Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải Toán có lời văn cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số
MỤC LỤC TT Nội dung Trang I 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 II 3 PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lí luận 3 2 Thực trạng 5 2.1 Thuận lợi - khó khăn. 5 2.2 Thành công - hạn chế 5 2.3 Mặt mạnh - mặt yếu 7 2.4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động 7 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 8 3 Giải pháp, biện pháp 9 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp biện pháp 9 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 23 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 24 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 24 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 4 24 nghiên cứu. III PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 25 1 Kết luận 25 2 Kiến nghị 26 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: + Áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn. + Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn nhằm giúp học sinh: + Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn. + Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ. + Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt đúng. 3. Đối tượng nghiên cứu, Biện pháp nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” trong chương trình lớp 1 ở Tiểu học. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” trong chương trình toán 1. 5 . Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của lớp 1C - khối I- Trường Tiểu học Ea Bông. - Đánh giá quá trình dạy toán. Loại bài giải toán có lời văn từ những năm gần đây. - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh. - Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới cơ bản về phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, sự tư duy của học sinh. Mục tiêu giáo dục của Đảng đã chỉ rõ: “ Đào tạo có chất lượng tốt những người lao động mới có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hoá phổ thông và hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khoẻ tốt”. Muốn đạt được mục tiêu này thì dạy và học Toán trong trường phổ thông là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói về vị trí vai trò của bộ môn Toán: “ Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một 3 cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi và khó khăn a. Thuận lợi Toán có lời văn có những thuận lợi nhất định: Những bài toán có lời văn là những bài toán lấy từ thực tế cuộc sống. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là: phải biết lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra cách giải thích hợp để từ đó tìm được phép tính đúng và có đáp số đúng của bài toán. Bên cạnh đó cái khó từ phía học sinh là: ít em chịu khó đọc kỹ đề, phần lớn các em chưa biết dựa vào dữ kiện bài toán để phân tích và suy ngẫm hoặc phân tích không đúng hướng, không lôgic. b. Khó khăn Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học Ea Bông, kể từ khi về trường tới nay tôi luôn được phân công dạy học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy các em phát âm đa số là số là thiếu dấu, viết sai lỗi chính tả. Đặc biệt học sinh lớp Một và hầu hết giáo viên đều phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp Một. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. 2.2. Những thành công và hạn chế a. Những thành công Trong những năm học qua, đã có một vài đồng nghiệp cũng trăn trở về các biện pháp “giải toán có lời văn” và bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức các cuộc thi và giao lưu giữa các lớp trong tổ khối nhằm phát hiện học sinh năng khiếu môn Toán và đạt kết quả như sau. Kết quả điều tra năm học 2013 – 2014 5 Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp, một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp hoặc không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không làm được bài. Về giáo viên: Một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh hoạ, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu. Về đồ dùng dạy học: Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh họa. Trong những năm qua, các trường Tiểu học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị về đồ dùng dạy học đồng bộ để dạy cho cả cấp học để dạy theo lớp nhưng thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy “giải toán có lời văn”. Về cha mẹ học sinh: Một số phụ huynh chỉ quan tâm dấu hiệu bên ngoài của việc học tập đó là chỉ cần biết tính toán là được. Bên cạnh đó phần đa hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn do đó cha mẹ hầu như chỉ chăm lo làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm tới việc học tập và giúp đỡ các em tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, khó khăn trong học tập khiến các em bỡ ngỡ khi làm bài, đặc biệt là giải toán có lời văn dẫn đến sự chán nản, thiếu tự tin, từ đó tạo nên những lỗ hổng kiến thức trong học tập của các em. Bên cạnh những thành công mà đồng nghiệp tôi đã thực hiện được thì không ít mặt hạn chế và tồn tại cần được khắc phục. Chính vì vậy tôi đã xây dựng sáng kiến riêng cho bản thân mình nhằm sử dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn”. 2.3. Những mặt mạnh, mặt yếu a. Mặt mạnh Khi thực hiện đề tài này được sự ủng hộ và động viên của Lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh và đa số giáo viên trong tổ khối I nhằm mang đến cho cả giáo viên và học sinh kết quả cao nhất. b. Mặt yếu Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế. Tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu đạt ra. 2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động + Nguyên nhân từ phía HS: Về học sinh: Trong các tuyến kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì tuyến kiến thức “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì học sinh lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời 7 toán có lời văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Việc thường xuyên đánh giá nhằm phát huy năng lực của từng học sinh, và kịp thời động viện khích lệ tinh thần học tập của các em. Đồng thời việc kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường- Xã hội cũng là vấn đề lớn để nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Giải pháp, biện pháp. 3.1. Mục tiêu của giải pháp: Chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh lớp Một trong hai năm qua đã có những chuyển biến đi lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mức chất lượng tối thiểu theo quy định của trường, ngành Giáo dục đề ra. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh lớp Một trường Tiểu học Ea Bông trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt chất lượng tối thiểu, mục tiêu chính của tôi như sau: 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp - Nắm bắt nội dung chương trình Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói chung, “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. Nhiều người nghĩ rằng Toán tiểu học, và đặc biệt là toán lớp Một thì ai mà chả dạy được. Đôi khi chính giáo viên đang trực tiếp dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy. Qua dự giờ một số đồng chí giáo viên tôi nhận thấy giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức của bài ấy, còn các kiến thức cũ có liên quan giáo viên nắm không thật chắc. Người ta thường nói “Biết 10 dạy 1” chứ không thể “Biết 1 dạy 1” vì kết quả thu được sẽ không còn là 1 nữa. - Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp Một theo từng mức độ. Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả : Ví dụ: Bài 5 trang 46 a) 1 2 = 3 Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 1 + 2 = 3 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc