Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

docx 22 trang sklop1 21/02/2024 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1
 UBND QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
 CHO HỌC SINH LỚP MỘT
 Tên tác giả : Trần Thị Nụ
 Lĩnh vực : Môn Toán
 Cấp học : Tiểu học
 Năm học 2017 - 2018 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc 
xử lý móng là hết sức quan trọng, mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu 
trong lòng đất, nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có 
những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng, 
giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi 
nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của luật phổ cập giáo dục tiểu học đã xác 
định bậc tiểu học là bậc học đầu tiên bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc 
dân. Bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em 
tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với 
thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở 
tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong 
các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến 
thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận 
biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Một 
trong những nội dung toán đáp ứng được mục đích trên đó là đơn vị đo lường. 
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin 
đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những 
nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng 
dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 
cho quê hương, đất nước.
 Đó cũng chính là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và 
giáo viên lớp Một nói riêng khi dạy môn Toán ở lớp Một.
 Đối với mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn”, là một trong năm mạch kiến 
thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua giải toán có 
lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kĩ năng tổng hợp: đọc, viết, 
diễn đạt, tính toán, trình bày. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các 
mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về 
số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là 
chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học 
khác. Chính những yếu tố quan trọng nói trên nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề 
tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho 
học sinh lớp Một” PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN
 1. Cơ sở xác định mục tiêu của việc dạy toán
 Theo điều lệ Trường Tiểu học: Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, ta coi lớp Một là cái móng của tòa nhà đồ sộ được xây 
dựng lên. Muốn vững chắc bền lâu thì kĩ thuật xây dựng móng là hết sức quan 
trọng. Đòi hỏi người thợ xây móng phải giỏi, vừa có kỹ thuật cao vừa có sự sáng 
tạo.
 - Về kiến thức: Đối với học sinh lớp Một, việc giải toán gồm:
 + Giới thiệu bài toán đơn.
 + Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, chủ yếu là các bài toán 
thêm, bớt một số đơn vị.
 - Về kỹ năng:
 Đối với mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn”, là một trong năm mạch 
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán 
có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, 
viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của 
các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán 
về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn 
là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học 
khác. Tuy nhiên vì mới quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ, lại tiếp 
xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh.
 Giải toán là một hoạt động gồm những thao tác:
 + Xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm 
trong điều kiện của bài toán.
 + Chọn phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
 Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được 
mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập 
các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó, việc dạy 
toán diễn ra theo 3 mức độ.
 - Mức độ thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị cho việc giải toán.
 - Mức độ thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán.
 - Mức độ ba : Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
 2. Cơ sở để xác định phương pháp dạy học
 Quan tâm cơ bản để xác định phương pháp dạy học : Xem xét các quá trình 
dạy học môn toán và các hiện tượng trong mối quan hệ nhiều mặt, trong sự tác Khảo sát Sĩ HS viết đúng HS viết đúng HS viết đúng Trình bày đúng bài 
 đầu HK số câu lời giải phép tính đáp số giải toán có lời văn
 II
 64 30 46,9% 35 54,7% 36 56,3% 15 23,4%
 2. Nguyên nhân
 - Trong tuyến kiến thức toán ở chương trình Toán Tiểu học thì tuyến kiến 
thức: “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và 
càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp Một: ngôn ngữ 
nói chưa mạch lạc, nhiều học sinh đọc còn ê a, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng 
đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Nói chung học sinh 
chưa biết cách học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán 
có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả 
lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy.
 - Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có 
lời văn. Một số em chưa có thói quen đọc kỹ đề, chưa biết phân tích đề toán để 
tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, 
thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học càng hạn chế, kĩ năng tính toán, trình bày thiếu 
chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán; các em học 
toán và giải toán một cách máy móc, nặng về rập khuôn, bắt chước.
 - Có học sinh viết sai lời giải.
 - Có học sinh viết sai phép tính.
 - Có học sinh sai đơn vị.
 - Có học sinh tính toán sai.
 - Có học sinh quên đáp số.
 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp dạy học Toán lớp Một.
 l.l. Mục tiêu dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh:
 a. Hình thành số.
 - So sánh số.
 b. Các phép tính
 - Phép cộng, trừ trong phạm vi 10
 - Phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100
 c. Đại lượng và đo đại lượng
 - Đơn vị đo độ dài
 - Đơn vị đo thời gian
 d. Các yếu tố hình học - Sử dụng trò chơi học tập.
