Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn Lớp 1

doc 20 trang sklop1 16/01/2024 2500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn Lớp 1
 MỤC LỤC
STT Nội dung chính Trang
 MỤC LỤC 1
 I ĐẶT VẤN ĐỀ 2
 1 Lý do chọn đề tài 2
 2 Mục đích nghiên cứu 3
 3 Đối tượng nghiên cứu 3
 4 Phương pháp nghiên cứu 3
 5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
 6 Tính mới của sáng kiến 3
 II NỘI DUNG 4
 1 Thực trạng 4
1.1 Điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế 4
1.2 Nguyên nhân của điểm yếu, hạn chế 5
 2 Các biện pháp 6
 3 Các phương pháp hoạt động 7
 4 Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm 15
4.1 Kết quả đạt được 15
4.2 Bài học kinh nghiệm 16
 5 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến 16
 III KẾT LUẬN 16
 1 Kết luận 16
 2 Đề xuất, kiến nghị 17
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
 1 biệt cần thiết với các em. Để thực hiện được những mục tiêu đó, người giáo 
viên dạy lớp 1 cần phải nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp giảng dạy phù hợp, 
giúp học sinh của mình giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản 
chất của vấn đề cần tìm kiếm, mặt khác còn tích cực giúp các em có phương 
pháp suy luận toán logic thông qua các cách trình bày, các cách nêu lời giải 
đúng và ngắn gọn sáng tạo nhất trong cách thực hiện. Từ đó truyền cho các 
em năng lượng, hứng thú, lòng say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã 
tập trung vào nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có 
lời văn lớp 1 Trường Tiểu học Quảng Sơn” để làm sáng kiến kinh nghiệm 
cho bản thân cũng như cho các đồng nghiệp khác.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Qua đề tài này, bản thân tôi muốn góp một phần sức lực nhỏ bé vào việc 
nâng cao chất lượng dạy học môn Toán để tìm ra những phương pháp tối ưu 
giúp giáo viên dạy Toán có lời văn cho học sinh lớp 1 được tốt hơn.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Tập trung nghiên cứu học sinh lớp 1A2 Trường Tiểu học Quảng Sơn - 
Quảng Sơn - Đắk Glong - Đắk Nông.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra để khảo sát thực tế.
 - Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
 - Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
 - Phương pháp giảng giải - minh hoạ.
 - Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng.
 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 Trong chương trình toán dành cho học sinh lớp 1.
 6. Tính mới của sáng kiến
 Qua một năm thử nghiệm đề tài tôi thấy nâng cao được chất lượng giảng 
dạy, giải quyết được khó khăn mà giáo viên và học sinh mắc phải trong quá 
 3 lại rất lúng túng, làm chưa đúng, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại thì 
lúng túng không biết cách trả lời. Chứng tỏ rằng các em chưa nắm chắc được 
cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức và tâm trí 
khi dạy đến phần này. 
 Sau khi học giải bài toán ở lớp 1, năm học 2020 - 2021 tôi tiến hành 
khảo sát với tổng số HS: 35 em và kết quả như sau:
 Kết quả điều tra giai đoạn đầu kì II năm học: 2020 - 2021
 Chưa biết Lời giải Lời giải Phép tính Giải đúng 
 cách giải chưa đúng, đúng, phép đúng, tên đơn hoàn toàn
 Số 
 bài toán phép tính tính chưa vị đi kèm 
 HS
 đúng đúng. chưa đúng
 SL % SL % SL % SL % SL %
 35 9 25,7 13 37,1 5 14,3 5 14,3 3 8,6
 Qua bảng khảo sát này ta thấy số học sinh giải được các bài toán đơn tỉ 
lệ thấp (20%). Đây là điều băn khoăn không chỉ riêng tôi mà của tất cả giáo 
viên. 
 1.2. Nguyên nhân của điểm yếu, hạn chế
 a. Nguyên nhân từ phía GV
 - Bản thân người giáo viên chưa thực sự chuẩn bị tốt cho các em khi dạy 
những bài đã học trước. Những bài toán nhìn hình vẽ để viết ra phép tính 
thích hợp thì hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên còn tỏ ra chủ 
quan, ít khi nhấn mạnh hoặc không trọng tâm lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ 
năng đặt tính và cách tính toán của học sinh mà quên mất đó là những bước 
đệm, bước khởi đầu của các dạng toán có lời văn sau này. Đối với người giáo 
viên khi dạy các dạng bài nhìn hình vẽ để viết phép tính thích hợp, cần cho 
học sinh quan sát tranh và tập nêu bài toán thường xuyên hơn để rèn cho học 
sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán thuần thục hơn. Cần tập cho những 
em học sinh giỏi nêu câu trả lời nhiều lần cứ như vậy trong một khoảng thời 
 5 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh nêu được câu lời giải cho bài toán có lời 
văn
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh viết được phép tính và nêu đơn vị đo đi kèm 
sau kết quả của phép tính
Biện pháp 4: Hướng dẫn nêu được đáp số
Biện pháp 5: Khái quát cách giải một bài toán, dạng toán
 3. Các phương pháp hoạt động
 a, Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài toán
 Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn làm quen với giải toán có lời văn. Ở giai 
đoạn này, các bài toán có lời văn nhưng chưa có số liệu yêu cầu học sinh dựa 
vào tranh vẽ để điền số liệu cho phù hợp.
