Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học toán cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học toán cho học sinh Lớp 1
HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trí thông minh là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ như: quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng và chủ yếu là năng lực tư duy mà đặc trưng là năng lực tư duy độc lập linh hoạt, sáng tạo vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết những vấn đề được đặt ra một cách tốt nhất. Chính vì vậy một điểm mới trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm. Người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Chính vì vậy ở lớp 1 việc phát triển trí thông minh cho trẻ là hết sức cần thiết. II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: 1/ Biện pháp 1: Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học Để học sinh học Toán một cách thông minh, người giáo viên cần phải dựa vào việc học sinh nắm vững kiến thức được học dể giúp học sinh hiểu cặn kẽ bản chất của kiến thức đó. Tuy nhiên cần phải thấy rằng; không phải cứ nắm được nhiều kiến thức thì càng thông minh, mà ngược lại cho trẻ nắm nhiều kiến thức vô ích một cách hình thành thức mà không hiểu bản chất, không biết vận dụng thì chỉ là nhòi nhét và làm cùn trí thông minh của trẻ... Vì vậy khi dạy học sinh học toán giáo viên cần phải biết lựa chọn phương pháp, biện pháp thích hợp để học sinh nắm được các kiến thức, bản chất rồi từ đó làm cơ sở cho việc học các kiến thức tiếp theo. VD: Khi dạy HS làm tính cộng 2+3=5 bằng kinh nghiệm sống của các trẻ các em có thể trả lời ngay kết quả là 5, song nếu chỉ nghĩ rằng các em chỉ thuộc các phép tính và làm đúng kết quả thì vẩn chưa đủ mà người giáo viên cần cho HS hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng bằng các hình ảnh trực quan, thao tác của học sinh " động tác gộp các nhóm đồ vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính là ý nghĩa của phép cộng". VD: Khi dạy các số tròn chục 30 + 50 = 80 80 – 30 = 50 GV gợi cho HS nắm chắc cấu tạo số rồi tự HS suy nghĩ tìm ra nét đặc biệt của các số tròn chục là cột đơn vị luôn bằng 0. Từ nhận biết cơ bản này, HS sẽ áp dụng vào việc thực hiện phép cộng, trừ các số tròn chục một cách thuận lợi. - Vì cột đơn vị luôn bằng 0 nên học sinh chỉ cần nhẩm hoặc tính cột chục thì sẽ ra kết quả VD: Khi dạy các em dạng tính dọc 14 17 + 3 - 3 GV cần cho HS hiểu để tìm ra điểm cơ bản của 3 dạng tính là số có một chữ số có hàng chục bằng 0. Do đó khi thực hiện phép tính ở hàng chục các em cần vận dụng kiến thức toán đã học ở bài số 0 trong hpép trừ để giải bài nhanh và đúng. 2/ Biện pháp 2: Sau khi các em dã nắm dược cách tìm các đoạn thẳng bị cắt bởi nhiều điểm một cách thành thạo, giáo viên cần tiếp tục giúp các em biết vận dụng vào việc tìm đoạn thẳng trong các hình tổng hợp. 4/ Biện pháp 4: Kết hợp việc kiểm tra bài cũ để học tốt bài mới Trong thực tế giảng dạy hiện nay có rất nhiều tiết học nói chung và tiết học Toán nói riêng không ít giáo viên chưa thật sự coi trọng việc kiểm tra bài cũ. Có giáo viên lồng ghép kiểm tra bài trong phần truyền thụ kiến thức mới để có sự đổi mới sáng tạo. Song làm như vậy việc kiểm tra bài cũ trở thành hình thức. Theo tôi để việc kiểm tra có hiệu quả, góp phần giúp HS củng cố khắc sâu kiến thức mới giáo viên nên dành 1 lượng thời gian riêng khoảng 5 phút, tập trung vào 3 vấn đề: - Kiểm tra để làm gì? - Kiểm tra kiến thức nào? - Hình thức kiểm tra như thế nào? Để trả lời 3 câu hỏi trên tôi luôn xác định yêu cầu cần kiểm tra ở cuối tiết học trước để định hình hướng dẫn học sinh học ở nhà và có sự chuẩn bị trước cho tiết học sau của cả thầy và trò. Vì vậy sự kiểm tra sẽ đánh giá sự tiếp thu của HS, giúp HS vận dụng kiến thức cũ và học kiến thức mới dễ dàng hơn. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đả đạt được một số kết quả sau: - HS được đánh giá chính xác kết quả học tập. Các em đả vận dụng thành thạo các kiến thức đả học làm cơ sở cho việc tiếp thu bài mới một cách thuận mợi, vững chắc. - Luyện tập cho HS thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để HS phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua việc thảo luận, tranh luận mà HS phát triển khả năng nói lưu loát biết lí luận chặc chẽ khi giải toán. - HS biết vận dụng những kiến thức đơn lẻ để giải các bài toán tổng hợp nhiều kiến thức. - Tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú học tập của HS, bằng các bài toán sinh động hấp dẫn thật sự biến giờ học, lớp học luôn là không gian học toán cho học sinh. Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Nhung
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_toan_cho_hoc_sinh_lop_1.doc