Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh Lớp 1

doc 46 trang sklop1 19/10/2023 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh Lớp 1
 Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học (GDTH) có vai trò hết 
sức quan trọng. Điều này đã được ghi rõ trong “Luật Phổ cập giáo dục tiểu học”: 
“GDTH là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng 
và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình 
thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa”. Có thể nói, GDTH chính là những viên gạch đầu tiên xây dựng một 
nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
 Bước vào học lớp 1, cuộc sống của trẻ có nhiều biến đổi to lớn. Thứ nhất, từ 
đây, trẻ phải làm quen với một môi trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới và đặc 
biệt là những môn học mới đem lại cho các em những hiểu biết về tự nhiên, xã hội. 
Trong đó, có môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn như Học vần, Tập viết, Chính 
tả, Tập đọc, . Với nhiệm vụ chiếm lĩnh và làm chủ một công cụ mới sử dụng 
trong học tập và giao tiếp, phân môn Học vần có vị trí đặc biệt quan trọng. 
 Nếu như ở mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo thì ở tiểu học, hoạt động học 
lại là hoạt động chủ đạo. Đây chính là biến đổi thứ hai trong đời sống của trẻ. Việc 
chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là một rào cản rất lớn đối với học 
sinh (HS) lớp 1. Các em thường khó tập trung trong một thời gian dài, học theo 
cảm hứng. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao. Với phân môn Học vần, 
trẻ có thể nhanh chóng nhớ được mặt chữ nhưng cũng rất nhanh quên. Người giáo 
viên (GV) phải có biện pháp giúp trẻ có hứng thú học tập, học với niềm thích thú, 
say mê với tất cả các môn học nói chung và phân môn Học vần nói riêng. Để làm 
được điều đó, người GV phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học (PPDH) 
với nhiều hình thức khác nhau để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ vào bài học. Trò chơi là một 
giải pháp có tính hiệu quả cao. 
Doc24.vn Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu
 - Hệ thống trò chơi, biện pháp và quy trình tổ chức trò chơi dạy học Học 
vần lớp 1.
 2. Khách thể nghiên cứu
 - Phương pháp dạy học Học vần.
 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 1. Lĩnh vực khoa học: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
 2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình đọc của HS lớp 1.
 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
 - Phương pháp tổng hợp – phân tích dữ liệu
 VII. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
 Trò chơi là một vấn đề không còn quá xa lạ trong dạy học nói chung và dạy 
học tiểu học nói riêng. Các vấn đề lí luận về trò chơi đã được nhiều nhà sư phạm 
trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm, nghiên cứu. Với sự đa dạng của hình 
thức tổ chức cũng như những ý nghĩa, tác dụng to lớn mà trò chơi đem lại, trò chơi 
được nghiên cứu theo nhiều khuynh hướng khác nhau:
 ❖ Khuynh hướng thứ nhất: Các nhà sư phạm nghiên cứu trò chơi và sử dụng nó 
với mục đích giáo dục – phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Tiêu biểu cho 
khuynh hướng này là N.K. Crupxkaia, I.A. Komenxki, Đ. Lokk, J.J. Rutxo, Saclơ 
Phuriê, Robert Owen, A.X. Macarenco, E.I. Chikhieva, 
 Các nhà sư phạm này cho rằng trò chơi có vai trò quan trọng trong quá trình 
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Trò chơi học tập đẩy mạnh sự phát 
triển chung của trẻ, nó giúp trẻ xích lại gần nhau, phát huy tính độc lập của chúng. 
Nếu cô giáo biết cách tổ chức, hướng dẫn loại trò chơi này một cách khéo léo và 
sinh động thì trẻ sẽ rất thích thú và tràn ngập niềm vui” (Theo E.I. Chikkieva). 
Doc24.vn Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
Một số tài liệu đã xây dựng được hệ thống trò chơi Học vần – “Vui học Tiếng 
Việt”, “Trò chơi học âm – vần Tiếng Việt”, “Trò chơi thực hành Tiếng Việt”.
 Tuy đã có được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của các nhà tâm lí học, các 
nhà biên soạn sách nhưng PP trò chơi mới chỉ dừng lại ở lí thuyết. Hệ thống trò 
chơi được xây dựng vần còn nhiều hạn chế. Nội dung, hình thức trò chơi chưa 
phong phú, phần hướng dẫn chơi còn sơ sài. Điều đó dẫn đến kết quả mong muốn 
đạt được thông qua trò chơi không cao. Vì vậy, việc thiết kế hệ thống trò chơi Học 
vần lớp 1 có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn.
Doc24.vn Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
 Hai là, hệ thống chữ được đưa vào bài học theo đặc điểm chữ viết và theo 
nguyên tắc đi từ chữ cái cấu tạo đơn giản đến chữ cái có cấu tạo phức tạp dần.
 Ba là, những khác biệt thể hiện trên chữ viết đều được lấy làm căn cứ để xây 
dựng bài học. 