 Đối với giai đoạn này giáo viên cần yêu cầu học sinh quan sát tranh cho 
thật kĩ.
 Ví dụ: Bài 3 trang 108 (Toán 1- tập 1) 
 4 + 2 = 6
 Chỉ yêu cầu học sinh viết số vào ô trống để có : 4 + 2 = 6
 Giai đoạn thứ 2: là giải toán có lời văn. Giai đoạn này học sinh bắt đầu 
biết tóm tắt bài toán và trình bày bài toán theo 3 bước. Điều quan trọng là 
phải giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài khi đó mới giải toán 
đúng.
 Đối với giai đoạn này cần hướng dẫn cho học sinh theo các bước sau:
 - Đọc kĩ đề bài:Cần biết Bài toán cho biết những gì? Bài toán yêu cầu gì?
 7 Lưu ý: Đối với dạng toán “thêm” giáo viên hướng dẫn học sinh lượng 
“thêm” phải nhiều hơn lượng “có”.
 * Cách 2: Dựa vào cách ngắt ý của lời văn
 Đối với những bài toán yêu cầu học sinh đọc đề, tự tìm cách tóm tắt bài 
toán rồi giải. Để giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt bài toán và tóm tắt được 
đúng bài, xác định đúng dạng toán, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân 
tích nội dung và xác định rõ dạng toán bằng cách ngắt ý của bài toán (giống 
như hướng dẫn học sinh cách ngắt, nghỉ đúng chỗ khi đọc một văn bản). hỏi 
học sinh ý đó nói gì? ý đó có nghĩa là gì? Rồi hướng dẫn học sinh tóm tắt từ 
đó xác định dạng toán cần giải rồi giải. 
 Ví dụ 1: Bài 4 (Trang 57, SGK toán 1- tập 2)
 Trong vườn cây ăn quả có tất cả 75 cây nhãn và cây vải, trong đó có 25 
cây nhãn. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây vải?
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài toán, sau đó hỏi học sinh: 
 GV: Khi đọc bài toán này em ngắt và nghỉ hơi chỗ nào cho hợp lí?
 HS: Ngắt hơi sau chữ cây nhãn và cây vải (dấu phẩy) và nghỉ hơi sau 
chữ 25 cây nhãn (dấu chấm).
 GV: Câu thứ nhất của bài toán cho ta biết cái gì? (Hay bài toán đã cho ta 
biết cái gì?)
 HS: Trong vườn cây ăn quả có tất cả 75 cây nhãn và cây vải, trong đó có 
25 cây nhãn.
 GV: Câu thứ hai của bài toán hỏi ta điều gì? (Hay bài toán hỏi ta điều 
gì?)
 HS: Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây vải?
 GV: Vậy ta tóm tắt bài toán như thế nào?
 HS: Trình bày ý tóm tắt bài toán của mình. Học sinh khác nhận xét.
 GV: Nhận xét và kết luận. 
 * Giáo viên cần chú ý khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán cần:
 + Tóm tắt ý cho biết trước, ý bài toán bắt tìm sau.
 9 cho học sinh hiểu ý mình vừa ngắt nhịp đó là gì? diễn đạt bằng tóm tắt như 
thế nào cho hợp lí? Khi đó học sinh dễ nắm bắt được cách giải bài toán hơn 
và đặc biệt xác định đúng, viết được đúng phép tính của bài toán.
 b, Hướng dẫn học sinh biết nêu câu lời giải cho bài toán có lời văn
 Một bài toán giải mà lời giải chưa đúng, cho dù phép tính đúng thì bài 
giải đó vẫn bị coi là chưa đúng, vì thế, để hướng dẫn học sinh lớp 1 tìm và 
viết câu lời giải đúng, ngắn gọn, đủ ý là một việc làm hết sức cần thiết và đặc 
biệt quan trọng. Với toán lớp 1, “Bài toán có lời văn” được thể hiện theo hai 
dạng đó là giải bài toán đơn về phép cộng (“thêm”), và phép trừ (“bớt”), 
(trong đó có bài toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số đơn vị). Để giúp các em 
viết đúng câu lời giảỉ khi làm bài cần hướng dẫn các em theo hai giai đoạn 
như sau: trong mỗi giai đoạn có những cách dạy riêng. Cụ thể:
 Giai đoạn 1: (Giai đoạn chuẩn bị) Hướng dẫn học sinh làm tốt kiểu bài 
“Viết phép tính” thích hợp vào ô trống. Các dạng này bắt đầu từ học kì I lớp 
1:
 + Quan sát tranh - viết phép tính thích hợp
 Ở khúc này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát tranh để hiểu 
hơn về nội dung tranh. Sau đó hướng dẫn học sinh làm bài theo 4 bước sau:
 Bước 1: Quan sát tranh
 Bước 2: Nêu bài toán
 Bước 3: Viết phép tính thích hợp với hình ảnh hoặc bài toán
 Bước 4: Nêu câu trả lời cho bài toán vừa đọc
 Ví dụ: Bài 3 trang 75 (Toán 1- tập 1)
 Học sinh quan sát và cần hiểu được: 
 Lúc đầu trong chuồng có 3 con vịt. Sau đó đi kiếm ăn 3 con. Trong 
chuồng còn lại 0 con vịt.
