Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh Lớp 1

doc 21 trang sklop1 17/01/2024 1511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh Lớp 1
 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1
 MỤC LỤC
 Tên mục Trang Ghi chú
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ do chọn đề tài.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
3.Đối tượng nghiên cứu. 2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng. 3
2.1. Thuận lợi – khó khăn.
2.2. Thành công – hạn chế.
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề và thực trạng mà đề 4
tài đã đặt ra. 
3. Giải pháp, biện pháp.
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện 
pháp. 5
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 17
của vấn đề nghiên cứu.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. 18
2. Kiến nghị. 19
Tài liệu tham khảo 21
 Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 1 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1
 - Phương pháp quan sát, thực hành theo mẫu. 
 - Nghiên cứu tài liệu
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Mục tiêu của môn toán ở tiểu học là hình thành những biểu tượng toán học 
 ban đầu và rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh, tạo cơ sở phát triển tư duy 
 và phương pháp toán học cho học sinh sau này. Mặt khác, toán học còn có tính 
 thực tiễn: Các kiến thức toán học đều bắt nguồn từ cuộc sống. Mỗi mô hình toán 
 học là khái quát từ các tình huống trong cuộc sống. Dạy học toán ở tiểu học là 
 giúp các em hoàn thiện những gì vốn có trong các em. Cho các em ghi lại kiến 
 thức toán học bằng ngôn ngữ và các kí hiệu toán học. 
 Đối với học sinh lớp 1, tâm lý lứa tuổi của các em còn rất hồn nhiên và 
 trong sáng. Các em rất bỡ ngỡ khi bước vào môi trường tiểu học, với các em 
 mọi cái đều mới lạ. việc tiếp thu kiến thức cũng như kĩ năng tính, giải toán cũng 
 bắt đầu từ đây. Đối với lớp 1, các em được học phép cộng trừ không nhớ trong 
 phạm vi 100 gồm ( tính; đặt tính rồi tính) tính kết quả của dãy tính. Sau đó các 
 em sẽ được học giải toán có lời văn; tính toán có kèm tên đơn vị (đo đại lượng). 
 2. Thực trạng.
- - Học sinh lớp 1 đa số các em dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc ghi nhớ 
 lời thầy cô dạy là chưa bền vững.
 - Các em thường máy móc tính toán trên đồ dùng trực quan khi tính, hoặc 
 viết thiếu lời giải khi giải toán. Chưa biết hoặc lúng túng khi viết phép tính giải, 
 viết thiếu hoặc viết sai tên đơn vị. 
 2.1 Thuận lợi – khó khăn
 + Thuận lợi: - Vì các em mới bước vào ngưỡng cửa của bậc học mới nên 
 việc hướng dẫn, giúp các em phát triển từ kĩ năng tính, giải toán chưa bền vững 
 tới kĩ năng tính, giải toán có bền vững nhanh hơn.
 + Khó khăn: - Trong quá trình dạy vì đa số các em là học sinh dân tộc 
 thiểu số tại chỗ nhiều, các em chủ yếu chỉ học những gì trên lớp do thầy cô 
 giảng dạy, còn hầu như về nhà cha mẹ ít quan tâm, không đôn đốc các em tự học 
 hoặc không giúp đỡ được nhiều khi hướng dẫn cho các em. Còn có những 
 trường hợp một vài em chưa nói, nghe thông thạo Tiếng Việt nên kết quả học 
 tập của các em chưa thật cao đặc biệt là môn toán.
 2.2. Thành công – hạn chế
 + Thành công: Hầu hết các em được học qua do tôi chủ nhiệm, các em 
 đều 
 có kĩ năng tính toán đúng, nhanh, trình bày tương đối khoa học, sạch đẹp.
 + Hạn chế: 
 * Đối với giáo viên: Còn có giáo viên
 Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 3 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1
tính cộng gồm: 3 + 1 = 4; 1 + 3 = 4; 2 + 2 = 4. Tôi cho các em đọc thuộc, sau 
đó xóa dần kết quả và hướng dẫn trả lời kết quả nhanh bằng cách hỏi lộn xộn. 
