Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở Lớp 1

doc 12 trang sklop1 15/02/2024 2420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở Lớp 1
 Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở lớp 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG ĐỌC 
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TIẾP THU CHẬM Ở LỚP 1
 Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Linh
 Đơn vị công tác: Trường TH Đinh Tiên Hoàng
 Trình độ đào tạo: Đại học
 Môn đào tạo: Giáo viên Tiểu học
 Krông Ana, tháng 4 năm 2019
 Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh 1 Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn 
 Hoµng Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở lớp 1
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Ở Tiểu học, lớp Một được ví là cái móng đặt nền tảng cho cả cấp học, 
mỗi học sinh được hướng đến nền giáo dục phát triển toàn diện thì kĩ năng cơ 
bản của các em học xong lớp1 là phải biết đọc, biết viết, đặc biệt là các em học 
sinh dân tộc Thiểu số biết ngôn ngữ phổ thông để chiếm lĩnh kiến thức khi học 
dần lên.
 Hiện nay ở trường tôi vẫn có một số trường hợp học sinh DTTS tiếp thu 
chậm khi học xong lớp 1, khi lên các lớp trên qua thời gian hè các em dường 
như tái mù chữ, quên một số vần, từ khó, một số em viết tốc độ cực kì chậm và 
viết sai lỗi chính tả
 Vậy làm thế nào để học sinh dân tộc Thiểu số tiếp thu chậm ở lớp 1 có kĩ 
năng đọc được Tiếng Việt, đồng thời nắm được một số yêu cầu nội dung cần 
học ? Làm thế nào để học sinh tham gia học “ tiếng Việt ” một cách hứng thú ? 
Qua quá trình dạy học, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm “Rèn kỹ năng đọc 
cho học sinh dân tộc Thiểu số tiếp thu chậm ở lớp Một”. 
 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
 Đề tài chỉ ra sự hình thành kỹ năng đọc yêu cầu mỗi học sinh đạt được 
trong môn Tiếng Việt trong chương trình lớp1. Giúp học sinh tiếp cận với những 
kỹ năng đọc đa dạng trong hệ thống câu hỏi rèn luyện khả năng sử dụng ngôn 
ngữ Tiếng Việt trong sáng và phong phú. Giúp các em kiểm tra lại kiến thức 
vốn từ và bổ sung thêm nhiều vốn từ mới . 
 Đề tài giúp giáo viên lớp Một có thêm những kinh nghiệm dạy kĩ năng 
đọc trong môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở lớp Một.
 Các em học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm có kĩ năng đọc được môn 
Tiếng Việt thì các em sẽ giao tiếp cởi mở, tự tin mạnh dạn trình bày ý kiến 
trong học tập, ham mê đọc sách, có nhiều vốn từ phong phú khi học phân môn 
Tập làm văn, có kỹ năng sử dụng từ ngữ phong phú và phù hợp trong các tình 
huống hằng ngày.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và 
chữ viết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người 
nghe, và dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc. Kỹ 
năng đọc là kỹ năng cần trau dồi thường xuyên, lâu dài nhất để mỗi cá nhân hình 
thành và phát triển bền vững năng lực học tập.
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh 3 Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn 
Hoµng Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở lớp 1
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Đầu năm học sau một vài tuần ổn định tôi bắt đầu khảo sát tình hình học 
tập và tiếp thu kiến thức của các em để phân loại đối tượng học sinh trong lớp và 
có phương pháp dạy học thích hợp.
 Tôi và các giáo viên trong khối Một, qua nhiều năm dạy học, có rất nhiều 
trăn trở, đã áp dụng những giải pháp và biện pháp khác nhưng tôi thấy hai giải 
pháp cơ bản dưới đây được thực hiện tại trường tôi đưa lại hiệu quả cao, được 
các tổ chuyên môn và giáo viên hưởng ứng, đồng tình, đặc biệt là Ban giám hiệu 
nhà trường khen ngợi, khích lệ thực hiện.
 Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh dân tộc 
Thiểu số tiếp thu chậm. 
 Khi thực hiện bất cứ một công việc gì, thì tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến 
những tình trạng và hậu quả đó là vô cùng quan trọng. Để có những giải pháp 
thích hợp đem đến hiệu quả.
 Ví dụ: Một giáo viên muốn tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp cho 
đối tượng học sinh tiếp thu chậm ở lớp mình phụ trách, thì phải biết nguyên 
nhân vì sao một số em học sinh đó không chịu hợp tác với cô giáo trong giờ học, 
hoặc vì sao có em một chữ cái học đi học lại không thể nhớ, em khác thì trong 
giờ học chỉ nhìn ra ngoài sân
 Vì vậy để thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục đề ra, thì giải pháp tìm hiểu 
nguyên nhân dẫn đến việc học sinh dân tộc Thiểu số tiếp thu chậm là vô cùng 
cần thiết tạo tiền đề cho các giải pháp tiếp theo có thành công hay không.
 Để thực hiện giải pháp này, tôi thực hiện các biện pháp sau:
 + Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình: Tôi cùng với một số giáo viên chủ nhiệm 
trong khối 1 đi thực tế thăm gia đình của từng em thì đa số các em 100% là gia 
đình có hoàn cảnh khó khăn, em thì bố mẹ mãi kiếm sống, em thì bố mẹ bỏ nhau 
sống với họ hàng, em thì mồ côi cha hoặc mẹNên các em thiếu thốn về mọi 
mặt, sách vở, đồ dùng học tập chưa thật đầy đủ và bữa ăn sáng lúc đến trường 
bữa đói, bữa no, trong gia đình hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, nhiều phụ 
huynh mù chữ. Do trình độ dân trí thấp nên nhận thức của họ về việc đi học và 
tiếp thu học tập như thế nào của con em mình vẫn còn thơ ơ, phó mặc cho giáo 
viên. Dẫn đến nhiều em đi học chưa chuyên cần, từ thực tế trên tôi cùng một số 
giáo viên chủ nhiệm khác phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong và ngoài 
nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất cũng như tinh thần dành 
cho đối tượng những học sinh trên. Vận động gia đình thường xuyên cho các đi 
học chuyên cần, động viên các con đến trường vui vẻ và khen ngợi các con 
thường xuyên. 
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh 5 Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn 
Hoµng Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở lớp 1
 + Qua công tác tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư của học sinh, phân loại theo 
nguyên nhân để thực hiện đồng thời các biện pháp tác động khác như những em 
chăm chỉ nhưng còn rụt rè giáo viên luôn tạo không khí vui vẻ nhẹ nhàng, quan 
tâm hỏi han, dù các em tiếp thu chậm hay quên thì vẫn kiên trì nhẫn nại khích lệ 
khen ngợi những tiến bộ của bản thân các em dù nhỏ nhất, dần dần các sẽ hòa 
nhập, cởi mở và tự tin hơn.
 + Lập các tổ, nhóm học tập gồm trên lớp hay giờ ra chơi mọi lúc mọi nơi 
có các bạn năng khiếu môn học kèm cặp thêm lập thành đôi bạn cùng tiến, lựa 
chọn các bạn ở gần nhà tổ chức học tập theo nhóm vừa để kèm cặp vừa để động 
viên giúp đỡ nhau, phát huy tinh thần tương thân tương ái. Cuối tuần giáo viên 
cùng cả lớp khen ngợi kịp thời những đôi bạn đã biết chia sẻ giúp đỡ nhau trong 
học tập và cuộc sống. Một tháng một lần kết hợp Đội khen ngơi tuyên dương 
các em trước cờ.
 + Một nhóm tất cả học sinh tiếp thu chậm môn tiếng Việt của ba lớp ở 
khối 1 sẽ được gộp lại học chung một lớp trong thời gian là 10 tuần, tôi đã tự 
nguyện chủ nhiệm lớp này, với thời khóa biểu tập trung chủ yếu học hai môn 
Toán và Tiếng việt. Các thầy cô tham gia dạy lớp này dạy như dạy kèm phụ đạo.
 Nhận biết và thuộc lòng và viết ra được bảng chữ cái học theo phương 
châm học đâu chắc đó.
 Ví dụ: Khi dạy chữ a giáo viên cho học đi đọc lại nhiều lần, tìm chữ a có 
trong sách giáo khoa, truyện, trong lớp ở khắp mọi nơi, hướng dẫn viết bảng 
con, viết vở. Sau đó phải quay lại kiểm tra lại các em phải tự nhớ lại tái hiện 
được viết ra bảng con và vào vở ô li vở và tiếp tục tìm được bao nhiêu chữ a có 
trong một câu, đoạn, khổ thơ, tìm theo cặp đôi hoặc nhóm thi đua.
