Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy Học vần Lớp 1 theo quan điểm tích hợp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy Học vần Lớp 1 theo quan điểm tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy Học vần Lớp 1 theo quan điểm tích hợp
PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐẺ TÀI 1/Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền wng”(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VIII) Chính vì vậy, ngay từ bậc Tiểu học các nhà trường cần quan tâm đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, bước đầu rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Để đáp ứng nhu cầu giáo dục, các môn học ở Tiểu học dần chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp hàng ngày. Quan điểm tích hợp là một trong các quan điểm biên soạn chương trình SGK Tiếng Việt mới nhằm phát huy tính tích cực của các em. Thông qua các hình thức luyện tập trong SGK Tiếng Việt 1 và hướng dẫn các hoạt động dạy, học trong SGV Tiếng Việt 1, cả hai loại sách này sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển. Đây là giải pháp tổng thể để thực hiện mục tiêu trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cách cho các em. Thực hiện quan điểm tích hợp, SGK Tiếng Việt 1 không dạy kiến thức lí thuyết như là cái có sẵn mà tổ chức hoạt động để học sinh nắm được kiến thức sơ giản và kĩ năng sử dụng tiếng việt tốt. SGK cũng trú trọng tổ chức các hoạt động tự nhiên, hoạt động ngoại khóa để rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Đặc biệt, các hình thức tổ chức hoạt động, trò chơi cho học sinh được hướng dẫn rất cẩn thận trong SGK. Từ khi bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học mới được đưa vào giảng dạy, phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh bước đầu đã tạo ra những chuyển biến rất rõ rệt trong các nhà trường Tiểu học ở Việt Nam. 2/Thực tiễn dạy Học vần ở địa phương Trong thực tiễn, khi thực hiện SGK Tiếng Việt được biên soạn theo chương trình Tiểu học mới, giáo viên gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Cụ thể là: - Thuận lợi: Không chỉ dạy Tiếng Việt mà còn tích hợp các kiến thức, kĩ năng các môn học khác có ngữ liệu thích hợp với môn Tiếng Việt được coi là những tình huống để rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Thông qua việc thảo luận nhóm về nội dung của bài học, học sinh được tăng thêm vốn từ, học được nhiều cách quy tắc sử dụng tiếng Việt theo các phong cách chức năng đã đuợc dùng để viết ra chúng, do đó có nhiều cơ hội để ứng xử bằng tiếng Việt thích hợp với những ngữ cảnh khác nhau. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC: “ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHẢP DẠY HỌC VẦN LỚP 1 THEO QUAN ĐIỂM TỈCH HỢP ” I/CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.Cơ sở tâm lí 1.1/Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ đây hoạt động chủ đạo của trẻ, hoạt động vui chơi ở giai đoạn mẫu giáo đã chuyển sang một loại hoạt động mới, hoạt động học tập với đầy đủ ý nghĩa của từ này. Các em sẽ trở thành những “cậu học sinh, những cô học sinh” Vì vậy giáo viên cần phải nắm chắc đặc điểm này để giúp học sinh “chuyển giai đoạn ”đuợc tốt. 1.2/Sự hình thành hoạt động có ý thức ở trẻ lớp 1 Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng về mặt sinh lí ở trẻ 6 - 7 tuổi, khối luợng bộ não đã đạt tới 90% khối luợng bộ não nguời lớn. Sự chín muồi về mặt sinh lí cùng với sự phát triển của những quá trình tâm lí (nhu cảm giác, tri giác, trí nhớ, tu duy,...) đã tạo điều kiện để các em có thể thực hiện một hoạt động mới, hoạt động học tập. Chơi là một hoạt động mang tính kế hoạch có mục đích đó là một hoạt động có ý thức . 