 Nội dung Toán 1 chủ yếu là những kiến thức cơ bản của giai đoạn đầu nên 
khi dạy học Toán lớp 1, giáo viên cần: Tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập 
cho học sinh. Tuyệt đối không nói, viết, làm mẫu những gì học sinh có thể làm 
được (cá nhân hoặc nhóm). Khi dạy học, cần giúp học sinh tự nêu vấn đề, tự phát 
hiện các kiến thức, kỹ năng đã có, với sự trợ giúp (nếu cần thiết) của các hình vẽ, 
mô hình thật để giải quyết vấn đề (cá nhân hoặc nhóm) trao đổi ý kiến, bình luận, 
thực hành vận dụng ngay trong tiết học. Tận dụng thời gian học tập ngay trên lớp 
để hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ học toán, nếu có thời gian thì giúp học sinh tự 
học ở mức sâu hơn các nội dung sách giáo khoa
 1.3. Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn lớp Một.
 - Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp, hình thành kỹ năng 
giải toán khó hơn nhiều so với kỹ xảo tính vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng 
nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học.
 Nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học 
sinh, đòi hỏi học sinh biết cách tính thông thạo, đặc biệt là biết nhận dạng bài toán 
để lựa chọn phép tính thích hợp.
 - Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động có hiệu quả, giáo viên 
không làm thay, không chỉ dẫn quá chi tiết cho học sinh hoặc áp đặt cách giải, mà 
hướng dẫn học sinh cách phân tích bài toán để học sinh tự biết phải sử dụng các 
kiến thức nào trong các kiến thức đã học khi giải quyết từng vấn đề của bài toán, 
từ giúp học sinh từng bước tìm ra cách giải của bài toán, xác đinh được dạng toán 
và cách giải của dạng toán đó.
 2. Các biện pháp tiến hành
 Để nâng cao chất lượng dạy học tốt môn Toán lớp Một nói chung, “Giải bài 
toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm bắt hệ thông hóa 
nội dung chương trình sách giáo khoa. Sách giáo khoa toán 1 là cụ thể hóa của 
chương trình môn Toán lớp 1, sách giáo khoa được trình bày mở, không thông 
báo tường minh kiến thức, tạo cơ hội để học sinh suy nghĩ, tìm tòi. Như vậy giáo 
viên cần phải khai thác, sử dụng như một định hướng với mỗi dạng bài trong 
chương trình nhằm truyền thụ cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
 Khả năng giải toán phản ánh năng lực vận dụng kiến thức toán của học sinh. 
Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề trong môn Toán. Từ ngôn ngữ 
thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm câu lời giải và cuối 
cùng đưa ra đáp số của bài toán. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức 
toán, rèn luyện khả năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học 
sinh lớp Một nói riêng và cấp Tiểu học nói chung. + Nhà An có mấy con gà?
 + Mẹ mua thêm mấy con gà?
 b.Bước 2: Tóm tắt bài toán
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán : Yêu cầu học sinh đọc 
kĩ bài toán. Đây là bước nghiên cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban đầu 
về ý nghĩa bài toán .
 Nắm được nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến câu hỏi của bài. Do 
đó, tôi đã yêu cầu học sinh cầm bút chì và thước gạch chân dưới những dữ kiện 
quan trọng của bài toán: “Hãy gạch một gạch những điều đã cho và gạch hai 
gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Như vậy tất cả học sinh cùng làm việc, em nào 
không làm việc giáo viên đã biết và nhắc nhở.
 - Xây dựng, thiết lập mối quan hệ giữa hai dữ kiện đã cho của bài toán .
 - Tìm cách diễn đạt nội dung của bài toán bằng ngôn ngữ. Tóm tắt bài toán 
 bằng cách ghi dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của
bài toán dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất .
 Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất 
cả mấy con gà ?
 - Phân tích nội dung:
 + Học sinh đọc đề toán.
 + Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới dữ kiện đã 
cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”.
 Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên, yêu 
cầu một số học sinh trình bày phân tích nội dung để hiểu rõ nội dung bài toán.
 - Học sinh có thể điển số vào phần tóm tắt bài toán như sau:
 Có : 5 con gà
 Thêm : 4 con gà
 Có tất cả : ....con gà ?
 c/Bước 3: Tìm cách giải bài toán
 Gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều bài toán đã cho và điều cần tìm, 
xác lập mối quan hệ giữa chúng để lập kế hoạch giải bài toán:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từ câu hỏi của bài toán đến các số liệu đã 
cho:
 - Bài toán cho biết gì? ( Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 
4 con gà.)
 - Bài toán hỏi gì? ( Hỏi nhà An có mấy con gà ?)
 Đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải. Với học sinh lớp 1, 
lần đầu tiên được làm quen với cách giải toán có lời văn nên các em rất lúng túng. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx