SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết Tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn. 3. Tác giả: Họ và tên: Ngày/tháng/năm sinh: Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học . Điện thoại DĐ: 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Đơn vị: Trường Tiểu học . Địa chỉ: Xã . - huyện Vĩnh Bảo - TP Hải Phòng II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 1. Mô tả giải pháp Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Đọc giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng, bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em, mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trăn trở lớn đối với mỗi người giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc là luôn tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, giúp các em hiểu nội dung bài đọc sâu sắc hơn. Và trên hết, người giáo viên cần làm thế nào để mỗi tiết tập đọc thực sự hiệu quả và chất lượng. Để làm được tất cả những điều đó, theo tôi, yếu tố có tính chất quyết định chính là phải nâng cao được kĩ năng đọc cho các em học sinh, do vậy tôi đã lựa chọn và đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh”. các em lên đọc các từ khó hay luyện đọc câu, đọc đoạn. Trong quá trình các em đọc, nếu sai, giáo viên cần giúp các em sửa sai và đọc lại cho đúng. Ngoài ra, khi đã nắm được khả năng đọc của các em, giáo viên cũng có thể giúp đỡ các em luyện đọc ngay cả ở những môn học khác. Đối với những em học sinh này, giáo viên cần động viên, khuyến khích các em đọc thêm nhiều sách truyện và phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để các em chăm chỉ luyện đọc không chỉ trên lớp mà còn ở nhà. Có như vậy, kĩ năng đọc của các em mới dần trở nên tốt hơn được. Đối với những HS đã đọc đúng, đảm bảo tốc độ đọc tốt thì GV có thể hướng các em đến việc đọc diễn cảm văn bản, một bước cao hơn của việc đọc. 2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt tâm thế học cho HS khi học Tập đọc Trước khi rèn đọc đúng, người giáo viên cần xây dựng cho học sinh một tâm thế tốt khi học bài. Theo tôi, xây dựng tâm thế đọc tốt cho học sinh tức là người giáo viên cần giúp HS làm tốt hai việc: cường độ đọc và tư thế khi đọc. Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: Một vai là người tiếp nhận thông tin và một vai là đưa văn bản đến người nghe. Khi đọc thành tiếng phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng: Các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo và để tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho cả lớp cùng nghe rõ. Để luyện cho những em đọc quá nhỏ, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Việc đọc với cường độ vừa phải, hợp lí còn giúp cho các bạn trong lớp có thể đưa ra được những nhận xét đúng, từ đó mới biết được mình cần phát huy điều gì hay cần khắc phục ở đâu để đọc tốt hơn. Đồng thời rèn tư thế cầm sách đọc, tư thế ngồi đọc. 3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt và đầy đủ các bước lên lớp trong một tiết học Tập đọc theo đúng quy trình Để rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh, người giáo viên cần tổ chức tốt tiết học theo đúng quy trình và đặc trưng bộ môn. Đó là yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng của tiết học. - Việc đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng đọc của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát lớp, không đi lại, cầm sách mở rộng, thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không để bài đọc bị gián đoạn. - Việc hướng dẫn đọc đúng đối với lớp 1 dù ở bất kỳ dạng bài văn xuôi hay thơ thì trước khi luyện đọc đúng toàn bài bao giờ học sinh cũng được ôn luyện âm vần. Trong phần này các em ôn luyện vần trên cơ sở luyện đọc những từ khó, hay nhầm lẫn khi đọc. Để thực hiện được tốt phần này, ngoài việc cần lựa chọn thêm những từ ngữ khác mà học sinh trong lớp mình hay nhầm lẫn hoặc phát âm sai để cho các em luyện đọc. Trong thực tế, hàng ngày lên lớp tôi vẫn thực hiện như sau: Ví dụ: Bài “Tôi đi học” Sách giáo khoa