 Theo phương pháp dạy như trên dần dần học sinh thuộc bảng chữ cái, ở 
trong lớp cùng một đối tượng nên các em thấy tự tin, bạn cũng giống mình cùng 
nhau tiến bộ khá nhanh.
 Ghép vần, đọc thành tiếng: biến chữ thành âm thanh ngôn ngữ. Bắt đầu từ 
việc nhận diện các chữ cái, ghép vần các từ đơn giản, nhận biết các thành phần 
cấu tạo tiếng (âm, vần), biết cách đọc thành tiếng những từ dài, khó, với tốc độ 
hợp lý khi đọc thành tiếng và ngày càng nhanh khi đọc thầm.
 Ví dụ: Học những vần kết thúc bằng chữ n thì ghép các nguyên âm với 
âm cuối n ta được các vần sau: an, ân, ăn on, en, ên, un, ưn, in... Đọc phân tích 
a-
nờ- an, tương tự ang, âng, ăng ong,ông, eng, êng, ung, ưng, ingđọc đến đâu 
viết ra đến đó, học đâu nhớ đó.
 Các em biết nhận diện bảng chữ cái, vần, đến phần tiếng các em sẽ tập 
làm quen phân tích chia nhỏ ra để đọc.
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh 7 Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn 
Hoµng Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở lớp 1
 Hoc sinh dân tộc Thiếu số tiếp thu chậm chưa biết đọc của 
 Năm học khối 1.
 Đầu năm HK1 Tuần 32
2017-2018 10 6 4
2018-2019 14 10 0
 Với kết quả trên trường chúng tôi sẽ áp dụng giải pháp trên cho những 
khối lớp khác và duy trì cho khối lớp 1 trong những năm tiếp theo.
 Sau nhiều năm là giáo viên trực tiếp đứng lớp1 đồng thời quản lý tổ khối 
nơi tôi giảng dạy với những kế hoạch sự nổ lực không nhỏ của mỗi giáo viên, 
hội cha mẹ học sinh, trưởng thôn buôn... Ngày qua ngày cố gắng đem từng cái 
chữ, những nụ cười, những giọt nước mắt, nhớ những ngày các cô giáo chạy tất 
bật ngược xuôi qua các con đường đến từng nhà tìm cho được các em trong mùa 
kiểm tra học kỳ. Nhưng bù đắp lại là các em đến trường ít nhất biết cái chữ biết 
đọc, biết viết.
 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 
 I. Kết luận
 Khi mà tình hình thế giới ngày càng phát triển phức tạp về mọi mặt chính 
trị - kinh tế - xã hội thì giữ vững lập trường tư tưởng chính trị cũng như hướng 
về quê hương, đất nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người con Việt nam.
 Để thế lực thù địch không dễ lôi kéo, kích động, thì người dân phải có sự 
hiểu biết và nền dân trí đồng đều. Vậy đóng góp của nền giáo dục vô cùng quan 
trọng. Đặc biệt là hoạt động giáo dục học sinh DTTS có hiệu quả thì phải biết 
một cách khoa học nhất có tầm nhìn xa. 
 Để đảm bảo chất lượng thật, đặc biệt là môn Tiếng Việt đối với học sinh 
dân tộc thiểu số và học sinh không ngồi nhầm lớp và bỏ học giữa chừng, giáo 
viên cần quan tâm phân loại các đối tượng học sinh và có kế hoach giảng dạy 
phù hợp ngay từ đầu năm. Từ việc hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên, qua việc 
rèn luyện thường xuyên, các em học sinh không còn rụt rè, e ngại mà tự tin 
trong học tập và giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên một số vấn đề chưa 
thể đề cập hết được đó là hướng nghiên cứu tiếp của sáng kiến kinh nghiệm.
 II. Kiến nghị
 Về phía phụ huynh học sinh hợp tác tốt hơn với giáo viên trong phương 
pháp giáo dục toàn diện cho học sinh.
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh 9 Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn 
Hoµng Kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tiếp thu chậm ở lớp 1
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh 11 Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn 
Hoµng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_dan_toc_t.doc