Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở Lớp 1

docx 30 trang sklop1 06/02/2024 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở Lớp 1
 Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO CƯM’GAR
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI
 --------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài
“BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1”
 Giáo viên: Nguyễn Thị Phố
 Năm học: 2018 - 2019
 0 Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
LỜI NÓI ĐẦU
 Ở bậc tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, học toán học sinh sẽ 
có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt cùng các môn học khác. Nắm vững kiến thức toán 
và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán các em sẽ áp dụng vào thao 
tác tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Đối với môn Toán lớp1, môn học có vị 
trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán 
mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học. Rồi mai đây, các em 
lớn lên, nhiều em trở thành nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những 
người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực lao động, đời sống, nhưng không bao 
giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết các số 
1,2,3...học các phép tính cộng,trừ, thực hành làm một bài toán giải vì đó là kỉ niệm 
đẹp nhấtcủa đời học sinh và hơn thế nữanhững con số,những phép tínhấy cần 
thiếtcho suốt cả cuộc đời.Mặt khác môn toán thiết thựcgóp phầnthực hiện mục 
tiêugiáo dục toàn diện cho học sinh.
Được sự quan tâm của Ban giám Hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của tổ chuyên môn 
và đồng nghiệp. Với kinh nghiệm thực tế giảng dạy tại lớp1hằng ngày, tôi nhận 
thấy: Việc giải các bài toán có lời văn là một nội dung học cần thiết và cơ bản 
giúp học sinh nhận thức được nhiều cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh 
qua nội dung của từng bài toán. Để học sinh hăng hái, tích cực giải được các bài 
toán có lời văn một cách dễ dàng mà không mệt mỏi hay chán nản chỉ bởi những 
con số, những phép tính đơn điệu. Vì thế mà bản thân tôi là một giáo viên trực 
tiếp giảng dạy các em phải luôn thật sự yêu nghề, quan tâm gần gũi các em và tìm 
ra những phương pháp hay, hình thức tổ chức mới để giúp các em học tập tốt hơn. 
 Với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi, lại đi vào một vấn đề lớn chắc chắn bài viết 
của tôi còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp thêm từ phía Hội đồng nhà 
trường cũng như từ các đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện tốt hơn về kinh nghiệm 
bản thân.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 2 Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
 thức khó thì việc giới thiệu kiến thức mới, nếu giáo viên chỉ dùng những lời giảng 
 qua loa để giải thích cho học sinh thì học sinh rất khó hình dung cũng như khó 
 nắm bắt được vấn đề mới. Vì thế, vấn đề đặt ra với giáo viên dạy Toán ở lớp 1 là 
 phải tìm ra một giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các 
 em trong từng giờ học. Mặt khác, việc dạy học toán có lời văn ở lớp 1 không phải 
 là tìm ra đáp số của bài toán hay là giải được nhiều bài toán một cách máy móc 
 mà cần hình thành cho các em phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn 
 đạt (phân tích, tóm tắt bài toán, giải quyết vấn đề và trình bày bài viết bằng nói 
 và viết) vì các em bắt đầu mới làm quen với giải toán có lời văn. Để giúp các em 
 hiểu được kiến thức mới và áp dụng vào việc thực hành luyện tập dễ dàng hơn 
 trong mạch toán giải có lời văn thì tôi mạnh dạn đưa ra một số:”Biện phápnâng 
 cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1A3/ trường Tiểu học Nguyễn Văn 
 Trỗi-huyện CưMgar- Tỉnh Đăk Lăk”
 2. Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài.
 Nhằm khảo sát thực trạng về chất lượng giải toán có lời văn của học sinh ở lớp 
 1A3/ trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
 Từ đó đề xuất một số gải pháp để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn của 
học sinh lớp 1 tại trường.
 “Biện phápnâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1” mà tôi đưa ra 
nhằm giúp họcsinh: Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn; Nêu được một 
bài toán dựa vào hình ảnh; Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng 
một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ; Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện 
phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt đúng.
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp giải toán có lời văn ở lớp 1.
 - Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của việc giải toán có lời văn nhằm nâng cao 
 chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1A3/ trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗihuyện 
 CưMgar- Tỉnh Đăk Lăk
 4 Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
II. PHẦN NỘI DUNG:
 1. Cơ sở lí luận
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được xác định tại Điều 24, khoản 
2 của Luật Giáo dục, đã ghi:”Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng 
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học 
tập của học sinh.”Phương pháp dạy học tích cực là một cách nói ngắn gọn, được 
dùng ở nhiều nước, để chỉ những phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tích cực ở đây được dùngtheo nghĩa 
trái ngược với thụ động, chứ không dùng theo nghĩa trái ngược với tiêu cực. Mỗi 
phương pháp đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, trong quá trình 
dạy học không nên nghiêng hẳn về một phương pháp dạy học nào mà người giáo 
viên cần biết lựa chọn, sử dụng phối hợp đầy đủ các phương pháp dạy học nhằm 
phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
 Đối với học sinh lớp 1, đọc và hiểu một bài toán thật không dễ nhất là phải dùng 
lời văn của mình để viết thành một lời giải phù hợp với nội dung bài toán. Làm 
thế nào để học sinh đọc, hiểu, giải toán đúng theo yêu cầu của bài toán đó là điều 
mà mỗi giáo viên cần quan tâm. Vậy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, 
ngay từ đầu năm học, tôi đã đề ra một số biện pháp giúp các em nắm vững kĩ năng 
giải toán một cách chính xác, tạo điều kiện và làm nền tảng cho các môn học khác.
2.Thực trạng
Trong quá trình dạy học ở Tiểu Học,đặc biệt dạy lớp 1tôi nhận thấy hầu như giáo 
viênnào cũng phàn nànkhi dạy đến phần giải toáncó lời văn ở lớp 1.Học sinh rất 
lúng túng khi nêu lời giải,thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính,viết sai 
đáp số.Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn lớp tôi chỉ có khoảng trên 50% 
số hs biết nêu lời giải, viết đúng phép tínhvà đáp số.Số còn lại là rất mơ hồcác em 
chỉ nêu theo quán tínhhoặc nêu miệng thì được nhưng khi viếtcác em lại rất lúng 
 6 Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
vẫn còn lạc hậu. Chưa có khả năng phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy 
tích cực để giúp học sinh giải toán có hiệu quả. Các phương tiện, thiết bị dạy học 
trong giảng dạy chưa được giáo viên chú trọng sử dụng, do đó chưa phát huy được 
tính tích cực, tính ham học hỏi của học sinh.
2.2Về phía học sinh
Một số em chưa có thói quen không đọc kĩ đề, chưa biết tóm tắt hay trình bày bài 
giải chưa rõ ràng và chưa khoa học. Khả năng tập trung của HS lớp 1 trong quá 
trình học cũng như trong giải toán có lời văn chưa cao. Chính vì lẽ đó, các em 
thực sự lúng túng khi làm một bài toán có lời văn. Mà hằng ngày đến lớp, học 
sinh tiếp thu kiến thức từ giáo viên thông qua các tiết dạy với phương pháp sử 
dụng chủ yếu là thầy giảng, trò nghe và ghi chép một cách thụ động chưa phát 
huy được tính tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức mới của các em. 
Ngoài ra, ở trường do thiếu đồ dùng trực quan nên hầu hết các giáo viên ở lớp 1 
khi dạy dạng toán này đều cố gắng mô phỏng lại hình ảnh của bài toán bằng những 
hình ảnh vẽ đơn giản trên bảng, từ đó những học sinh có khả năng tiếp thu chậm 
sẽ không nắm được bài toán dẫn đến sự kém tập trung chú ý vào bài.
 2.3Về phía phụ huynh học sinh
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là một ngôi trường ở gần trung tâm xã Quảng 
Hiệp, đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình. Bên cạnh đó còn 
một số phụ huynh có điều kiện kinh tế còn khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề 
buôn bán, hay làm thuê,chỗ ở không ổn định, trình độ thấp lại ít quan tâm đến 
việc học của con em mình ở nhà cũng như ở trường nên kết quả học tập chưa cao. 
Đặc biệt phụ huynh còn coi nhẹ kiến thức toán của lớp1. Chưa quan tâm đúng 
mức đến việc hình thành các phương pháp giải cho học sinh mà chỉ hướng dẫn 
một cách áp đặt, thậm chí còn giải giúp cho các em. Do vậy chất lượng học tập 
các bài toán dạng giải toán có lời văn ở lớp 1 chưa cao. Điều đó sẽ không đáp ứng 
được những yêu cầu của cuộc sống trong xã hội hiện đại.
 2.2Thiết bị dạy học
 8 Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
sống của học sinh, nên vừa đảm bảo tính khoa học vừa phù hợp với trình độ nhận 
thức của học sinh.
 3.1.2 Đại lượng và đo đại lượng
 Trong chương trình môn Toán ở lớp 1, học sinh chỉ được biết đến hai đại lượng 
độ dài và thời gian với mục tiêu được xác định cụ thể: Có biểu tượng về độ dài. 
Biết xăng-ti-mét là đơn vị để đo độ dài. Biết cách đo và viết số đo độ dài. Biết 
thực hiện các phép tính cộng và trừ với các số đo theo đơn vị cm. Biết mỗi tuần 
lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần. Biết xem lịch. Biết xem giờ 
đúng trên đồng hồ. Tập nhận biết mối liên hệ giữa các hoạt động trong sinh hoạt 
hằng ngày với thời điểm diễn ra chúng. 
3.1.3 Yếu tố hình học
 Dạy các yếu tố hình học ở lớp 1 chỉ bước đầu giúp học sinh: Nhận biết được hình 
tròn, hình vuông, hình tam giác (dạng tổng thể). Nhận biết được về điểm, đoạn 
thẳng; điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. Bước đầu hình thành và rèn luyện kĩ 
năng thực hành như: đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, xếp 
ghép hình đơn giản (theo mẫu). Bước đầu làm quen các thao tác lựa chọn, phân 
tích, tổng hợp hình. Phát triển trí tưởng tượng không gian qua quá trình học tập 
các yếu tố hình học. Nội dung yếu tố hình học có cấu trúc hợp lí, được sắp xếp 
đan xen với các mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển theo từng giai 
đoạn học tập của học sinh. 
 3.1.4 Giải toán có lời văn
 Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức trong chương trình Toán 
lớp 1. Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nằm trong mục tiêu chung 
dạy học môn Toán lớp 1 đó là: Nhận biết thế nào là bài toán có lời văn. Biết giải 
và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính 
trừ, trong đó có bài toán về”thêm”,”bớt”một số đơn vị. Bước đầu phát triển tư 
duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tích vấn đề, giải 
quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết). Nội dung giải toán 
 10 Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 1
trình bày bài giải, học sinh phải trình bày bài giải theo quy định thống nhất từ lớp 
1 đến lớp 5: Câu lời giải; Phép tính giải; Đáp số.
Thường thì các bài toán có lời văn ở lớp 1 gắn liền với tình huống trong đời sống 
thực tế của học sinh nên dạy học toán giải toán còn giúp các em giải quyết vấn đề 
bài trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ bài toán:Nhà An có năm con gà, mẹ mua 
thêm 4 con gà.Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
 3.2Hướng dẫn quy trình giải bài toán có lời văn
 3.2.1 Hướng dẫn học sinh đặt đề toán
 Trong chương trình Toán lớp 1, từ tuần 23 học sinh mới chính thức học cách giải 
bài toán có lời văn. Xong ngay từ tuần 7 đến tuần 16 (bắt đầu từ bài phép cộng 
trong phạm vi3) thì hầu hết các tiết dạy về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 
đều có các bài toán dạng”nhìn tranh để viết phép tính thích hợp”. Để giúp học 
sinh làm quen và tạo tiền đề để giải toán có lời văn được tốt thì tôi đã tập cho học 
sinh làm quen với cách thức giải toán như sau: Xem tranh vẽ, nêu bài toán bằng 
lời, nêu câu trả lời, điền phép tính thích hợp.
Đồng thời, dựa vào việc quan sát tranh thực tế đó kết hợp với những câu hỏi gợi 
ý sẽgiúp cho các em làm quen với một số từ khóa”đi vào, thêm, cho, nhận, và, 
đến, có tất cả”hay”đi ra, bớt, bay đi, lấy ra, ăn, bỏ đi”.Từ thực tế đó mà tôi hướng 
dẫn cách tìm ra phép tính ứng với các từ khóa có trong bài toán như: Thêm là 
cộng, bớt là trừ,
Ví dụ 1:Bài: Phép cộng trong phạm vi 4 - Trang 47 sách giáo khoa.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giai_toa.docx