chỉ yêu cầu luyện đọc các từ sau: “âu yếm, quanh, nhiên, hiền, riêng” - Để tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân, đọc theo nhóm, theo tổ hoặc đồng thanh. Những hình thức này còn giúp giáo viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp. * Sau khi luyện đọc câu và đoạn trong bài văn hoặc bài thơ xong, học sinh sẽ ôn vần đã học theo từng bài. - Phần Tìm hiểu nội dung bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài thông qua hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên phát hiện những từ hình ảnh có giá trị nghệ thuật tiêu biểu nhằm giúp học sinh nắm được nội dung chính của cả đoạn, cả bài. - Luyện đọc lại: Đây là khâu thực hiện sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài đọc. Giáo viên lựa chọn một đoạn tiêu biểu trong bài và cho học sinh luyện đọc. Đối với một số văn bản hội thoại, giao viên có thể cho luyện đọc lại dưới hình thức phân vai. Để giúp học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm (thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật, thể hiện được tình cảm của tác giả), giáo viên nên khuyến khích để các em bước đầu làm quen với việc đọc diễn cảm với yêu cầu, cụ thể như sau: - Thể hiện được giọng đọc đúng với nội dung bài hoặc giọng điệu của từng nhân vật; Thể hiện được tình cảm của tác giả. - Ở những bài có yêu cầu học thuộc lòng thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh học thuộc lòng trong phần này. Sau khi hướng dẫn học sinh cách đọc, giáo viên cho 1 học sinh đọc mẫu trước lớp trước khi học sinh trong lớp luyện đọc theo nhóm. Cuối cùng, giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm trình bày phần luyện đọc diễn cảm bằng hình thức thi đọc để các em hào hứng, sôi nổi hơn với bài học. 4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh * Rèn đọc đúng chính xác các âm vị Tiếng Việt + Đọc đúng phụ âm đầu: Giúp học sinh có ý thức phân biệt các phụ âm đầu, dễ đọc sai theo đặc điểm cách phát âm địa phương. VD: 1 - n; ch - tr; r - d. Học sinh không đọc "cây che", "dực rỡ", "nàm việc", mà phải đọc "cây tre", "rực rỡ", "làm việc..... + Đọc đúng các âm chính - đặc biệt là một số âm khó: VD: Không đọc: "ốc biêu", "con hiêu", "cấp cíu" mà phải đọc "ốc bươu", "con hươu", "cấp cứu" + Đọc đúng các âm cuối: VD: Học sinh có ý thức không đọc "thủa nào" "quai lại" mà phải đọc là: "thưở nào" "quay lại". + Đọc đúng các dấu thanh do ngọng thành thói quen. Trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho việc luyện đọc từ ngữ khó chỉ có một giới hạn nhất định, vì vậy không nên luyện đọc tràn lan mà nên phân loại như: Từ khó đọc phần âm, từ khó đọc phần vần - để định hướng cho học sinh khi tự phát hiện từ khó trong bài hoặc trong một bài khi cần luyện đọc phân biệt các âm đầu n, l; ch, tr; x, s thì cũng nên đọc các từ điển hình giúp học sinh phân biệt, nắm được cách đọc, từ đó có thể đọc tốt các từ còn lại tương tự mà không nhất thiết phải luyện đọc tất cả các từ khó có trong bài. VD: Trong bài "Gọi bạn" tôi sẽ cho học sinh luyện đọc các từ sau: - Thuở ( học sinh hay đọc nhầm âm cuối thành "thủa"). - Rừng xanh, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo. Các từ ngữ được đưa ra để học sinh luyện đọc gần như có mặt đầy đủ các đại diện về âm - vần cần luyện đọc trong bài (phân biệt r - d; x - s; l - n) Tương tự như vậy, khi hướng dẫn học sinh ngắt giọng, giáo viên nên chọn những câu mà chỗ cần ngắt giọng không hoàn toàn trùng với dấu câu, sau đó cho học sinh tự tập xác định chỗ ngắt giọng - qua đó dần hình thành cho các em quy tắc ngắt giọng khi đọc cho phù hợp - tuy không nêu ra thành lời nhưng học sinh cảm nhận bằng trực giác thông qua quá trình luyện tập thường xuyên. Ngoài ra học sinh cũng cần biết cách nghỉ hơi đúng theo dấu câu, nghỉ hơi ít ở dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở dấu chấm, biết lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể ... 