Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn phương pháp học Toán cho học sinh Lớp 1

docx 11 trang sklop1 20/10/2023 3332
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn phương pháp học Toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn phương pháp học Toán cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn phương pháp học Toán cho học sinh Lớp 1
 Sáng kiến kinh nghiệm
Hướng dẫn phương 
pháp học Toán cho
 học sinh lớp 1 Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học:
 Để học sinh học toán một cách thông minh, người giáo viên cần phải dựa vào việc 
học sinh nắm vững các kiến thức được học để giúp học sinh hiểu cặn kẽ bản chất của 
kiến thức đó.
 Tuy nhiên cần phải thấy rằng : không phải cứ nắm được nhiều kiến thức thì càng 
thông minh mà ngược lại nếu dạy cho trẻ nắm nhiều kiến thức vô ích một cách hình thức 
mà không hiểu bản chất, không biết vận dụng thì chỉ là nhồi nhét và làm cùn trí thông 
minh của trẻ. Vì vậy khi dạy cho học học toán, giáo viên cần phải biết lựa chọn phương 
pháp, biện pháp thích hợp để học sinh nắm được các kiến thức bản chất nhất rồi từ đó 
làm cơ sở cho việc học các kiến thức tiếp theo. Giáo viên cũng cần dựa vào những kinh 
nghiệm của học sinh, những kiến thức cơ bản mà học sinh đã học để tiếp thu tốt các kiến 
thức của bài sau và đi sâu tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của kiến thức đó.
Ví dụ :
 Khi dạy học sinh làm tính cộng : 2+3=5. Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, các em có 
thể trả lời ngay được kết quả là 5, song nều chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ học thuộc các 
phép tính làm đúng kết quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên cần làm cho học sinh 
hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng bằng các hình ảnh trực quan, động tác hoạt 
động của học sinh để từ đó rút ra “động tác gộp các nhóm đồ vật vào nhau chính là 
cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính là ý nghĩa của phép cộng. ”
 Từ các hình ảnh cụ thể, từ những hoạt động của chính mình, học sinh đã biết vận dụng 
 các kiến thức về ý nghĩa phép cộng. Dần dần các em hiểu về phép cộng một cách trừu 
 tượng, khái quát hơn, thông qua việc hình thành cấu tạo số để hình thành phép cộng một 
 cách có cơ sở, từ đó mở rộng sự hiểu biết của mình.
 Ví dụ 1:
 Khi dạy phép cộng trong phạm vi 3, sau khi hiểu ý nghĩa phép cộng là : 2 gộp 1 
 là 3 thì sẽ có phép tính 2+1=3, học sinh đã biết khái quát hơn về ý nghĩa bằng
 cách dựa vào cấu tạo số: Bồi dưỡng cho họ sinh năng lực quan sát, biết suy nghĩ lập luận, phân tích đề toán 
để phát hiện trí thông minh.
Quan sát là chức năng bẩm sinh của muôn loài nhưng với con người thì nó tinh tế và sâu 
sắc hơn rất nhiều. Nhờ biết cách quan sát mà loài người đã phát hiện ra các chân lí của cuộc 
sống. Quan sát là một cách thức rất hiệu quả giúp cho con người nhận thức chân lí “từ trực 
quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường 
biện chứng của quá trình nhận thức chân lí. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy năng lực quan 
sát, năng lực suy nghĩ của học sinh trong học tập nói chung và học toán nói riêng còn hạn 
chế. Chính vì vậy việc rèn luyện năng lực quan sát, suy nghĩ lập luận cho học sinh là việc 
làm hết sức cần thiết để dạy học sinh học toán một cách thông minh .
 Muốn học tốt môn toán, biết giải các bài tập toán từ đơn giản đến phức tạp thì đều đòi 
hỏi học sinh biết quan sát, biết suy nghĩ một cách thông minh, từ đó tìm ra cách giải ngắn 
gọn, sáng tạo, chính xác bằng cách lập luận chính xác để loại bỏ những giả thiết không 
phù hợp với yêu cầu của đề bài. Vì vậy phương pháp giảng dạy của giáo viên phải gợi mở 
cho học sinh biết suy nghĩ tìm ra những giả thiết không thích hợp để đi đến đích là có lời 
giải đúng.
 Ví dụ 1:
 Mẹ cho Thư hộp kẹo trong đó có 5 cái kẹo xanh, 5 cái kẹo đỏ. Thư lấy ra 8 cái chia cho 
các bạn. Số kẹo mỗi màu của Thư lấy ra có thể là bao nhiêu? Hỏi trong hộp còn lại mấy 
cái kẹo?
