Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN MINH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1 trường Tiểu học Liên Minh Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Nga Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Liên Minh . BÁO CÁO, KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Trước thực tế chất lượng học toán của học sinh và qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó tôi nhận thấy cần phải tạo cho các em môi trường hứng thú học tập và việc cần thiết là các em phải được trao đổi, luyện tập thường xuyên; phải làm thế nào để học sinh ham thích học môn Toán, tiếp thu kiến thức có hiệu quả và các em nhớ lâu những gì đã được học. Bởi vậy tôi nghĩ, việc đan cài các trò chơi trong các giờ học toán là rất cần thiết, nó giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên, bớt khô khan và bớt nhàm chán. Học sinh tiểu học thường kém kiên trì, hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán nên việc tạo hứng thú, lòng ham mê học toán cho các em là việc làm không dễ nhưng rất cần thiết. Đối với học sinh lớp 1, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy, việc tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán là hết sức cần thiết và có ích: Sử dụng trò chơi trong dạy học là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Thông qua trải nghiệm, trò chơi giúp các em phát triển được những phẩm chất đạo đức như: tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm. Chính vì thế, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “ Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1”, rồi áp dụng trong giảng dạy với khối lớp 1- Trường tiểu học Liên Minh. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1 trường Tiểu học Liên Minh. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Nga Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Liên Minh Điện thoại: 0965.843.188 E_mail: ngagvlm@gmail.com 1 Tổng số học sinh khối 1: 368 em. Trong đó: Số học sinh sôi nổi, hứng thú học: 90 em, đạt tỉ lệ 24,5%. Số học sinh tương đối tập trung học: 208em, đạt tỉ lệ 56,5% Số học sinh chưa tập trung, còn làm việc riêng: 70 em, đạt tỉ lệ 19% Tiếp theo tôi làm phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của học sinh khi học môn Toán với nội dung như sau: PHIẾUTHĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Học lớp: 1 Trường : Tiểu học Liên Minh Em hãy đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng với ý kiến của em khi học môn Toán trên lớp. Rất thích, rất hứng thú học. Thấy bình thường, phải làm cho hết bài cô yêu cầu. Không thích học, thấy nhàm chán, khô cứng. Kết quả sau khi thăm dò ý kiến của học sinh qua phiếu như sau: Thấy bình thường, Không thích học, Thích học, hứng Tổng phải làm cho hết thấy nhàm chán, STT Lớp thú học số HS bài cô yêu cầu. khô cứng. TS TL TS TL TS TL 1 1A1 45 1A6 28,8% 24 53,3% 10 17,9% 2 1A2 41 1A7 24,3% 24 58,5% 7 17,2% 3 1A3 41 1A8 29,2% 22 53,6% 7 17,2% 4 1A4 36 1A9 25% 21 58,3% 6 16,7% 5 1A5 42 11 26,1% 23 54,7% 8 19,2% 6 1A6 41 10 24,3% 23 56% 8 19,7% 7 1A7 38 10 26,3% 21 55,2% 7 18,5% 8 1A8 45 12 26,6% 24 53,3% 9 20,1% 9 1A9 39 10 25,6% 21 53,8% 8 20,6% Tổng 368 97 26,3% 201 54,6% 70 19,1% 3 Bài 2. (Vở bài tập Toán tập 1 - Lớp 1- trang 69) + Tìm số chưa biết thường nhầm với tìm kết quả của phép cộng, ví dụ: Bài 2. (Vở bài tập Toán tập 1 - Lớp 1- trang 36) + Khi phép tính viết ngược thì hay lúng túng, ví dụ: Bài 3. (Vở bài tập Toán tập 1 - Lớp 1- trang 48) * Lỗi về điền dấu so sánh + Học sinh hay nhầm dấu lớn ( > ) với dấu bé ( < ), miệng thì đọc là dấu bé nhưng khi viết thì lại viết dấu lớn và ngược lại, ví dụ: Bài 4. (Vở bài tập Toán tập 1 - Lớp 1- trang 20) * Lỗi về ghi nhớ các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học 5 7.2. Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh làm toán sai. Các em không có góc học tập riêng ở nhà, không có thời gian học hoặc có thời gian nhưng không tự giác học. Gia đình lại không đôn đốc, nhắc nhở các em ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, mà việc làm này vô cùng quan trọng đối với những học sinh nhận thức chậm, có sức học kém hơn so với các bạn trong lớp. Ngoài những nguyên nhân khách quan phải kể đến những nguyên nhân chủ quan - nguyên nhân chính dẫn đến việc giải toán sai của học sinh như: Học sinh lớp 1 thường không tập trung chú ý nghe giáo viên giảng bài mới, hướng dẫn, gợi ý làm bài tập hoặc nghe nhưng chưa hiểu, không hiểu và không hỏi nên không biết cách giải, nhiều em khi cô vừa giảng xong phần trước, sang phần sau hỏi lại đã quên ngay. Khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng của một số học sinh còn chậm, năng lực tư duy yếu: lẫn lộn giữa dấu lớn và dấu bé (các bài so sánh số); nhầm lẫn giữa phép cộng và phép trừ (những bài điền dấu +; -)... Mặt khác, sự không chú ý, không đọc kĩ đề bài cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc làm toán sai: đầu năm học các em chưa tự đọc được yêu cầu bài tập, nên nếu không tập trung nghe giáo viên nêu yêu cầu thì các em sẽ làm lẫn lộn các ý trong bài (những bài sắp xếp số theo thứ tự); nhìn tranh phán đoán sai dẫn đến giải toán sai (những bài yêu cầu học sinh nhìn tranh nêu tóm tắt và giải bài toán). 7 học miễn sao “trò chơi” phát huy được hiệu quả và đúng yêu cầu. Điều quan trọng hơn cả là người giáo viên cần phải có tâm với nghề, tức là có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, với học sinh, thực sự yêu nghề mến trẻ. + Về học sinh: Học sinh tiểu học thường kém kiên trì, hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán nên việc tạo hứng thú, lòng ham mê học toán cho các em là việc làm không dễ nhưng rất cần thiết. Đối với học sinh lớp 1, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy, việc tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán là hết sức cần thiết và có ích: Sử dụng trò chơi trong dạy học là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Thông qua trải nghiệm, trò chơi giúp các em phát triển được những phẩm chất đạo đức như: tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm. 7.3.2. Một số ví dụ cụ thể về các bài dạy theo phương pháp tổ chức trò chơi *Ví dụ 1: Trò chơi củng cố các số đã hoc từ 0 đến 10: (Dạy bài: Số 1,2,3) * Mục đích: Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm không quá 3 đồ vật, đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận logic cho học sinh. * Chuẩn bị: Một số đồ vật, mỗi đồ vật gồm 3 cái. * Hình thức tổ chức: Tiến hành cùng cả lớp. * Cách tiến hành: - Khi giáo viên đưa ra đồ vật có số lượng là mấy thì HS giơ cao tấm thẻ có ghi số đó. - Ví dụ: Cô có mấy viên phấn màu đỏ( có thể số lượng là 1,2,3,) ứng với câu trả lời thì học sinh giơ tấm thẻ tương ứng có ghi số 1, 2, 3. - Trò chơi tiến hành cho cả lớp. Ai không làm đúng sẽ bị phạt hát một bài. Trò chơi: Em tên gì? 9 Câu hỏi 2: Cô có 2 lọ hoa và 4 bông hoa, để cắm được số hoa vào hai lọ bằng nhau thì mỗi lọ cô phải cắm mấy bông hoa? Câu hỏi 3: Cô có 1 chiếc bánh, nếu cô muốn chia cho 2 bạn thì cô phải bẻ chiếc bánh làm mấy phần? Trò chơi: Tô màu theo quy định. * Mục đích: Củng cố về nhận biết số qua quy định về màu sắc, đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận logic cho học sinh. * Chuẩn bị: 4 lá phiếu trên đó có vẽ những hình ngộ nghĩnh chưa tô màu. Các hình được chia thành nhiều mảng được đánh số từ 1 đến 5,bút dạ màu. * Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá phiếu trên đó có vẽ những hình ngộ nghĩnh chưa tô màu. * Cách tiến hành: Mỗi đội cử 3 đại diện lên xếp hàng dọc, giáo viên nêu quy định về việc tô màu. Ví dụ: số nhỏ hơn 3 tô màu đỏ, số 3 tô màu vàng, số lớn hơn 3 tô màu xanh. Trong thời gian 5 phút, tổ nào tô đúng, nhanh, đẹp nhất là thắngcuộc. 