6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng đọc hiểu Đọc hiểu (hay còn gọi là khả năng thông hiểu văn bản đọc), ở đây muốn nói đến kỹ năng làm việc với văn bản chiếm lĩnh được văn bản ở các mức độ khác nhau như: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề... Nắm được ý nghĩa của bài đọc. Khi dạy đọc hiểu, chúng ta chủ yếu sử dụng biện pháp đọc thầm. Tuy nhiên, với học sinh lớp 1 kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần theo hai bước. Bước 1: Đọc to -> nhỏ -> nhẩm. Bước 2 (đọc thầm): đọc bằng mắt theo que chỉ hoặc ngón tay -> đọc chỉ có mắt di chuyển. Rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua phần trả lời câu hỏi tìm hiểu bài: Tìm hiểu bài là một bước dạy quan trọng giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc. Thông thường, ở phần tìm hiểu bài, học sinh sẽ được lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách. Tuy nhiên, để làm tốt công việc này, người giáo viên cần khéo léo trong việc tổ chức hoạt động, đưa ra các hình thức phù hợp để giúp các em tiếp cận với nội dung bài học một cách dễ dàng nhất. Trước hết, đối với mỗi câu hỏi mà phần tìm hiểu bài đưa ra, giáo viên cho học sinh đọc to trước lớp. Sau đó, để giúp học sinh có thể trả lời được câu hỏi đó, giáo viên cần cho học sinh đọc thầm nội dung đoạn văn có chứa ý trả lời liên quan. Người giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài và việc đọc thầm. Hướng dẫn tìm hiểu bài đến đâu cho học sinh đọc thầm đến đó. Không tách rời hai khâu này. ở nhà; Khuyến khích các con đọc thêm sách, báo, truyện để rèn luyện thêm khả năng đọc; Hướng dẫn các con đọc đúng văn bản. Giáo viên cũng phải thường xuyên thông báo tình hình của học sinh cho phụ huynh biết để kịp thời có những biên pháp can thiệp hợp lí giúp em ngày càng tiến bộ hơn trong việc đọc. 9. Biện pháp 9: Tích hợp dạy học Tập đọc trong các môn học khác Để giúp phát huy được hiệu quả của các biện pháp trên, việc tích hợp dạy học đọc trong tất cả các phân môn khác là vô cùng cần thiết. Học sinh cần đọc đúng, đọc tốt thì mới có thể học tốt các môn học khác được. Bởi vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần cho học sinh vận dụng tối đa kĩ năng đọc để các em càng có thêm cơ hội rèn luyện cho việc đọc. Dạy học tích hợp cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy Tiếng Việt nói chung và các môn học khác nói riêng. Điều này giúp các em được rèn luyện thêm kĩ năng và qua đó chất lượng học tập của các em cũng được củng cố và nâng cao. III.2. Tính mới, tính sáng tạo - Các giải pháp đưa ra không trùng với nội dung của giải pháp cũ khi chưa thực nghiệm; Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng; Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. - Mặc dù sáng kiến này đã có nhiều người nghiên cứu, áp dụng nhưng điểm mới của sáng kiến mà tôi đưa ra trước hết phù hợp với chúng ta đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và bắt đầu bước sang năm thứ hai thực hiện thay sách giáo khoa. Với đề tài này, để đem đến hiệu quả thực tế tôi đã và đang thực hiện một số giải pháp trong quá trình rèn đọc cho học sinh đó là: Tích hợp dạy tập đọc trong các môn học khác để luôn thường trực trong học sinh việc rèn đọc; Tổ chức tiết đọc sách, lịch đọc sách, đọc truyện hàng ngày cho học sinh để nâng cao kỹ năng đọc cho các em. - Tôi đã lựa chọn phương pháp rèn đọc từ dễ đến khó, phù hợp từng đối tượng; các phương pháp phù hợp với từng dạng bài dạy, hình thức tổ chức dạy học áp dụng hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu mới của thay sách. - Tùy theo môn học mà sự thay đổi mới sẽ khai thác ở những khía cạnh khác nhau, để đạt mục tiêu tối đa. Rèn kĩ năng đọc là biện pháp mang tính tổng hợp cao, nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác. Chính vì vậy, rèn cho các em đọc tốt là rất cần thiết, tạo cho các em học sinh có được một tâm thế học tốt các môn học khác và toàn diện sau này. Chính từ những điềm mới mẻ, những sáng tạo tôi đã thực hiện mà nêu trong đề tài đã thực sự góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1A, lớp tôi phụ trách trong năm học này.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop.docx