 Sau khi cho học sinh đọc kỹ đề, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh quan sát bằng 
hình ảnh cụ thể để học sinh suy nghĩ và xác đính yêu cầu của bài.
 + Số kẹo lấy ra mỗi màu có thể là bao nhiêu?
 + Số kẹo còn lại trong hộp?
 Sau khi đã xác định yêu cầu của bài, học sinh sẽ suy nghĩ, phân tích, lập luận để
tìm ra những giả thiết có thể xảy ra ở yêu cầu 1.
 Học sinh cần biết vận dụng kiến thức phân tích số 8 để tìm ra các giả thiết sau: Ví dụ 1:
 Khi dạy học sinh phần nhận dạng các hình, các đoạn thẳng, nếu là hình đơn, các đoạn 
thẳng không bị cắt thì các em nhận biết rất dễ dàng. Song những đoạn bị cắt bởi 1, 2, 3 ... 
điểm ở giữa trong các hình thì các em gặp rất nhiều khó khăn vì tính trừu tượng khái quát 
cao.
 Để giúp các em giải được loại toán này, trước hết cần dạy các em nắm chắc, nhận biết 
được khái niệm một đoạn thẳng luôn được xác định bởi 2 điểm, rồi nhận biết các đoạn 
thẳng bị cắt bởi 1 điểm, 2 điểm, 3 điểm ở giữa một cách thành thạo sau đó mới hướng dẫn 
các em vận dụng vào việc nhận biết số lượng các đoạn thẳng trong các hình tổng hợp. Cụ 
thể khi dạy về các đoạn thẳng, ngoài việc học sinh nắm chắc khái niệm về đoạn thẳng, các 
em còn phải nhận dạng được các đoạn thẳng trong nhiều trường hợp.
 Sau khi các em đã nắm được cách tìm các đoạn thẳng bị cắt bởi nhiều điểm một cách 
thành thạo, giáo viên cần tiếp tục giúp các em biết vận dụng vào việc tìm đoạn thẳng 
trong các hình tổng hợp.
 Ví dụ 2:
 Tìm xem hình vẽ dưới đây có:
 - Mấy tam giác
 - Mấy đoạn thẳng
 Để tìm ra số đoạn thẳng ở hình 1 và hình 2, các em đã phát hiện ra ngay 10 đoạn thẳng 
vì biết áp dụng bài trước vào việc giải bài tập. Đó là nhận ra hình 1 có 2 đoạn bị cắt bởi 1 
điểm, vậy mỗi đoạn sẽ tạo thành 3 đoạn và 4 đoạn đơn nên : 3 + 3 + 4 = 10 đoạn
 Còn ở hình 2 có 1 đoạn đáy tam giác bị cắt bởi 2 điểm do đó sẽ tạo thành 6 đoạn và 4 
đoạn đơn, tổng cộng là 10 đoạn.
 Ngoài việc dạy các em kỹ năng nhận biết hình từ đơn giản đến phức tạp thì việc dạy các 
em vẽ hình, sử dụng các dụng cụ hình học cần được giáo viên quan tâm đặc biệt thông qua Khi dạy bài: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
 Phần kiểm tra bài cũ tôi xác định rõ yêu cầu cần kiểm tra các kiến thức đã học của học 
sinh, đó là:
 - Kỹ năng cộng các số tròn chục
 - Kỹ năng làm tính cộng với số 0
 - Kỹ năng đặt tính và tính theo cột dọc
 *Học sinh 1: Tính
 - Củng cố cách tính nhẩm( dựavào đặc điểm các sốtròn chục : hàng đơn vị luôn bằng 
 0 nên chỉnhẩm hàng chục cho nhanh).
 - Dựa vào phép tính 50 + 30 = 80 đểtính nhanh hai phéptính 80 - 30 =50 , 80 - 50 = 
 30 ( quan hệ giữaphép cộng và phép trừ)
 50 + 30 =
 80 - 30 =
 80 - 50 =
 * Học sinh 2 : Tính (bảng lớp)
 - Củng cốphép tính cộng với số 0
 * Học sinh 3: Đặt tính rồi tính (bảng lớp)
 - Rèn kĩ năng đặt tính rồitính.
 - Rèn phép tính cộng với số 0.
 17 - 3
 6 + 10 5 + 20 - Tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh bằng các bài toán sinh 
 động, hấp dẫn thực sự biến giờ học, lớp học luôn là không gian toán học cho học 
 sinh.
 Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cấp trường

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_phuong_phap_hoc_toan_cho_hoc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn phương pháp học Toán cho học sinh Lớp 1.pdf