SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong giờ tập đọc

docx 30 trang sklop1 08/01/2024 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong giờ tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong giờ tập đọc

SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong giờ tập đọc
 MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT - ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................1
II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ..2
III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.................3
PHẦN THỨ HAI - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................4
I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................4
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC............................................................................5
1. Đối với giáo viên..............................................................................................5
2. Đối với học sinh...............................................................................................5
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ............................................................6
1. Giải phápthứ nhất: Chuẩn bị chu đáo cho tiết học.........................................6
2. Giải phápthứ hai: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bàitập đọc...........................8
3. Giải phápthứ ba: Luyện đọc đúng..................................................................9
4. Giải phápthứ tư: Luyện đọc lưu loát:...........................................................16
5. Giải phápthứ tư: Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập: ..................................16
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...............................................27
PHẦN THỨ BA - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................28
I. KẾT LUẬN....................................................................................................28
II. KIẾN NGHỊ ..................................................Error! Bookmark not 
defined.
PHẦN THỨ TƯ - TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................30 ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, mặt 
âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một 
trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là lí do 
khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc. Như 
chúng ta biết học vần và tập đọc là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh 
một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Mặt khác trong cuộc sống 
hàng ngày, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp của người Việt. Do đó mỗi người 
Việt Nam đều cần sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình.
 Việc nói đúng tiếng Việt của mỗi người bắt đầu từ khi biết nói. Nhưng việc 
huớng dẫn trẻ nói đúng tiếng Việt chuẩn, có phương pháp, có hệ thống thì bắt đầu 
từ khi trẻ bước vào năm đầu tiên ở trường Tiểu học. Vì thế, việc dạy Tiếng Việt tiểu 
học là tầm quan trọng vô cùng to lớn.
 Hơn thế nữa, phân môn tập đọc là một phân môn có tính chất thực hành. 
Nhiệm vụ của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh, giúp học sinh đọ c đúng, 
đọc nhanh, đọc hiểu tiến tới đọc diễn cảm. Thông qua môn học, học sinh được mở 
rộng tư duy được phát triển. Học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp, tiếp thu được tình 
cảm đạo đức trong giờ tập đọc. Mặt khác phân môn tập đọc còn giúp học sinh học 
tốt các môn khác viết đúng chính tả, tập làm văn hay...
 Bên cạnh đó với trẻ em lớp một việc các em được đến trường học là một bước 
ngoặt lớn với các em bởi hoạt động chủ yếu của các em vừa được chuyển từ vui 
chơi sang học tập. Để các em bắt nhịp được với hoạt động mới khi dạy tập đọc cũng 
như các môn học khác người giáo viên cần quan tâm tới đặc điểm tâm sinh lý của 
trẻ để cung cấp kiến thức cho trẻ trên cơ sở vốn tiếng mẹ đẻ có sẵn dưới nhiều hình 
thức khác nhau, lựa chọn phương pháp thích hợp nhất nhằm rèn cho học sinh không 
những đọc đúng mà còn đọc lưu loát và đọc diễn cảm một bài tập đọc . Đó là lý do 
trên tôi xin giới thiệu với các đồng nghiệp sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng 
đọc đúng cho học sinh lớp Một trong giờ tập đọc. ”
 II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÚNG 
DỤNG
 1. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018.
 2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1, trường Tiểu học.
 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng trong các tiết 
Tập đọc ở lớp Một.
 III.SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
 Trong quá trình thực tế dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng tôi thấy 
nhiều em tiếp thu bài nhanh, đọc tốt, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu PHẦN THỨ HAI - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát 
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, 
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Trong chương trình Tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Mục 
tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các 
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của 
lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư 
duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết 
sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước 
ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, 
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội 
chủ nghĩa.”
 Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt nhất là 
trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra đối 
với học sinh Tiểu học. Ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc 
mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí 
hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó 
là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, 
giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ 
việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy 
học Tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát 
triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát 
triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thông qua phân 
môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng 
vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu 
cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu Tiếng Việt.
 Hiện nay, một trong những quan điểm mới của việc biên soạn chương trình và 
Sách giáo khoa Tiếng Việt là quan điểm tích hợp. Vì vậy, bên cạnh những nhiệm vụ 
chính nêu trên, môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểu được 
phong tục tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu được truyền thống của 
cha ông, biết tôn sư trọng đạo, biết bảo vệ môi trường sống... qua những bài tập đọc, 
qua những bài làm văn hoặc qua những câu chữ dẫn ra như một ngữ liệu trong những 
bài tìm hiểu về Tiếng Việt. Chính vì sự phát âm sai nên tốc độ đọc và đọc hiểu văn bản của học sinh rất hạn 
chế. Mặt khác theo yêu cầu học sinh còn phải đọc đúng, đọc hay. Yêu cầu tiếp theo đó 
là đọc diễn cảm cần có giọng đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn, từng bài sao cho 
phù hợp với văn cảnh, từng nhân vật đó là điều hết sức khó khăn với học sinh lớp Một.
