Báo cáo sáng kiến Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn dành cho Lớp 1 và Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn dành cho Lớp 1 và Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo sáng kiến Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn dành cho Lớp 1 và Lớp 2
BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN (dành cho lớp 1 và lớp 2) I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: Xuất phát từ mục tiêu của môn Toán lớp 1, lớp 2 ở trường tiểu học nhằm đào tạo cho học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản đơn giản, thiết thực về giải các bài toán về phép cộng phép trừ (trong đó có các bài toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị) về phép nhận dạng tìm tích và phép chia thành phần bằng nhau và chia thành nhóm. Trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính (với cách viết tên và đơn vị theo quy định) và đáp số. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt đúng cho học sinh. Bởi lẽ môn Toán là một môn học có nhiều thuật toán, tiên đề vốn rất cao sâu lại được trình bày một các giản dị trên trang sách giáo khoa dành cho trẻ nhỏ để rồi qua từng bài, từng chương dần dần hình thành tư duy toán học cho các em. Việc dạy học môn toán lớp 1 và lớp 2 nhằm giúp cho học sinh biết: đếm, đọc, viết các số đến 100 (lớp 1), 1000 (với lớp 2). So sánh, sắp xếp, các số theo thứ tự xác định. Sử dụng bảng cộng, bảng trừ (không nhớ, có nhớ) trong phạm vi 20. Thực hành nhân và chia với 2, 3, 4, 5. Tìm thừa số và số bị chia. Xác định 1/2, 1/3, ¼, 1/5 của nhóm đồ vật. Làm quen và tính toán đơn giản các bài toán về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng . Học sinh biết phát hiện và giải quyết vấn đề bằng nói và viết từ các tình huống cụ thể. Biết trình bày bài giải bài toán có lời văn với một phép tính. Dần biết cách học toán và phát triển các năng lực toán học. Từng bước giúp học sinh tự tin và hứng thú với việc học toán sau này. Giải bài toán có lời văn là một trong những kiến thức cơ bản trọng tâm của môn Toán lớp 1 và lớp 2, là một loại toán giúp học sinh được rèn luyện và phát triển tư duy rất tốt, qua loại bài tập này học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng trình bày bài toán một cách đầy đủ, toàn diện về ngôn ngữ và tính toán. Tuy nhiên khi làm loại bài tập toán có lời văn, học sinh thường gặp rất nhiều khó Từ thực tế nhiệm vụ giảng dạy Toán ở lớp 1 và lớp 2, tôi thấy vai trò của cách dạy toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng trong môn Toán của lớp 1 và lớp 2, vì nó vừa giúp học sinh phát triển các tư duy toán học vừa giúp học sinh hoàn thiện thêm về ngôn ngữ, gắn liền toán học và cuộc sống. Để hoàn thành tốt các mục tiêu trên và giúp học sinh làm tốt dạng toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2, tôi đã nghiên cứu, tiến hành thực nghiệm, kiểm tra đánh giá khảo sát kết quả và rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy học giải toán có lời văn. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Qua dự giờ một số lớp và qua việc kiểm tra đánh giá trong giờ dạy của mình và qua các kỳ kiểm tra đánh giá chung (thi HK1, HK2) theo đề của phòng giáo dục đào tạo Giao Thủy, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều học sinh còn hay lúng túng khi giải bài toán có lời văn,Nhiều học sinh không biết giải bài toán có lời văn hoặc lời giải sai, lời giải chưa chuẩn mực. Nhiều học sinh cảm thấy rất khó khăn e ngại không muốn làm dạng toán này từ đó có tâm lý chung là rất ngại học toán. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để thực hiện tốt, hiệu quả công tác dạy học sinh giải bài toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2 giáo viên cần giảng dạy chắc chắn từng bước như sau: 1) Rèn cho sinh kỹ năng tìm hiểu nội dung bài toán: Khi giải bài tập dạng toán có lời văn ở lớp 1 và lớp 2, tôi luôn yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài toán. Học sinh phải hiểu chắc chắn một số từ khóa quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn ngữ thông thường như: “rời bến”, “bay đi”, “bán đi”, “cắt đi” ... thì mới đảm bảo có lời giải đúng, rất nhiều học sinh làm sai do vội vàng. Cần nhắc nhở học sinh thao tác nhanh, suy nghĩ và làm bài nhanh là cần thiết nhưng phải có kết quả đúng mới là quan trọng . Nhanh nhưng kết quả sai, thì các cố gắng đó trở lên không có giá trị. Giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng cẩn thận chắc chắn khi tìm hiểu bài toán cũng là góp phần rèn và hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Học sinh rất cần được rèn tính cẩn thận, chắc chắn trong suy nghĩ và hành động trong học tập và trong cuộc sống hiện nay - Thời đại công nghệ. Rất nhiều người coi thường bước này, bởi vì kết quả đánh giá của kì thi (kiểm tra) Sau khi học sinh biết tóm tắt câu văn một cách thuần thục giáo viên bắt đầu giúp các em biết cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc dưới dạng dấu móc ngoặc. Ví dụ: Nga có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Nga 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa? Tóm tắt: 4 bông hoa Nga Bình 2 bông hoa ? bông hoa Nói chung có nhiều cách tóm tắt một bài toán nhưng tóm tắt một bài toán có lời văn mà đúng thì học sinh rất dễ tìm được cách giải đúng. Có nhiều cách tóm tắt vì thế phải tùy thuộc vào khả năng của từng học sinh sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính cẩn thận, chắc chắn của học sinh, đồng thời qua đó rèn học sinh tính chủ động trong học tập, rèn kỹ năng, khả năng tự ra quyết định, chọn cách thức để giải quyết vấn đề (rèn năng lực giải quyết vấn đề). Giúp học sinh tự tìm cho mình một cách tóm tắt đúng với mỗi dạng toán khác nhau tùy theo năng lực của bản thân học sinh. 3) Rèn kỹ năng cho phép tính giải thích hợp: Để giải một bài toán, học sinh cần phải xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho (số liệu, đại lượng đã cho) và cái phải tìm (số liệu, đại lượng cần tìm). Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải một bài toán thông qua các câu hỏi gợi ý như: “Bài toán cho biết gì?”, “Bài toán hỏi gì?”, “Làm phép tính gì? ” ... Các câu hỏi này giúp học sinh phát hiện ra các sự kiện toán học thường bị che bởi các tình huống thực tế (ẩn tàng qua các câu từ) trong bài toán, đồng thời giúp học sinh phát triển khả năng hiểu sâu ngôn ngữ toán học trong cuộc sống hàng ngày cũng như khả năng phân tích đề bài toán từ lớp 1 và lớp 2, giáo viên rèn tốt cho học sinh các kỹ năng này là đã giúp cho học sinh biết định hướng giải quyết vấn đề hợp lý trong quá trình giải toán. Các bài toán đơn ở lớp 1 và lớp 2 học kì I, chủ yếu là những bài toán thể hiện ý nghĩa cụ thể của các phép tính cộng trừ. Vì vậy học sinh cần biết và hiểu rõ ý nghĩa của các phép tính này mới có thể “chuyển dịch” từ tình huống thực tế sang ngôn ngữ và ký hiệu toán học. nào, chọn các câu từ như thế nào là thích hợp. Khi chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa có phương pháp hợp lý để tìm câu từ trình bày hợp lý học sinh nhút nhát sẽ không dám viết ra lời giải hoặc nhiều học sinh mạnh dạn lại viết bừa lời giải theo những câu từ ngây thơ, lủng củng, ... không đúng theo ý mình muốn diễn đạt. Từ đó dần dần học sinh hình thành thói quen sử dụng câu từ bừa bãi, không có tính chọn lọc, văn phong không tốt. Vì thế để học sinh cảm thấy dễ hơn, g iáo viên cũng cần hướng dẫn từng bước, tỉ mỉ cho học sinh dựa vào câu hỏi để nêu lời giải( trả lời) thích hợp nhất là những lần đầu gặp dạng bài toán đó. Lưu ý cho học sinh câu trả lời thường ở dạng khẳng định thông báo và thường được dựa trên cơ sở các cụm từ mấu chốt của câu hỏi trong đề bài. Ví dụ 1: Học sinh có thể nêu câu lời giải như: “ Nhà An có ”, “ Số con gà có tất cả là ”, “Nhà Am có tất cả là ”,... Ví dụ 2: Câu hỏi của bài toán là: “Hỏi đội thứ nhất trồng được bao nhiêu cây? ” Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hay cụm từ “bao nhiêu ” ở cuối câu bằng “số cây” rồi đặt lên đầu câu vào chỗ có từ hỏi. Thế là được câu lời giải: “ Số cây đội thứ nhất trồng được là ” Ví dụ 3: Câu hỏi là “ Hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét? ” Nếu giáo viên không hướng dẫn, học sinh sẽ làm như ở ví dụ 1 thì không phù hợp (“số mét tấm vải hoa dài là ”) cho nên giáo viên cần dạy học sinh dựa vào cốt câu của câu hỏi mà đặt lời giải. Chẳng hạn đặt lời giải ở ví dụ 3 là “Tấm vải hoa dài ” đi kèm với phép tính dài liền sau đó sẽ tạo thành câu khá hợp lý, hoàn chỉnh. Qua ví dụ trên cho học sinh thấy cần phải linh hoạt trong quá trình lựa chọn câu lời giải đảm bảo tính hợp lý, chính xác, khoa học. Vì có nhiều dạng bài toán khác nhau, lời giải phải thích hợp với từng dạng bài toán ấy do đó với mỗi lần đầu tiên làm bài toán với dạng mới, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh nếu phát hiện học sinh khó khăn không thể tự giải quyết chính xác được. Đặc biệt là giáo viên cần tìm một vài bài toán tương tự để học sinh tự làm được vừa củng cố phương pháp giải đồng thời khích lệ học sinh dần tự tin và yêu thích học môn toán, gắn môn toán với môn ngữ văn và các môn học khác. Việc làm đó cũng là góp phần dẫn hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết như: tính sinh trình bày như sau: + Kết quả của phép tính có ghi tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn, còn trong đáp số thì ghi số với tên đơn vị không có dấu ngoặc. + Khi viết đáp số phải có dấu”:” rồi mới viết số và ghi tên đơn vị. Ví dụ: Đáp số: 30 học sinh. Khi học sinh trình bày vào vở, lưu ý cho học sinh cách viết cho đẹp từng dòng vào vở thể hiện tính cẩn thận, chắc chắn và có tính thẩm mĩ cao. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế Qua những lần trao đổi về tình hình học tập của học sinh, nhiều phụ huynh học sinh so sánh quá trình học tập, giao tiếp của con em mình: từ so sánh kết quả học tập, so sánh vở ghi, so sánh biểu hiện nhân cách trong hoạt động, giao tiếp hàng ngày của chị (anh) với em, so sánh anh với em trong gia đình được học theo phương pháp trên, nhiều phụ huynh đã đánh giá rất cao kết quả giảng dạy của giáo viên theo phương pháp trên. Nhiều phụ huynh trao đổi là so với chị (anh) thì đứa em trình bày rất rõ ràng, dễ xem, dễ kiểm tra, vở sạch, tính ngăn nắp, gọn gàng, tính thẩm mĩ cao, hành vi, thói quen khoa học, dứt khoát, chính xác. Nói năng trong giao tiếp diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn, tính tình cẩn thận hơn, chu đáo hơn so với chị (anh). Chính vì vậy cũng đỡ tốn tiền hơn về phải mua thêm vở, thêm bút do tính cẩu thả mang lại. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Với phương pháp giảng dạy như trên đã giúp cho học sinh bớt ngại học môn toán hơn, góp phần từng bước khích lệ học sinh học toán, yêu thích môn toán. Biết gắn toán học với thực tế cuộc sống. Đặc biệt là với phương pháp như trên là đã góp phần hình thành, phát triển nhiều năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh như: tính cẩn thận, tính chính xác, tính linh hoạt, tính khoa học, ... năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, ... 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Kinh nghiệm trên có thể áp dụng cho các trường Tiểu học trong toàn tỉnh Nam Định và một số tỉnh thành lân cận.
File đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_phuong_phap_day_hoc_giai_bai_toan_co_loi_v.docx
- Báo cáo sáng kiến Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn dành cho Lớp 1 và Lớp 2.pdf