VD: 1 + 3 bằng mấy. Yêu cầu các em phải nhắc lại phép tính và kết quả thật 
nhanh thông qua trò chơi “ Ai đúng và nhanh”. Một em hỏi, em khác trả lời, sau 
khi bạn trả lời xong, em ra đố nhận xét.Nếu trả lời chậm nghĩa là các em còn 
phải nhẩm tính lại là chưa đạt – coi như thua cuộc. Đây là bài học thứ hai sau bài 
phép cộng trong phạm vi 3, tính đúng, nhanh rất quan trọng ở giai đoạn này. Sẽ 
giúp các em việc hình thành kĩ năng tính toán nhanh, đúng sẽ giúp các em trong 
những bài học sau. Vì những bài sau nhiều phép tính hơn, tính toán nhiều số, 
rườm rà hơn. Từ đây cũng sẽ giúp các em trong việc vận dụng linh hoạt khi tính 
giải toán có lời văn mà không cần qua bước trung gian là nháp theo kiểu đặt tính 
cột dọc. 
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
 Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm giúp giáo viên hướng dẫn 
rèn cho các em phát triển kĩ năng làm tính đúng, nhanh và giải toán có lời văn 
đúng nâng cao chất lượng học tập cho các em.
 Việc rèn kĩ năng tính, giải toán giúp các em tự tin trong quá trình học tập, 
tính toán trong cuộc sống hằng ngày, tự tin khi giao tiếp, lĩnh hội được kiến thức 
bài giảng của giáo viên đầy đủ hơn, dễ hiểu hơn, hiểu sâu hơn. lôi kéo tất cả mọi 
đối tượng học sinh vào bài học tốt hơn, hiệu quả cho tiết dạy của giáo viên vẹn 
toàn như mong muốn.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 3.2a. Rèn kĩ năng tính, giải toán trong giờ học toán.
 Trong mỗi môn học ở các cấp học, thì môn học nào cũng có vai trò quan 
trọng, nhưng trong đó môn toán và môn Tiếng Việt là quan trọng nhất vì hai 
môn học này còn được gọi là môn công cụ. Nói như vậy chắc ai cũng phải hiểu 
ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học này. Môn toán còn được vận dụng trong 
cuộc sống đời thường, được phát xuất từ trong cuộc sống hằng ngày mà ra. Dù 
học cao tới đâu, dù làm công việc gì thì một người bình thường cũng rất cần tới 
những con số để tính toán. Thời đại chúng ta là thời đại công nghệ, nhưng cho 
dù ở đâu, dù máy móc có tinh xảo hiện đại thế nào đi chăng nữa thì tất cả đều 
được do đầu óc con người tạo thành.
 A. Đối với dạng toán đơn:
 a: Đối với bài mới:
 Sau khi thành lập hoàn chỉnh các phép tính phần bài mới xong, tôi yêu 
cầu các em học thuộc theo thứ tự xuôi, sau đó tôi hướng dẫn các em đáp nhanh 
kết quả của các phép tính do tôi hỏi ( hỏi lộn xộn: VD bài phép trừ trong phạm 
vi 9, tôi chỉ hỏi 9 – 2 = ?; 9 – 5 = ?), yêu cầu em đó trả lời nhanh kết quả, cả lớp 
cùng nhận xét đưa ra ý trả lời đúng – sai. Vì trong quá trình các em tính toán 
cũng như thực hành tính, người giáo viên không thể ra đề xuôi y như bài mới 
được mà phải đảo vị trí các phép tính. Trong thực tế cuộc sống hằng ngày cũng 
 Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 5 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1
Còn nếu phép tính trừ thì đặt tính sai ( vì không thể đặt tính trừ khi có ba số trở 
lên). Khi dạy làm quen đọc viết các số từ 1 -> 9 ở đầu năm học, tôi đã giúp các 
em hiểu các số có một chữ số đều thuộc hàng đơn vị, nên khi đặt tính tới đây đối 
với mấy phép tính đầu tôi thường hỏi để nhắc nhở các em cần đặt tính đúng 
thông qua câu hỏi giúp các em tự định hướng cho bài làm của mình ví dụ: số thứ 
nhất có mấy chữ số?, số thứ hai có mấy chữ số?, sau khi viết các số xong cần 
làm gì? vì chỉ có đặt tính đúng, thực hiện tính đúng mới cho kết quả đúng. 
 34 36
 + 42 - 6
 76 30
 Thường thì học sinh hay đặt tính sai ở số thứ hai, vì các em chưa biết phân biệt 
và chưa có kĩ năng đặt tính khi viết số thứ hai cần phụ thuộc vào số thứ nhất.