 3 - 3 = 0
 Ở đây giáo viên cần các em diễn đạt, trình bày miệng bài toán ghi đúng 
phép tính.
 11 Có: 15 con chim
 Thêm: 24 con chim
 Có tất cả: ... con chim?
 Sau khi học sinh đọc bài toán, phân tích bài toán và xác định được đây là 
dạng toán “Thêm” Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm câu lời gải như sau:
 * Cách 1: Có thể dựa vào những câu hỏi của bài toán để tìm được lời 
giải.
 - Bỏ bớt các từ “Hỏi” và “mấy con chim” để có câu lời giải ngắn gọn 
như: Trên cây có tất cả.
 - Hoặc bỏ các từ “Hỏi” và “mấy con chim” rồi thêm từ “là” để có câu lời 
giải khác: Trên cây có tất cả là:
 - Có thể bỏ từ “Hỏi” và thay từ “Mấy” bằng từ “số” và thêm từ “là” vào 
cuối câu được lời giải: Trên cây có tất cả số con chim là: 
 * Cách 2: Ta cũng có thể dựa vào dòng câu hỏi của tóm tắt để viết câu 
lời giải như:
 Gặp trường hợp không có bài toán cụ thể mà chỉ dựa vào tóm tắt để giải 
bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào dòng nêu câu hỏi tóm tắt 
(dòng thứ ba) coi đó là “từ khoá” của câu lời giải:
 - Thêm từ “là” vào “...”, bỏ từ “con gà” để có câu lời giải: Có tất cả là:
 - Thêm từ “số” vào dấu “...” và thay từ “là” vào dấu “?” ta có lời giải: 
Có tất cả số con chim là:
 * Cách 3: Cho học nêu phép tính: 15 + 24 = 39 (con chim )
 Hỏi: “39 con gà là số con chim ở đâu?”
 Học sinh trả lời: “Số chim trên cây”
 Giáo viên chỉnh sửa để giúp học sinh có câu lời giải khác: “Số chim trên 
cây có là:”, hay “Số chim trên cây có tất cả là:”. Ngoài 3 cách giáo viên nêu 
trên giáo viên nên khuyến khích học sinh tự nêu câu lời giải khác, sau đó cùng 
các em chọn câu lời giải thích hợp nhất, không nên áp đặt các em. 
 Ví dụ 2: Bài 4, trang 53, lớp 1- tập 2 (Dạng toán "bớt")
 13 Chẳng hạn ở ví dụ 1: Câu hỏi của bài toán là “có tất cả bao nhiêu con 
chim?”. Vậy đơn vị đo đi kèm là “con chim”
 Ở ví dụ 2: Câu hỏi của bài toán là “Hỏi trên xe còn lại bao nhiêu hành 
khách?” Nên đơn vị đo đi kèm là: “hành khách”
 d, Hướng dẫn học sinh biết nêu đáp số
 Khi học sinh xác định đúng phép tính và tính kết quả đúng đồng thời 
cũng xác định đúng đơn vị đi kèm rồi thì ghi phần đáp số rất đơn giản. Chúng 
ta chỉ cần hướng dẫn học sinh nêu được đáp số là kết quả và đơn vị đo đi kèm 
ở phần phép tính là được.
 Ví dụ: Bài 4 trang 61 - Lớp 1- tập 1
 Tóm tắt
 Đống gạch có : 86 viên
 Đã lấy đi : 50 viên
 Còn lại : ... viên?
 Bài giải
 Đống gạch còn lại số viên gạch là:
 86 – 50 =36 (viên)
 Đáp số: 36 viên.
 e, Khái quát cách giải bài toán, dạng toán
 Đây là một bước hết sức quan trọng, nếu là một dạng toán mới, thì sau 
khi giải xong bài toán, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh nêu khái quát cách 
giải chung của dạng toán đó, nhằm trang bị cho các em có khả năng khái quát 
hoá. Các em cần nắm chắc để vận dụng vào giải các bài toán tương tự cùng 
dạng. Còn nếu bài toán đã học thì giúp các em củng cố lại cách giải, nhận 
diện dạng toán khi vận dụng phương pháp, từ đó nâng cao dần độ khó của bài 
toán vào buổi 2.
 4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
 4.1. Kết quả đạt được
 Sau gần 1 năm học (Khảo sát vào giữa học kì 2) tôi đã áp dụng đề tài này 
vào giảng dạy “giải toán có lời văn 1” và thu được kết quả như sau:
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_giai_to.doc