất lên.
 Vần có âm cuối là ng: khi phát âm, vần, tiếng có âm cuối là ng, bắt đầu 
miệng há ra, đầu lưỡi không chạm vào hàm trên, dùng cuống lưỡi đẩy hơi đi ra nhẹ 
nhàng. 
 Hướng dẫn học sinh phát âm theo kĩ thuật và quan sát giáo viên làm để nhận 
ra âm, vần mình chưa phát âm đúng; học sinh có thể tự phát âm, tự biết điều chỉnh 
âm mình phát ra là cách tốt nhất để các em đọc đúng. Với sự hướng dẫn tỉ mỉ, gặp 
đâu sửa đó học sinh sẽ nhanh chóng đọc đúng.
Biện pháp 5 : Phong trào “Đôi bạn cùng tiến”
 Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”, bởi lẽ đó phong trào “Đôi 
bạn cùng tiến” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và khơi gợi tình đoàn kết giữa các 
em. Phong trào này đã được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả rất cao. 
Tôi đã tiến hành biện pháp như sau:
 + Chia các bạn học tốt ngồi chung với các bạn học còn chậm hay các bạn 
nhà ở gần nhau để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
 + Tôi giao nhiệm vụ cho các đôi bạn cùng thực hiện trong giờ học, giờ ra 
chơi, 15 phút đầu giờ hay ở nhà. Đó có thể là mẫu giấy nhỏ có ghi sẵn các âm vần, 
tiếng, từ vừa học.
 + Tôi sẽ kiểm tra kết quả thực hiện của các đôi bạn từng tuần. Sau đó, tôi 
đưa ra nhận xét và tuyên dương cụ thể. Đôi bạn nào cùng tiến bộ sẽ được tôi 
thưởng một món quà nhỏ. 
 Sau một thời gian ngắn thực hiện biện pháp, tôi nhận thấy các đôi bạn đọc 
tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các đôi bạn còn biết chia sẻ với nhau viên phấn, cái 
tẩy...
Biện pháp 6: Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau
 Môn Tiếng Việt 1 phương châm là “thầy thiết kế - trò thi công”. Trong quá 
trình rèn kĩ năng phát âm cho học sinh giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối 11
 Biện pháp 9: Sử dụng trò chơi tạo hứng thú đọc cho học sinh
 Trên thực tế, hiện nay, GV thường chú trọng tới việc dạy kiến thức, kĩ năng 
cho HS chứ chưa quan tâm nhiều đến việc HS có thích học hay không. Đó là một 
trong những nguyên nhân dẫn đến các tiết học Học vần rất nhàm chán, đơn điệu, 
hiệu quả không cao. Vì vậy, trong quá trình dạy Học vần tôi đã sử dụng phương 
pháp trò chơi để giúp trẻ vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ vừa 
góp phần phát triển kĩ năng đọc cho trẻ. 
 Tôi xây dựng một ngân hàng trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tổ 
chức qua phần ‘Khởi động” như: Hái quả, hạt giống kì diệu, Bay lên nào, tìm tiếng 
chứa vần, chuyền thư cho bạn, chèo thuyền, ai nhanh hơn,. 
 Khi tổ chức trò chơi cho HS trong giờ học vần cần lưu ý:
 + Lựa chọn trò chơi phù hợp, vừa sức học sinh
 + Xác định rõ mục tiêu trò chơi
 + Luật chơi rõ ràng, dễ hiểu
 + Nhiều học sinh được tham gia chơi trò chơi.
 Giải pháp 10: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học
 Cả thế giới đang không ngừng tiến bộ cùng với sự đi lên của công nghệ 
thông tin. Giáo dục không ngoại lệ. Những năm gần đây, với phát động của ngành, 
cùng với xu thế của thời đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được 
giáo viên các trường tích cực hưởng ứng.
 Bản thân tôi nhận thấy công nghệ thông tin giúp bài giảng thêm sinh động, 
cung cấp được nhiều thông tin cho học sinh, gây được hứng thú của các em, đồng 
thời giúp các em tiếp nhận tri thức hiện đại. Tôi đã chuẩn bị bộ bài giảng môn 
Tiếng Việt có nhiều tranh ảnh, trò chơi , bài hát cuối hoặc giữa tiết trong tất cả các 
tiết hình thành âm mới trong phân môn Học vần để giờ học thêm sinh động, mới 
lạ. 
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm những thông tin phù 
hợp với giảng dạỵ.
Giải pháp 11: Luyện đọc đúng
 Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, 
không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc
đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là 
không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng 
các âm thanh (đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).
 Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng 
Việt. Với học sinh ở Trường Tiểu học Tản Hồng cần rèn đọc đúng các yếu tố sau: 
 *Phần học các nét cơ bản:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop.doc