 Với mỗi đơn vị chữ, sách giáo khoa (SGK) đều giới thiệu một tiếng thực làm 
tiếng khoá cho nó. Qua việc nhận diện tiếng, HS hiểu được các âm mà chữ thể hiện 
đồng thời biết được các âm, các tiếng đó được đọc như thế nào. Điều này đảm bảo 
việc dạy chữ và dạy âm được tiến hành song song với nhau.
 2. Nội dung, chương trình phân môn Học vần
 Trong chương trình môn Tiếng Việt 1, phân môn Học vần được giảng dạy 
trong vòng 21 tuần, mỗi tuần dạy 5 bài. Mỗi bài được dạy trong 2 tiết, thời lượng 
mỗi tiết dạy là 35 phút, giữa hai tiết có 5 phút nghỉ giải lao. 
 Nội dung của phân môn Học vần gồm hai phần. Phần một dạy về hệ thống 
âm, chữ ghi âm và thanh điệu bao gồm 28 bài đầu. Phần hai dạy về hệ thống vần, 
gồm 75 bài tiếp theo. 
 Nội dung cụ thể các bài học Học vần trong SGK như sau:
 ❖ Các bài học giới thiệu âm, chữ ghi âm, thanh điệu:
 Bài 1: e Bài 11: Ôn tập
 Bài 2: b Bài 12: i, a
 Bài 3: / Bài 13: n, m
 Bài 4: ? , . Bài 14: d, đ
 Bài 5: \ , ~ Bài 15: t, th
 Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ Bài 16: Ôn tập
 Bài 7: ê, v Bài 17: u, ư
 Bài 8: l, h Bài 18: x, ch
 Bài 9: o, c Bài 19: s, r
 Bài 10: ô, ơ
 Bài 20: k, kh
Doc24.vn Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
Bài 73: it, iêt Bài 75: Ôn tập
Bài 74: uôt, ươt Bài 76: oc, ac
Bài 77: ăc, âc Bài 91: oa, oe
Bài 78: uc, ưc Bài 92: oai, oay
Bài 79: ôc, uôc Bài 93: oan, oăn
Bài 80: iêc, ươc Bài 94: oang, oăng
Bài 81: ach Bài 95: oanh, oach
Bài 82: ich, êch Bài 96: oat, oăt
Bài 83: Ôn tập Bài 97: Ôn tập
Bài 84: op, ap Bài 98: uê, uy
Bài 85: ăp, âp Bài 99: uơ, uya
Bài 86: ôp, ơp Bài 100: uân, uyên
Bài 87: ep, êp Bài 101: uât, uyêt
Bài 88: ip, up Bài 102: uynh, uych
Bài 89: iêp, ươp Bài 103: Ôn tập
Bài 90: Ôn tập
II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HSTH
 1. Đặc điểm nhận thức
 1.1. Tri giác
 Tri giác của HSTH nói chung và của HS lớp 1 nói riêng gắn liền với 
hành động và hoạt động thực tiễn, mang nặng tính cảm xúc. HS lớp 1 hình 
thành hoạt động quan sát, nhờ đó mà tri giác của các em có mục đích.
 Trò chơi là một dạng hoạt động thực hành thú vị, hấp dẫn, nó có thể 
kích thích tri giác của HS. Do vậy, khi tổ chức trò chơi, GV cần hướng dẫn 
HS quan sát (có thể sử dụng tranh hướng dẫn, ví dụ mẫu, GV chơi thử). Các 
trò chơi cần phong phú, đa dạng để tránh nhàm chán.
Doc24.vn Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
 1.6. Ngôn ngữ
 Ngôn ngữ của HS được hình thành thông qua giao tiếp và hoạt động. 
Ngôn ngữ của HS lớp 1 còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ngôn ngữ viết. Do đó, 
khi tổ chức trò chơi, GV nên tổ chức cho HS chơi nhóm để tăng cường giao 
lưu giữa các HS và chú ý tạo cơ hội để HS phát triển ngôn ngữ viết.
 2. Đặc điểm nhân cách
 2.1. Tính cách
 Hành vi của HS lớp 1 thường mang tính tự phát. Các em rất cả tin, 
hồn nhiên trong mỗi quan hệ với thầy cô và bạn bè. Các em nghĩ mọi 
chuyện rất đơn giản. Đặc biệt, các em có tính bắt chước người khác và bắt 
chước rất nhanh.
 Chính vì vậy, khi lựa chọn trò chơi, GV phải xây dựng luật chơi cụ 
thể, dễ hiểu, thưởng phạt rõ ràng, tạo ra một sân chơi công bằng; lành mạnh.
 2.2. Nhu cầu
 Lớp 1 là lớp chuyển giao giữa mẫu giáo và tiểu học. Do vậy, HS lớp 1 
vẫn còn nhiều đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo – nhu cầu thích vui chơi cao. 
