Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Toán Lớp 1 qua các trò chơi

doc 11 trang sklop1 17/01/2024 2880
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Toán Lớp 1 qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Toán Lớp 1 qua các trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Toán Lớp 1 qua các trò chơi
 Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi Năm học 2010 – 2011
 PHẦN I
 Lí do chọn đề tài
1. Vị trí, tầm quan trọng của môn toán trong trường tiểu học
 Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho 
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn 
học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới 
xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi 
dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn toán ở trường tiểu học là một 
môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
 Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ 
thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là 
môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để 
hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn 
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác 
tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, 
khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh.
 Môn Toán còn góp phần giáo dục lí trí và những đức tính tốt như: trung thực, 
cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán 
cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con 
người lao động trong thời đại mới.
2. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm 
phát huy tính tích cực của học sinh.
 Trên cơ sở khai thác những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là hết 
sức cần thiết. Ở tiểu học, một yêu cầu quan trọng là dạy cho trẻ cách học nhằm xây 
dựng cho học sinh những kĩ năng cơ sở giao tiếp. Đối với học sinh tiểu học, dạy 
học cần quán triệt phương châm: nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn.
 Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực, góp phần thực hiện 
mục tiêu giáo dục tiểu học, tạo điều kiện để cá thể hoá dạy học và khuyến khích 
dạy học phát triển ra nội dung của bài học. Làm như vậy sẽ phát triển được các 
năng lực, sở trường của từng học sinh, rèn luyện học sinh trở thành những người 
lao động chủ động sáng tạo.
 Theo các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục và kinh nghiệm của 
các nhà sư phạm thì có năm giải pháp mang tính khả thi cao nhằm góp phần thực 
hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện có thành công hay 
không lại tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể cũng như phụ thuộc vào sự cố gắng của 
từng địa phương, của giáo viên từng trường, từng lớp. Một trong năm giải pháp đó 
là đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập 
là một vấn đề cần nhiều đầu tư suy nghĩ để thực hiện. Đây là hình thức gây hứng 
thú học tập cho học sinh, quán triệt ý tưởng giúp cho học sinh tiểu học “học mà 
chơi, chơi mà học” và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Tuy 
nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra “Chơi lúc nào? Chơi trò chơi gì để góp phần 
nâng cao chất lượng học toán?”. Đây chính là một vấn đề bức xúc cần giải quyết.
Nguyễn Thị Hồng Nho 1 Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi Năm học 2010 – 2011
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở xuất phát:
 1. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học.
 Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó là quá 
trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em có những hiểu biết 
nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó thể hiện thái độ và có 
những hành vi, hoạt động tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong việc nhận 
thức thế giới, con người có thể đạt tới các mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến 
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, mức độ cao là 
nhận thức lí tính. Hai quá trình này có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, chi phối 
lẫn nhau. Ở lứa tuổi các em thì nhận thức cảm tính chiếm ưu thế hơn nhận thức lý 
tính. Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những tác động trực tiếp được trẻ quan sát. 
Tuy nhiên, trẻ vẫn thích quan sát cái gì sặc sỡ, hấp dẫn và khả năng ghi nhớ tốt, 
đặc biệt là ghi nhớ máy móc. Trẻ dễ nhớ những gì tác động trực tiếp. Các em có 
thể hành động trên đối tượng đó. Do đó, trẻ thích tham gia các hoạt động mang 
tính thực tiễn.
 Như vậy, về khả năng trí tuệ, các em đã có khả năng lĩnh hội các khái niệm 
ban đầu, cơ bản trên cả lĩnh vực tri thức khoa học và đạo đức mặc dù phải dựa trên 
cơ sở là những sự vật, hiện tượng trực quan. Các em đã bước đầu biết so sánh, 
phân tích, nhận biết các giá trị của hành vi đạo đức, nhận thức được những hành vi 
đạo đức đúng và bày tỏ thái độ với những hành vi không phù hợp với chuẩn mực 
đạo đức.
 Ở lứa tuổi này, nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động 
nhận thức mà nó còn gắn liền với nhu cầu vui chơi.
 Nhu cầu vui chơi của các em chiếm một vị trí rất lớn. Đặc biệt ở các em xuất 
hiện nhu cầu lớn về tự đánh giá mình và đánh giá người khác trong cuộc sống, 
trong học tập. Mặc dù lúc đầu việc đánh giá này của trẻ chỉ mang tính bề ngoài, 
đánh giá bạn chỉ thông qua các hoạt động tập thể hoặc qua sự đánh giá của cô giáo. 
Về sau, việc đánh giá bạn còn được dựa trên dư luận của tập thể. Điều này có ý 
nghĩa lớn, nó đánh dấu một bước lớn trong sự phát triển nhân cách của các em.
 Về hứng thú, ở lứa tuổi này các em có hứng thú riêng biệt với từng bộ môn. 
Tuy nhiên, nếu khéo lồng các nội dung dạy học vào các trò chơi thì dễ lôi cuốn các 
em vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác mà chính các em không nhận 
thấy điều đó. Đối với các trò chơi các em thường hứng thú với các trò chơi có quy 
tắc, đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định, giàu trí tưởng tượng, nhất là các trò 
chơi được đánh giá bằng cách tính điểm.
 Tóm lại, ở bậc tiểu học, các em có những biến đổi sâu sắc về tâm sinh lí. Nó 
mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động học tập 
cho các em có hiệu quả thì mỗi nhà giáo dục phải nắm vững những đặc điểm 
chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lí của lứa tuổi này để vận dụng nó mà tổ chức 
các trò chơi học tập tương thích với mục đích dạy học. Đây là cả một vấn đề không 
đơn giản đòi hỏi một quá trình công phu và sáng tạo.
Nguyễn Thị Hồng Nho 3 Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi Năm học 2010 – 2011
 - Thời gian dành cho một tiết học toán từ 35 đến 40 phút, thời gian dành để 
củng cố kiến thức cho mỗi tiết dạy không nhiều từ 3 đến 5 phút cho nên giáo viên 
chưa biết cách tổ chức như thế nào để thay đổi hình thức hoạt động giúp học sinh 
vừa ôn tập củng cố, vừa giảm bớt căng thẳng sau một thời gian học tập căng thẳng.
 - Hiện nay, trò chơi toán học còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, ít được phổ biến và 
nhiều giáo viên hầu như không biết nhiều đến trò chơi vì có ít tài liệu tham khảo 
vấn đề này.
 - Một thực trạng nữa là đa số giáo viên rất ngại tổ chức trò chơi phục vụ học 
tập toán do ngại tìm tòi, sưu tầm, thiết kế hay do không biết hoặc không có thời 
gian.
 Nói tóm lại, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi thấy việc 
tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để khắc phục tình trạng trên nhằm gây 
hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần thiết cần 
phải làm ngay.
III. Quá trình thực hiện
 1. Chuẩn bị: 
 - Trước tiên tôi đọc thêm sách báo nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực 
hiện, sưu tầm một số trò chơi toán học phù hợp với đặc thù riêng của lớp mình. 
 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học sẵn sàng và kĩ lưỡng.
 2. Tổ chức thực hiện
 Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học, sau đó thiết kế chi tiết 
trong bài soạn rồi khi lên lớp tôi tiến hành tổ chức cho các em học sinh chơi ở 
bước củng cố trong mỗi tiết học toán.
V. Kết quả đạt được
 Trong năm học này các em học sinh của lớp tôi được tham gia các trò chơi 
toán học do tôi tổ chức bắt đầu từ tuần 8, đến giữa kì 2 tôi tiến hành phỏng vấn 
điều tra hứng thú học tập của các em và thu được kết quả như sau:
 - Tỉ lệ học sinh thích học môn Toán tăng lên 78 % so với đầu năm là 53%.
 - Tỉ lệ học sinh không thích học môn Toán giảm xuống còn 12% so với đầu 
năm là 22%.
 - Tỉ lệ học sinh không tỏ rõ ý kiến giảm xuống còn 10% so với đầu năm là 25%.
 Biểu đồ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN 
 Lớp 1/1
 80% 78.0%
 70%
 60%
 53.0%
 50%
 40%
 30%
 22%25%
 20%
 12%
 10% 10%
 0%
 Đầu năm Giữa kì 2
 Thích Không thích Không có ý kiến
Nguyễn Thị Hồng Nho 5 Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi Năm học 2010 – 2011
 3. Trò chơi NÊU ĐÚNG KẾT QUẢ
1. Mục đích
 - Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.
 - Rèn kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 6.
2. Chuẩn bị
 Mỗi học sinh bày sẵn 7 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 6 trên bàn.
 0 1 2 3 4 5 6
3. Cách chơi
 Cả lớp cùng chơi. Giáo viên nói, chẳng hạn: “1 cộng 5”, “3 thêm 2”, “6 trừ 
4”, “5 bớt 2”,. Học sinh thi đua giơ các tấm bìa ghi kết quả tương ứng (6, 5, 2, 
3,), học sinh nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò, hát,)
 4. Trò chơi NHANH MÀ ĐÚNG
1. Mục đích
 Luyện tập các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 10.
2. Chuẩn bị
 Giáo viên treo trên bảng bức tranh như sau:
 + 2 3 + 
 8 + + 6
 + 0 10 + 5
 7 + 9 + 
 1 + + 4
3. Cách chơi
 Hai nhóm cùng chơi, mỗi nhóm 5 bạn. Đặt tên hai nhóm là Thỏ và Sóc. Khi 
giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu tiên của mỗi nhóm lên điền số thích hợp 
vào ô trống trong khung xuất phát rồi nhanh chóng trao bút viết cho bạn thứ hai. 
Cứ như thế, bạn thứ năm lên điền số thích hợp vào ô trống trong khung cuối cùng.
 Nhóm nào làm đúng và về đích trước thì nhóm đó thắng cuộc và được tuyên 
dương.
Nguyễn Thị Hồng Nho 7 Gây hứng thú học tập môn Toán lớp 1 qua các trò chơi Năm học 2010 – 2011
 7. Trò chơi TÌM NHÀ CHO THỎ
 1. Mục đích
 Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 100.
 2. Chuẩn bị
 Giáo viên treo lên bảng bức tranh như sau:
 54
 76 - 3 58 - 4
 69 - 10 73 66 - 6
 40+ 14
 59
 20+40
 0
 70 + 3
 60
 57+ 2
 3. Cách chơi
 Hai đội chơi, mỗi đội 4 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu 
tiên của mỗi đội lên nối (di chuyển) hai chú thỏ với “nhà” có số là kết quả phép tính 
trên hình chú thỏ đó, rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như 
thế cho đến bạn cuối cùng.
 Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
 Nguyễn Thị Hồng Nho 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_gay_hung_thu_hoc_tap_mon_toan_lop_1_qu.doc