2 1 3 4 3 3 2 5 11 - Vẽ 3 ngôi nhà trên 3 tờ giấy khổ A3, bút dạ màu (3 chiếc) * Hình thức tổ chức: - Chia lớp thành 3 đội chơi ( số đội có thể thayđổi cho phù hợp với số học sinh của lớp) * Cách tiến hành: - Mỗi tổ sẽ được nhận một ngôi nhà và một chiếcbút dạ màu. Các em sẽ chuyền tay nhau ngôi nhà từ đầu đến cuối tổ. Mỗi em khi cầm được ngôi nhà phải nghĩ ra một số để điền vào một ô trống ở hai bên cột có dấu >, <, =; mỗi số các em điền sẽ là một viên gạch xây nhà. Mỗi em chỉ được điền một lần,các em có 5 phút để chơi. Khi ngôi nhà đến tay bạn cuối cùng thì em đó phải nhanh chóng mang ngôi nhà của mình dán lên bảng. * Tổng kết trò chơi: - Tổ nào điền đúng và nhanh nhất tổ đó thắng cuộc. Trò chơi: Thi vẽ đẹp: * Mục đích: Củng cố thứ tự các số trong phạm vi 10, đồng thời rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, óc quan sát, tinh thần đồng đội cho học sinh. * Chuẩn bị: Ba tấm bìa trên đó có đánh số từ 1 đến 10 theo một thứ tự nào đó để khi nối các điểm lại sẽ được hình một con vật, đồ vật; 02 chiếc bút dạ to. * Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các đội chơi, tùy theo số lượng tranh mà giáo viên chuẩn bị được. * Cách tiến hành: - Phát cho mỗi tổ một hình. Sau hiệu lệnh của cô giáo các tổ sẽ thảo luận để nối các điểm với nhau theo thứ tự từ 1 đến 10. * Tổng kết trò chơi: - Hết thời gian tổ nào hoạt thành đúng, đẹp thì dành phần thắng. Trò chơi: Xếp đúng thứ tự * Mục đích: Củng cố thứ tự các số trong phạm vi 10, đồng thời rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, óc quan sát, tinh thần đồng đội cho học sinh. 13 Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, 2 đội nhìn lên mẫu vật lập phép tính cộng trong phạm vi 6. Học sinh của 2 đội lần lượt thành lập phép tính, em đầu ghi số 4,em thứ hai ghi dấu +, em thứ ba ghi số 2, em thứ tư ghi dấu =, em thứ năm ghi số 6, cứ tiếp tục mỗi đội lập 2 phép tính. Đội A Đội B 4 + 2 = 6 1+5 = 6 2 + 4 = 6 5 +1= 6 Đội nào thành lập nhanh và đúng nhận bông hoa điểm 10. Trò chơi: Đi tìm ẩn số. *Mục đích: Củng cố về các bảng tính đã học và khả năng suy luận lô gic của học sinh. * Chuẩn bị: 10 tấm bìa trên mỗi tấm bìa đó có đánh một số trong phạm vi 10,02 chiếc bút dạ to. *Cách chơi : - Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lấy đại diện 5 bạn lên chơi. Mỗi nhóm được phát các tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10. Giáo viên nói: 6 bằng 2 cộng mấy? 5 trừ 2 bằng mấy? Học sinh 2 đội phải nhanh chóng giơ các tấm bìa có ghi con số là kết quả tương ứng. Luật chơi: Đội nào làm xong trước và chính xác sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi: Đúng - Sai. *Mục đích : Rèn thêm kĩ năng tính toán và suy luận lô gic trong các phép toán. * Chuẩn bị: 10 tấm bìa màu xanh, 10 tấm bìa màu đỏ. *Cách chơi: Giáo viên lần lượt đưa ra các phép tính, chẳng hạn 6 - 5 = l; 3 + 2 = 5; 6 - 2 = 3; ...Sau mỗi phép tính giáo viênđưa ra, các đội chơi phải có sự phản hồi lại (đúng hay sai) bằng cách đưa ra tấm bia đỏ hoặc xanh ( Đỏ - đúng; Xanh - sai). 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_tron.docx