SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc Lớp 1
Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một. MỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................1 II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ...2 III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ..................2 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................3 II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC .............................................................................3 1. Đối với giáo viên...............................................................................................3 2. Đối với học sinh ................................................................................................3 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ....................................................................................4 1. Biện pháp thứ nhất: Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho tiết học... 4 2. Biện pháp thứ hai: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm ............................................10 3. Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó trong bài thơ...............12 4. Biện pháp thứ tư: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng cho học sinh........15 5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức linh hoạt trò chơi học tập:.................................16 VI. KẾT QUẢ .....................................................................................................27 PHẦN III - KẾT LUẬN....................................................................................28 Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một. vào. Sang học kỳ 2, học sinh bắt đầu làm quen với môn Tập đọc. Trong đó có đọc các đoạn văn, các bài thơ ngắn, nhưng nhìn chung chủ yếu là thơ. Hiện nay, việc đọc các văn bản của học sinh còn sai rất nhiều. nhất là đọc thơ các em thường không đọc đúng vần điệu, ngắt nhịp lấy hơi không đúng nên khi nghe một bài thơ sẽ kém thuyết phục. Việc giúp các em đọc đúng nhất là đọc đúng các bài thơ sẽ làm tăng nhận thức Tiếng Việt của các em. Đồng thời khi nghe một bài thơ đọc đúng các em sẽ cảm nhận được phần nào tâm hồn của bài thơ từ đó các em hứng thú hơn nữa trong việc học tập của mình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một”. II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG 1. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 09 năm 2018 đến tháng 03 năm 2019. 2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1, trường Tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một”. III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT Khi bắt đầu vào học kỳ hai tôi đã tiến hành khảo sát khả năng đọc các bài thơ của học sinh có trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt - Lớp 1. Bảng 1: Mức độ hứng thú và yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc và mức độ hứng thú với môn Tập đọc trước khi áp dụng sáng kiến (Số liệu lấy vào thời điểm tháng 9/2018) Sĩ số Mức độ hứng thú Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc Thích Bình thường Không thích Đọc chậm, ngọng Đọc đúng Đọc lưu loát SL % SL % SL % SL % SL % SL % 67 15 22,4 20 29,8 32 47,8 23 34,3 32 47,8 12 17,9 Nhìn vào số liệu trên chúng tôi nhận thấy kĩ năng đọc của các em còn chưa tốt, nhất là đọc thơ. Vào giai đoạn này để đọc được các câu thơ theo đúng là cả một vấn đề rất lớn đối với các em. Vì vậy, việc rèn đọc đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một nói chung và đọc thơ nói riêng là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. 2/30 Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một. 2. Đối với học sinh Qua nắm bắt chất lượng đọc của học sinh trong những năm học trước đây, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của một số học sinh còn tồn tại. Đó là hiện tượng đọc chậm so với yêu cầu tốc độ đọc, đọc ngọng thanh (hỏi, ngã, sắc) đọc ngọng vần (vần anh, inh, ach); phát âm sai phụ âm (tr/ch, s/x, l/n); đặc biệt ngọng nhiều nhất là l/n; n đọc là l). Ví dụ : - Sai vần: anh/ăn và ach/ăt. Tiếng “Anh” học sinh đọc là “ăn” Từ “Anh em” học sinh đọc là “ăn em” Từ “Tờ tranh” học sinh đọc là “ tờ trăn” Từ “Có khách” học sinh đọc là “có khắt” - Sai thanh: Thanh ngã và thanh sắc Từ “Ăn cỗ” học sinh đọc là “ăn cố” Từ “Lọ mỡ” học sinh đọc là “lọ mớ” Từ “Hộp sữa” học sinh đọc là “hộp sứa” Từ “Cũng” học sinh đọc là “cúng” Từ “Anh dũng” học sinh đọc là “anh dúng” Từ “Quên vở” học sinh đọc là “quên vợ” - Sai phụ âm: tr/ch; s/x; l/n Từ “Sáng nay” học sinh đọc là “xáng lay” Từ “Lúc nào” học sinh đọc là “lúc lào” Từ “Con trâu” học sinh đọc là “con châu” Từ “Chói chang” học sinh đọc là “trói trang” Chính vì sự phát âm sai nên tốc độ đọc và đọc hiểu văn bản của học sinh rất hạn chế. Mặt khác theo yêu cầu học sinh còn phải đọc đúng. Yêu cầu tiếp theo đó là đọc nhanh, lưu loát cần có giọng đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn, từng bài sao cho phù hợp với từng nhân vật đó là điều hết sức khó khăn với học sinh lớp Một. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy tốc độ đọc và đọc đúng các dòng thơ, đúng câu thơ của học sinh còn rất hạn chế. Đọc đúng nhịp điệu, đọc hay các bài thơ sao cho phù hợp là điều khó khăn với học sinh lớp Một. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Trước tình hình thực tế dạy học để luyện đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc để nâng cao chất lượng tiết học tập đọc đó là : - Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho tiết học. - Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm. - Hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng, từ khó trong bài thơ. 4/30 Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một. các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất cả những người này nghe rõ. Nhưng như thế không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Giáo viên nên cho học sinh trên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế đứng đọc phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. Để giúp học sinh đọc tốt một bài Tập đọc, tôi thường hướng dẫn học sinh chuẩn bị một cách chu đáo, cụ thể đó là: - Đọc bài trước 1-2 lần. - Tìm xem bài tập đọc có mấy đoạn (khổ thơ), có mấy câu (dòng thơ) - Tìm tiếng có vần mới trong bài. - Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung trong bài. Ví dụ: Khi dạy bài Cái Bống tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: Cái Bống Cái Bống là cái bống bang Khéo sảy, khéo sàng cho mẹ nấu cơm. Mẹ Bống đi chợ đường trơn Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng - Đọc thành tiếng 1-2 lần, dùng bút chì ghi số dòng thơ đầu trong bài tập đọc. - Nói câu chứa tiếng có vần anh hoặc ach M: Nước chanh mát và bổ Quyển sách này rất hay - Học sinh tập trả lời miệng các câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài. Phần tìm hiểu này giúp học sinh nhớ được nội dung bài. 6/30 Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một. - Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh. - Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc. - Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu diễn cảm bài thơ, giáo viên cần tìm hiểu và cảm thụ bài thơ, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, tác giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ thuật. Hiểu được nội dung cảm thụ: cảm thụ sâu sắc, tính lôgic sẽ đọc diễn cảm tốt. Giọng đọc mẫu diễn cảm hay sẽ bắt đầu từ cảm xúc của lòng mình, người đọc phải nhập vai lúc đó khả năng truyền cảm người nghe lớn hơn. Ví dụ : Bài: Ngôi nhà Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm. Em yêu tiếng chim Đầu hồi lảnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi. Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. Tô Hà - Đọc toàn bài với giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm. Đọc ngắt hơi từng dòng thơ. - Luyện đọc một số tiếng, từ khó: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức. Như vậy qua gợi ý bằng câu hỏi, bằng hình ảnh của từ khó, luyện đọc từ khó giúp các em ghi nhớ đúng từ phát âm đúng. + Đối với từ : xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức. Giáo viên gợi mở bằng hình ảnh sau đó giải nghĩa từ. Học sinh hiểu nghĩa của từ sẽ giúp các em đọc đúng, đọc lưu loát. 8/30 Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một. “S” đọc là “sờ” không đọc là “xờ” “Su su” không đọc là “xu xu” - Giáo viên phải đọc mẫu, phát âm thật chuẩn X phát âm nhẹ S phát âm nặng, đọc cong lưỡi( phụ âm đầu lưỡi – răng) Ví dụ: Trong bài tập đọc “Lũy tre” Giáo viên cần luyện cho học sinh luyện phát âm “s” và “x”. * Học sinh đọc sai “tr” thành “ch” Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm tiếng có âm “ch” thật rõ ràng. Sau đó luyện cho các em phát âm một số tiếng như: cha, cho, chúng, chanh, chân , chưa, chắc... Tiếp đó cho học sinh phát âm “t”( âm “t” làm âm trung gian, có cùng phương thức phát âm và tiêu điểm cấu âm đầu lưỡi – lợi gần với vị trí của “ch” và “tr”. Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt vị trí đầu lưỡi và lưỡi quặt. Cho học sinh bật hơi mạnh để phát âm “tr” sau đó đưa âm về âm tiết như: “tra”, “trúng”, “tranh”, “trâm”, “trưa”. Tiếp đó giáo viên giúp học sinh đặt từ vào ngữ cảnh, vào hình ảnh cụ thể : Cha (mẹ) - Tra (hạt) Chanh (quả) - Tranh (vẽ ) Chân (tay) - Trân (trọng) Chưa (\xong) - Trưa (buổi trưa) Từ đó giúp học sinh cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ mục đích nói đúng và khi cần đọc cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ nội dung văn bản. * Học sinh đọc “r” thành “d” Cho học sinh phát âm d. Sau đó cho học sinh phát âm tiếng: da, do, danh, dung, dâu, dinh, dưỡngHướng dẫn học sinh giữ nguyên vị trí của lưỡi khi phát âm “d” sau đó giữ nguyên mặt lưỡi. Sau đó phát âm “r”( lưỡi rung) tiếp đó đưa về âm tiết như : ra, rung, rinh. Tiếp đến giúp học sinh đưa từ vào văn cảnh : Ví dụ: Da (thịt) - Ra (vào) Danh(dự) - Ranh (ma) Dâu (quả) - Râu (chòm) * Học sinh đọc “l” thành “n” và “n” thành “l” Với học sinh việc phát âm sai l và n là phổ biến nên việc sửa l/n là việc làm cần thiết song không thể một sớm một chiều mà có kết quả ngay được. Bởi vì trẻ tiếp cận với quá nhiều người nói ngọng. Muốn sửa cho học sinh phát âm chuẩn hai âm này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và sửa cho các em mọi lúc mọi nơi, phải có sự giúp đỡ lẫn nhau để cùng khắc phục, phải có phương pháp, cách thức 10/30
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_doc_tho_dung_va_to_chuc.doc