Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn Toán tiến bộ Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn Toán tiến bộ Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn Toán tiến bộ Lớp 1
Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC CHẬM MÔN TOÁN TIẾN BỘ LỚP 1 A MỞ ĐẦU 1. LÝ CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Toán lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên các em còn tiến bước xa hơn, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết, học các phép tính cộng, trừ vì đó là kĩ niệm đẹp đẽ nhất trong suốt cuộc của của các em. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức. Chính vì vậy bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức toán một cách liên tục và có hệ thống là cần thiết để học sinh học tốt môn toán. Khả năng tính toán và giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc - hiểu - biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán. Trong quá trình tính toán và giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Cho nên dạy toán có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Chính vì vậy là giáo viên giảng dạy tôi rất bân khuân những vấn đề này. Nên tôi đã lực chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ lớp 1” 2. MỤC TIÊU: Mục tiêu môn Toán nhằm giúp học sinh: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn thẳng).Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ - Một số tài liệu khác - Đánh giá quá trình dạy toán - Loại bài giải toán có lời văn từ những năm trước và những năm gần đây . - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh . - Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. 5.4. Phương pháp trắc nghiệm. 5.5. Cơ sở nghiên cứu: Tổng hợp thông qua các tài liệu ,sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của lớp 1/3- khối I-Trường tiểu học Hiếu Thành. B NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Học sinh lớp 1 đã chuyển từ giai đoạn hoạt động vui chơi ở mẫu giáo, sang giai đoạn hoạt động học tập. Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo này có tác động lớn đến tâm lý của trẻ. Khả năng học toán chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc - hiểu - biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán. Một điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy, ở lớp 1, việc phát triển trí thông minh cho trẻ thông qua môn toán là hết sức cần thiết. 2. THỰC TRẠNG: 2.1.Thuận lợi: - Năm học 2020 – 2021, tôi được Ban Giám Hiệu phân công dạy lớp Một/3. Tổng số học sinh là 39 em trong đó có 16 nữ, bố trí tại điểm Kinh B. Gia đình học sinh phần lớn sống bằng nghề nông. - Bản thân đã được tập huấn về chương trình lớp 1. - Học sinh gia đình ở gần trường được gia đình quan tâm đến việc học của các em. - Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường. - Sách giáo khoa toán có kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ. - Mỗi phòng lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán- màn hình ti vi. - Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán. - Được sự giúp đõ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy 2.2. Khó khăn: - Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng. Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ + Khi xếp hàng vào lớp em thứ nhất số mấy, hàng nào, buộc em đó phải nhớ vị trí xếp hàng. + Xếp theo thứ tự từ 1 - 10, cho xếp thuận rồi xếp ngược, cho em quay mặt đi, đảo một vài số rồi hỏi em đã thay đổi vị trí số nào so với lúc đầu. Chúng tôi còn luyện em nhớ tên các bạn trong lớp. Để tránh học vẹt mỗi khi học bài mới. Tôi luôn kiểm tra bài cũ, chỉ không thứ tự các bài trước để giúp em củng cố kiến thức, khi xếp chỗ ngồi tôi xếp cạnh em ngồi học giỏi để giúp truy bài cho em vào đầu giờ. + Trong khi dạy bài mới tôi thường xuyên gọi em trả lời, động viên em phát biểu, mặc dù em không hề giơ tay, cuối giờ để khắc sâu kiến thức bài học, tôi tổ chức cho các em vui chơi và có những em học yếu cùng thực hiện trò chơi. Ví dụ: Khi dạy bài số 8, để hình thành biểu tượng về số 8 sau khi hướng dẫn học sinh tranh vẽ như sách giáo khoa, chúng tôi yêu cầu học sinh đính 7 hình vuông sau đó thêm 1 hình vuông nữa. Từ đó học sinh sẽ tự kết luận 7 hình vuông thêm 1 hình vuông là 8 hình vuông 3.2.2. Học sinh chưa so sánh được các dấu , = Tôi hướng dẫn em bằng cách hỏi em tay nào là tay trái, tay nào là tay phải. Dấu bé thì mũi nhọn hướng về tay trái, dấu lớn thì mũi nhọn hướng về tay phải (tay cầm bút). Nếu thấy mũi nhọn hướng về số nào thì số đó bé hơn. Với cách trên em không nhầm lẫn khi làm toán dạng điền dấu hoặc điền số vào ô trống, còn đối với dấu = thì tôi hướng dẫn các em để làm cho bằng nhau khi thấy 2 số giống nhau thì so sánh = nhau Trong chương trình Toán lớp 1, trước khi so sánh các số, học sinh đã làm quen với quan hệ “Nhiều hơn, Ít hơn”, tiếp đó mới so sánh các số dùng các từ “Lớn hơn, Bé hơn”, “Bằng Nhau” đồng thời dùng các kí hiệu so sánh “ , =”. Ví dụ: 6 = 6 7 = 7 3 6 3.2.3. Học sinh chưa thực hiện được phép tính: * Đối với phép cộng: Các em này thường có tính hiếu động, không ngồi yên một chỗ, ít tập trung nghe cô giảng bài, thường xuyên thiếu dụng cụ học tập, như: bảng con, viết, vở, que tính, luôn làm việc riêng trong giờ học vì thế làm ảnh hưởng đến bạn ngồi bên cạnh. Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu bộ trên. Có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm. Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 10 tấm bìa trên để xếp thành hai phép tính đúng. Bạn (hoặc nhóm) nào làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. Hướng dạy học Toán hiện nay là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy Toán theo hướng tổ chức các hoạt động học tập, tạo ra cơ hội để các em được “ Hoạt động học tập” tạo ra sự hợp tác giữa trò và trò, giữa trò và thầy việc học theo cách đó sẽ hấp dẫn, lôi cuốn các em vào quá trình học tập một cách tự giác, tự nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Đối với học sinh lớp 1 tư duy còn hạn chế các em tiếp thu theo lối “Vật đặt trước lời” nên dạy Toán ở lớp Một giáo viên phải dùng những hình ảnh cụ thể để cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Ví dụ: Dạy bài phép cộng trong phạm vi 7: Giúp các em dễ hiểu và thực hiện được phép tính cộng trong phạm vi 7, chúng tôi hướng dẫn các em sử dụng bộ đồ dùng học Toán để hình thành phép tính, tôi yêu cầu học sinh đính vào bảng cài theo lời giáo viên: có 6 quả cam thêm 1 quả cam, học sinh đính 6 quả cam thêm một quả cam vào bảng cài, sau đó tôi yêu cầu các em sẽ đính phép tính 6 +1= 7 vào bảng lớp, các phép tính còn lại tôi hướng dẫn tương tự. * Đối với dạng Toán tìm thành phần chưa biết (Điền số thích hợp vào ô trống): Với dạng này học sinh yếu kém không thuộc được bảng cộng trừ nên gặp khó khăn khi điền số vào ô trống, chính vì thế tôi hướng dẫn học sinh như sau : Ví d ụ: 2+ = 6 6 thì em lấy 6 ngón tay lên co vào 2 ngón còn lại mấy ngón? Đếm lại rồi ghi 4 vào ô trống Ví dụ: 8 - = 5 Giáo Viên hướng dẫn: lấy 8 que tính, bớt đi 5 que, còn lại mấy que? Đếm rồi ghi 3 vào ô trống Ví dụ: - 3 = 2 Giáo viên dạy học sinh đưa 2 ngón tay thêm vào 3 ngón nữa đếm tất cả bao nhiêu ngón tay? Ghi số 5 vào ô trống * Đối với dạng toán tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép cộng, trừ - Phép cộng: Là học sinh yếu nên tất cả các thao tác của em đều chậm và thường không thực hiện được nên khi dạy giáo viên nên hướng dẫn như sau: Ví dụ: 5 + 2 + 1 = ? Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng Kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học chậm môn toán tiến bộ + Học sinh gộp các bó và các que rời với nhau để được 5 bó và 9 que rời Giáo viên nói và viết vào bảng “5 que cộng với 4 que là 9 que, viết 9 ở cột đơn vị, 3 bó cộng 2 bó là 5 bó, viết 5 ở cột chục” (dưới gạch ngang). Vậy 35 +24 =59 Bước 2: Hướng dẫn kỹ thuật làm tính cộng. Ta đặt tính viết 35 rồi viết 24 (ở dưới) sao cho số chục thẳng với số chục, số đơn vị thẳng cột với số đơn vị viết dấu + ở trước hai số, kẻ gạch ngang rồi tính từ phải sang trái . 3 5 + 2 4 * 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 59 * 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 Vậy 35 + 24 = 59 Cho vài học sinh nhắc lại cách cộng trên. - Phép trừ giáo viên cũng hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự như phép cộng .- Đối với phép tính thực hiện theo hàng ngang thì đối tượng là học sinh khá giỏi các em nhẩm theo cách nào thuận tiện nhất ra kết quả nhanh nhất và đúng thì em ghi vào, còn đối với học sinh yếu thì tôi hướng dẫn các em tính nhẩm như sau. Ví dụ: 15 + 1 = ? Cách 1: Em cộng hàng đơn vị trước, tôi hướng dẫn các em chấm một chấm nhỏ dưới hàng đơn vị đã cộng trước 5 + 1 được 6 viết 6 ngay sau dấu bằng ở xa ra một chút, phần trước số 6 để viết hàng chục là 1 viết 1 sang, theo cách này các em đã biết cách cộng nhẩm theo hàng ngang thành thạo mà không sai. Cách 2: Đối với cách 1 các em chưa làm được hay ghi nhầm và ngược kết quả: 15 + 1 = 61. Thì tôi hướng dẫn các em thực hiện lại phép tính như sau: 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị (1chục, 5 đơn vị) Cộng 1 ở hàng nào? (1 ở hàng đơn vị). Vậy khi cộng các em nhớ cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị trước, hàng chục với hàng chục sau. Nên 15 + 1 = 16 * Các yếu tố hình học: Đối tượng là học sinh yếu nên khi dạy, giáo viên hướng dẫn kỹ các phần sau: Tôi đưa ra hình tam giác thường và giới thiệu tên hình: “Đây là hình tam giác”, nhằm giúp học sinh nhận ra một vật mẫu. Sau đó tôi dịch chuyền vật mẫu đến những vị trí khác nhau cũng như giới thiệu tiếp các hình tam giác khác như tam giác đều, tam giác vuông để học sinh quan sát và trả lời “ Đó cũng là hình tam giác”. Sau đó tôi cho học sinh sử dụng đồ dùng học Toán của mình tìm ra một số hình tam giác và đọc lên “Hình tam giác” học sinh được thao tác trên các vật mẫu. Có sự hướng dẫn của giáo viên từ đó biểu tượng cụ thể về “ Hình tam giác”. Trên cơ sở đó học sinh sẽ tìm trong thực tế những đồ vật có dạng hình tam giác biển báo giao thông, cờ đuôi nheo.. Khi dạy các bài hình vuông, hình tròn tôi cũng thực hiện tương tự như bài hình tam giác. Nhằm rèn luyện học sinh kỹ năng nhận dạng hình, óc quan sát, trí tưởng Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_cha.doc