Để cuốn HS vào hoạt động học tập một cách tự nhiên, hiệu quả, GV cần sử 
dụng các trò chơi phù hợp. Như vậy, HS vừa được chơi vừa được học.
 2.3. Tình cảm
 HS lớp 1 giàu cảm xúc, khả năng kiềm chế tình cảm chưa cao, tình 
cảm dễ nảy sinh nhưng không bền vững. Các em dễ dàng nảy sinh tình cảm 
với những cái mới lạ, tạm quên hoặc quên hẳn những cái cũ.
 Trò chơi học tập sẽ có tác dụng làm đời sống tình cảm của HS lớp 1 
phong phú hơn, khả năng kiềm chế tình cảm tốt hơn.
 2.4. Ý chí và hành động ý chí
 Ý chí của HSTH nói chung và HS lớp 1 nói riêng chịu sự chi phối của 
tình cảm. tình cảm có thể thúc đấy hoặc kìm hãm ý chí. Các em ít khi tự 
Doc24.vn Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
 1.3. Phân loại
 Trò chơi rất phong phú, đa dạng. Mỗi một loại trò chơi có tác động 
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ khác nhau. Người ta đã chia trò chơi thành 
các loại chủ yếu sau: 
 ❖ Trò chơi với đồ vật (trò chơi xây dựng)
 Trẻ thường chơi với những vật đơn giản như cát, các hình khối, các 
mảnh gỗ, nhựa, .... hoặc với những đồ chơi chuyển động như tàu hoả, ô tô. 
 ❖ Trò chơi theo chủ đề
 Trò chơi theo chủ đề rất đa dạng. Trong các chủ đề về cuộc sống 
muôn hình muôn vẻ thì các sự kiện xã hội chiếm một vị trí quan trọng. Các 
trò chơi theo chủ đề bao gồm: trò chơi sắm vai, trò chơi đạo diễn, trò chơi 
đóng kịch.
 ❖ Trò chơi vận động
 Đây là loại trò chơi có sự vận động cơ bắp. Trò chơi này được trẻ em 
mọi lứa tuổi yêu thích. Các trò chơi vận động cũng có nội dung trí tuệ phong 
phú, đòi hỏi ở người chơi sự chú ý, nhanh nhẹn, phản ứng mau lẹ, linh hoạt. 
Đặc biệt, do trò chơi vận động có sự phối hợp một cách tự nhiên của nhiều 
thao tác khác nhau nên nó ảnh hưởng khá tốt tới sự phát triển cả thể chất lân 
trí tuệ của trẻ.
 ❖ Trò chơi trí tuệ
 Đây là trò chơi dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của trẻ. Nội dung 
của các trò chơi này thường là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó 
như: sự chú ý, sự nhanh trí, sự ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, sáng tạo, .... 
Trò chơi trí tuệ sẽ giúp trẻ hoàn thiện các năng lực trên, phát triển tình tự 
lập, tinh thần hoạt động tập thể, tính kỉ luật, đồng đội, ...
 ❖ Trò chơi học tập
Doc24.vn Xây dựng trò chơi Học vần cho học sinh lớp 1
 Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật, thường do người lớn 
nghĩ ra cho trẻ con chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, 
hướng tới phát triển trí tuệ cho trẻ.
 Trò chơi học tập khác với các loại trò chơi khác ở chỗ: nhiệm vụ nhận 
thức và luật chơi trong trò chơi học tập đòi hỏi trẻ phải huy động trí óc làm 
việc thực sự nhưng lại được thực hiện dưới hình thức chơi thú vị, vui vẻ. Trò 
chơi học tập là trò chơi có luật chơi cố định.
 Trên thực tế, có nhiều GV nhầm lẫn giữa trò chơi học tập và các bài 
tập được tổ chức dưới dạng trò chơi (ai làm nhanh nhất, ai làm đúng nhất). 
Chúng tôi xin đưa ra bảng so sánh bài tập và trò chơi học tập:
 Tiêu chí Bài tập Trò chơi học tập
1. Động cơ - Động cơ của hoạt động giải - Động cơ của hoạt động chơi 
 bài tập nằm ở kết quả của nằm ở ngay bản thân hành 
 hoạt động – nhận thức đúng. động chơi.
 Động cơ này xuất phát từ 
 nhu cầu nhận thức.
2. Nhiệm vụ - Nhiệm vụ nhận thức được - Nhiệm vụ nhận thức không 
nhận thức đưa ra trực tiếp, cụ thể, rõ được đưa ra trực tiếp mà nằm 
 ràng thông qua yêu cầu của trong nhiệm vụ chơi, trong 
 bài tập. Việc giải quyết nhu luật chơi và hành động chơi. 
 cầu nhận thức chính là mục Việc giải quyết nhiệm vụ 
 tiêu của hoạt động. nhận thức chỉ là cách thức, 
 con đường đi đến đích cuối 
 cùng là “thắng” chứ không 
 phải là mục tiêu của hoạt 
Doc24.vn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tro_choi_hoc_van_cho_hoc_sinh.doc