VD: 
 30 30 
 +
 6 + 6 
 90 36 
 Nhìn vào ví dụ, ta nhận thấy ở phép tính thứ nhất, do các em đặt tính sai dẫn 
đến kết quả của phép cộng sai; ở phép tính thứ hai tuy các em đặt tính sai nhưng 
vẫn có kết quả đúng vì đây là phép tính đơn giản, có thể em tính nhẩm cũng có 
kết quả đúng, nhưng đặt tính sai.
Tôi đã hướng dẫn các em đặt tính như sau: - Viết số thứ nhất, số thứ hai viết ở 
dòng dưới của số thứ nhất sao cho các hàng tương ứng phải thẳng cột với nhau, 
đồng thời tôi chỉ số tương ứng (VD phép tính 30 + 6 thì viết số 6 thẳng cột với 
số 0 vì số 0 và số 6 đều thuộc hàng đơn vị ). Muốn vậy, các em phải nhận biết 
được số các chữ số của từng số.
Từ ví dụ trên, tôi viết lại để sửa lỗi sai, đặt tính đúng phải là:
 Hoặc phép tính cộng 
 30 3
 + +
 6 62 
 36 65
 Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 7 Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1
Hướng dẫn các em lập phép tính: 3 – 1 = và hướng dẫn điền kết quả hoặc nếu 
em nào đã hiểu phép tính trừ 3 – 1 = 2 thì điền số 2 vào sau dấu bằng.
 3 - 1 = 2
Lưu ý: đối với viết phép tính thích hợp qua kênh hinh, tranh. Tôi yêu cầu các em 
phải viết phép tính theo hàng ngang ( không được viết theo cột dọc ) và đây 
cũng là cơ sở để các em vận dụng, rèn kĩ năng vào giải toán có lời văn khi viết 
phép tính giải.
Sau mỗi bài toán đều có chốt ý, tôi tìm điểm đặc trưng của bài toán để chốt ý sao 
cho toát lên được ý chính của bài, đó cũng là điểm tựa giúp các em dễ nhớ. 
Cũng trong bài phép trừ trong phạm vi 3, quan sát tranh trong sách giáo khoa 
toán 1 ta thấy ở bài tập số 3 ( phần thực hành của bài mới), đề yêu cầu viết phép 
tính thích hợp. Nhìn vào tranh vẽ tôi đã gợi ý để các em nói được: lúc đầu trên 
cành cây có 3 con chim, sau đó 2 con chim bay đi. Hỏi trên cành cây còn lại 
mấy con chim. Và hướng dẫn các em hiểu thuật ngữ “ bay đi” ta làm tính trừ. 
Đến đây tôi chốt lại. Như vậy nếu nhìn vào tranh vẽ mà các em đọc đúng đề là 
bay đi, cho đi, rụng đi, hái đi, nhảy đi, gạch bỏ đi, chạy đi. Ta làm tính trừ.
 Tương tự với phép cộng: 
Các mũi tên theo chiều ngang ( thêm ), các thuật ngữ bay đến, chạy đến ( chỉ 
hướng con vật đến), trong cùng một hình nhưng được chia 2 phần ( gộp). Ta 
làm tính cộng.
 e. Với dạng: Viết phép tính thích hợp
 Kiểu viết đề theo tóm tắt bằng lời.
Xét 2 ví dụ: 
 VD1: VD2: 
Có: 10 quả trứng Có: 5 kẹo
Cho: 3 quả trứng Thêm: 3 kẹo
Còn: ....quả trứng? Có tất cả:kẹo?
 Trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn” học sinh được học bài 
nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn. Hai ví dụ trên tuy hai phép tính khác 
nhau nhưng cùng có một điểm chung của đề, đó là: Bài gồm hai thành phần 
chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì vậy có 
thể giải thích cho học sinh: “ Bài toán đã cho biết gì?” - tôi gạch chân dữ kiện 
của đề đã cho để giúp các em nhận biết phần nào gọi là cái đã cho, cái đã cho 
bao giờ cũng có số liệu cụ thể và các thuật ngữ để thiết lập phép tính đó. Bài 
toán hỏi gì? – Tôi gạch chân câu hỏi. Mà muốn nhận biết câu hỏi (cái cần tìm) 
thì cuối câu hỏi bao giờ cũng có dấu hỏi chấm ( ? ). Kết hợp giữa thuật ngữ để 
thiết lập phép tính đúng và câu hỏi để khẳng định chắc chắn bài toán cần thiết 
lập phép tính nào cho đúng.
 Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_tinh_gi.doc