 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
 Trước tình hình thực tế dạy học để rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh 
trong các tiết Tập đọc ở lớp Một. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hướng dẫn 
học sinh rèn đọc để nâng cao chất lượng tiết học tập đọc đó là :
 1. Chuẩn bị chu đáo cho tiết học.
 2. Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm.
 3. Luyện đọc đúng phải rèn luyện cho học sinh thể hiện chính xác âm vị Tiếng 
Việt.
 a. Đọc đúng phụ âm đầu.
 b. Đọc đúng phần vần.
 c. Đọc đúng thanh điệu.
 4. Luyện đọc lưu loát.
 5. Vận dụng linh hoạt trò chơi học tập.
1. Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị chu đáo cho tiết học.
 Qua thực tế giảng dạy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tôi 
nhận thấy rằng để dạy thành công một tiết tập đọc, truyền thụ được kiến thức một cách 
khoa học, sâu sắc giáo viên cần chuẩn bị kỹ những việc sau:
 + Soạn bài cụ thể, chi tiết thể hiện rõ hoạt động của thầy, của trò. Xây dựng được 
các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy 
học hiện đại một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.
 + Nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng bài. Đọc kĩ bài tập đọc sắp dạy, trao đổi học 
tập cách dạy của đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc phải và cách sửa 
các tình huống đó.
 + Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã dùng, 
từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình cảm của từng 
bài.
 + Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc, đưa ra thêm những câu hỏi dẫn 
dắt để giúp học sinh phân tích, khai thác nội dung.
 + Soạn bài trên giáo án PowerPoint trình chiếu các slide phù hợp với nội dung bài 
học. Tự quay hoặc tham khảo một số tư liệu phục vụ cho bài học.
 Mỗi tiết Tập đọc muốn đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên là phải 
có sự chuẩn bị bài chu đáo, lập kế hoạch dạy học chi tiết, chuẩn bị những đồ dùng cần 
thiết. Khi dạy bất kì một bài Tập đọc nào, bao giờ tôi cũng dành một khoảng thời gian bắt chước giọng đọc của Giáo viên. Người Giáo viên có giọng đọc tốt diễn cảm, chuẩn 
mực thì không có gì đáng ngại nếu như học sinh bắt chước thầy cô.
 * Đọc mẫu của GV bao gồm:
 - Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học 
đọc cho học sinh.
 - Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận 
xét, giải thích nội dung bài đọc.
 - Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh
 Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc, giáo viên cần tìm hiểu và 
cảm thụ bài tập đọc, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, 
tác giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết cấu, 
nghệ thuật. Hiểu được nội dung cảm thụ: cảm thụ sâu sắc, tính lôgic sẽ đọc diễn cảm 
tốt. Giọng đọc mẫu diễn cảm hay sẽ bắt đầu từ cảm xúc của lòng mình, người đọc phải 
nhập vai lúc đó khả năng truyền cảm người nghe lớn hơn.
 Tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc là rất cần thiết vì muốn học 
sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo 
viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức 
đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của giáo 
viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh, làm cho các em dễ 
đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Giáo 
viên cần hướng dẫn để học sinh đọc sao cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, 
bài thơ.
 Đọc mẫu diễn cảm bài tập đọc của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc 
mà học sinh cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo 
chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn 
cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế ngồi đọc, hứng thú nghe 
đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao quát được 
cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em học sinh xa 
nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm 
cho bài đọc bị gián đoạn.
 Đọc mẫu là hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả đáng kể, có tác dụng làm 
mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó muốn rèn đọc cho học sinh tôi luôn chuẩn bị bài chu 
đáo, rèn luyện đọc mẫu phù hợp với nội dung bài đọc, đọc đúng thể loại, đúng ngữ điệu, 
tránh đọc đều đều mà cần biết biểu hiện tình cảm của mình qua cử chỉ ánh mắt, nét mặt, 
nụ cười khi đọc.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Trường em” tôi phải đọc giọng tình cảm, thiết tha thể hiện tình 
cảm của bạn nhỏ đối với ngôi trường và nhấn giọng một số từ ngữ thể hiện tình cảm: 
ngôi nhà thứ hai, hiền như mẹ, thân thiết như anh em.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop.docx