1.3/Đặc điểm của hoạt động tư duy ở trẻ lớp 1 Trên cơ sở ý thức đã hình thành khả năng tu duy tín hiệu ở trẻ cũng phát triển. Chính khả năng tu duy bằng tín hiệu là cơ sở để các em lĩnh hội chữ viết, là những tín hiệu thay thế ngữ âm. Ở độ tuổi 6 - 7 tuổi khả năng phân tích, tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ đó cho phép các em có khả năng tách từ thành tiếng, thành âm. 1.4/Năng lực vận động của trẻ ở lứa tuổi lớp 1 Ở lứa tuổi 6 - 7 tuổi năng lực vận động của trẻ cũng đạt đuợc những buớc phát triển đáng kể. Các em có thể chủ động điều khiển các hoạt động của cơ thể nhu tay, mắt, đầu cổ, có thể phối hợp nhiều động tác khác nhau. Đây cũng là điều kiện cần thiết để các em có đủ điều kiện đáp ứng đuợc yêu cầu đòi hỏi cao hơn là: học viết - một hoạt động đòi hỏi phải chủ động trong các hoạt động của cánh tay, ngón tay, bàn tay trong sự phối hợp với mắt nhìn, tai nghe, tay viết. Bằng hình thức đàm thoại sinh động, bằng việc kể chuyện, ngâm thơ, quan sát vật thật. giáo viên sẽ tạo đuợc những tình huống ngôn ngữ làm cho hoạt động đọc và viết có ý nghĩa, từ đó góp phần nâng cao khả năng tu duy, đạt đuợc hiệu quả dạy học vần cao. các âm Tiếng Việt đều rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh vần không phức tạp lắm. Dạy học vần, dạy viết (nhất là những tiết đầu) có một số khó khăn nhất định do nguyên nhân sau: - Cấu tạo của hệ thống chữ Tiếng Việt còn tồn tại một số bất hợp lí nhu một âm ghi bằng nhiều con chữ (âm /k/ ghi bằng ba con chữ c, k, q...) hoặc một chữ dùng để ghi nhiều âm (chữ ghi âm /z/ trong từ gì và già). Tình hình đó, lúc đầu dễ làm cho các em lẫn lộn khi viết, Ví dụ: gì đọc thành ghì , kẻ đọc thành cẻ. - Chữ viết theo hệ thống ngữ âm chuẩn nhung cách đọc của học sinh lại thể hiện ngữ âm của phuơng ngôn (nơi các em sinh sống) +Học sinh của một số tỉnh ở miền Bắc thuờng không phát ngôn đánh vần đuợc các âm quặt luỡi. Ví dụ: phụ âm đầu /n/với /l/; phụ âm đầu /x/với /s/; phụ âm cuối /n/ với /t/. +HS nguời miền Trung, miền Nam thì không phân biệt đuợc chính xác thanh hỏi, ngã, Ví dụ: kể với kễ; nghỉ với nghĩ; ... Loại lỗi trên khó khắc phục hơn với cách phát âm toàn dân để trên cơ sở đó dạy phát âm chuẩn. Tuy nhiên chữ viết Tiếng Việt có cấu tạo đơn giản và tiếng Việt có tính thống nhất cao nên việc dạy với học sinh lớp 1 ở Việt Nam có thể giải quyết trọn vẹn trong vòng hai, ba tháng. II/CƠ SỞ THỰC TIỄN 1/Mục tiêu của việc dạy Học vần - Học vần là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Đó là chữ viết. Tầm quan trọng của học vần chịu sự quy định bởi tầm quan trọng của chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ viết đuợc coi là phuơng tiện uu thế nhất trong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan trọng không thiếu đuợc trong chuơng trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. - Cùng với tập viết, học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo.từ đó có điều kiện để học tốt các môn học khác có trong chuơng trình . Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng, môn Tiếng Việt ở Tiểu học rèn luyện cho HS cả 4 kĩ năng nghe, nói đọc, viết, song mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp 1 là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng,viết đúng. Quá trình đọc và viết đều thông qua chữ. Chữ viết của tiếng việt là ghi âm (về cơ bản đọc thế nào viết thế ấy). Muốn nắm đuợc kĩ năng đọc, viết các em phải đồng thời nắm đuợc cả hai. 2/Cấu tạo một bài dạy Ở loại bài dạy kiến thức mới, cách trình bày trên trang sách nói chung phù hợp với trình tự các buớc lên lớp thông thuờng trong hai tiết dạy. Cụ thể như sau: giống nhau (bài 51, 59, 67, 75...), có dạng hệ thống hoá các nhóm vần đã học, ghép tiếng luyện đọc qua bài đọc ngắn (bài 90, 97, 103). Dạy ôn theo cách trên, giáo viên có thể sử dụng các loại đồ dùng dạy học (bảng hệ thống vần, hộp quay vần ghép tiếng) làm cho lớp thêm sinh động. III/TÌM HIỂU QUAN DIEM TICH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK TIẾNG VIỆT 1/Chương trình Tiểu học - môn Tiếng Việt, mục Những định hướng của chương trình đã nêu vấn đề về: “VẬN DUNG PHƯƠNG PHẢP DẠY HỌC VẦN LỚP 1 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP” như sau: - “Chương trình này có mục tiêu phức hợp: vừa hình thành kĩ năng vừa cung cấp tri thức. Trong các tri thức cung cấp cho học sinh, ngoài những tri thức tiếng Việt còn có các tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. -Việc hình thành các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt muốn có hiệu quả cao phải được thực hiện không chỉ ở các bài học Tiếng Việt mà còn ở các bài học thuộc những môn học khác. Tương ứng với hai sự kết hợp trên là hai dạng tích hợp trong dạy Tiếng Việt." - Tích hợp trong môn Tiếng Việt: các bài đọc đều chú ý rèn luyện bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết, kết hợp dạy thực hành các kĩ năng trên với dạy Từ ngữ (T) ở lớp 1. - Tích hợp nội dung các môn học khác vào môn Tiếng Việt: những bài học của các môn học khác có ngữ liệu thích hợp với việc dạy tiếng Việt được coi là những tình huống để rèn luyện những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Thông qua các bài học, thông qua việc thảo luận trong nhóm hoặc trong lớp về nội dung của các bài học ấy, học sinh được tăng thêm vốn từ, học được nhiều cách diễn đạt bằng Tiếng Việt và qui tắc sử dụng Tiếng Việt theo các phong cách chức năng đã được dùng để viết ra chúng, do đó có nhiều cơ hội để ứng xử bằng Tiếng Việt thích hợp với các ngữ cảnh khác nhau. 2/Tài liệu Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 1 (do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục mục 10 trang 26) 2.1/Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan tới nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. 2.2/Tích hợp theo chiều ngang: Là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, tự nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Chẳng hạn hướng tích hợp này được SGK Tiếng Việt Lớp 1 thể hiện thông qua hệ thống chủ điểm: Nhà trường - Gia đình - Thiên nhiên đất nước. SGK đã hướng dẫn các lĩnh vực đời sống. Qua đó tăng cường vốn từ, khả năng diễn đạt về mọi lĩnh vực Nhà trường - Gia đình - Xã hội giúp các em hiểu được thế giới xung quanh soi vào thế giới tâm hồn mình. Đây chính là giải pháp để thực hiện mục tiêu “cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học động học tập trên lớp cho các bài học đó. 1/Giáo án thực nghiệm (minh họa ở trang 21của sáng kiến): - Bài 76 oc, ac SGK Tiếng Việt 1 tập một trang 154. - Bài 78: uc, uc SGK Tiếng Việt 1 tập một trang 158. II/QUY TRÌNH LÊN LỚP (ở dạng bài cơ bản) 1.Dạy bài âm - chữ ghi âm (học vần) mới Trong hai tiết lên lớp cho một bài dạy, ngoài những công việc thông lệ nhu: ổn định tổ chức, nhắc nhở, tuyên duơng, dặn dò ... có 2 buớc lên lớp cơ bản, cần đuợc GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo: kiểm tra bài cũ; dạy bài mới (thuờng phân bố nhu sau: tiết 1: giới thiệu bài (1); Dạy âm - chữ ghi âm (vần mới) (2); tiết 2: luyện tập (3); huớng dẫn học sinh học ở nhà (4). 1.1. Kiểm tra bài cũ - Thời gian từ 3 - 5 phút (tuỳ bài dạy). - Nội dung kiểm tra. +Đọc chữ ghi âm (vần) - tiếng mới (hoặc tiếng mới từ khoá), từ ứng dụng (2 - 3 từ) các bài kế truớc đó. Có thể kiểm tra thêm phần luyện đọc ở nhà hoặc một vài âm (vần hoặc tiếng) đã học có xuất hiện trong bài sắp dạy. +Viết: chữ ghi âm (vần) - chữ ghi tiếng mới- từ khoá của bài kế truớc đó. Tuỳ điều kiện có thể viết nâng cao 1 - 2 từ ứng dụng. - Biện pháp tiến hành: Kiểm tra đọc truớc đối với từng học sinh (đọc trên bảng lớp, bảng con viết sẵn, bìa ghi chữ, đọc trong SGK), kiểm tra viết sau đối với cả lớp (viết bảng con hoặc kết hợp viết cả lớp đối với 2 - 3 học sinh). Nói chung giáo viên cần có nhiều biện pháp sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất có số học sinh đuợc kiểm tra bài cũ). 1.2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài: (1 - 2 phút) có thể gợi từ khoá và chú giải thêm về nghĩa, nếu cần qua tranh ảnh hay vật thật) rồi nêu tên bài mới, song cũng có thể nêu ngay tên bài mới rồi gợi mở từ khoá rồi ghi lên bảng và dạy (ở bài dạy có nhiều âm - vần). b) Dạy âm- chữ ghi âm hoặc vần: - Phân tích từ khoá, từ khoá để rút ra âm - chữ ghi âm hoặc vần mới, giúp HS nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm (vần) mới, tập phát âm (đánh vần) mới học. - Tổng hợp âm - vần trở lại tiếng khoá giúp HS biết đánh vần và đọc tiếng khoá, từ đó giúp HS có thể đọc trơn các từ khoá. Tiến hành song, cho vài HS đọc “tổng hợp” (âm, vần - tiếng, từ). - Củng cố âm - vần mới bằng hình thức nhận dạng, tái hiện chữ ghi âm (vần) viết thường trên bảng con (có thể kết hợp cho 2 - 3 học sinh ghi trên bảng lớp hoặc cho học sinh sử dụng vở tập tô). Để thực hiện tốt khâu này giáo viên cần lưu ý viết mẫu (để học sinh tri giác “bắt trước”), hướng dẫn đôi điều cần thiết về quy trình viết chữ, hình dáng chữ viết và cách viết các con chữ gần nhau. Tuỳ bài dạy cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh tập viết ngay cả chữ ghi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_van_lop_1.docx