Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 1

doc 17 trang sklop1 22/01/2024 2520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 1
 MỘT SỐ KINH NGHIỆMTỔ CHỨC TRÒ CHƠI 
 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 1 
 1. Phần mở đầu 
 1.1. Lí do chọn sáng kiến
 Một trong các mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học môn Toán ở 
tiểu học hiện nay là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kĩ năng về 
môn Toán (đã được học trong nhà trường) vào giải quyết những tình huống 
thường gặp trong đời sống hàng ngày. Nhiều giải pháp đã và đang được nghiên 
cứu, áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên. Đổi mới hình thức tổ 
chức dạy học cũng là một trong các giải pháp được nhiều người quan tâm nhằm 
đưa các hình thức tổ chức dạy học mới vào nhà trường tiểu học như: dạy học cá 
nhân, dạy học theo nhóm và dạy học thông qua các trò chơi toán học. Những 
hình thức dạy học này nếu được áp dụng một cách linh hoạt và đúng nơi, đúng 
lúc thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học nói chung và dạy học toán nói 
riêng. Bản thân tôi cảm thấy hình thức trò chơi học tập thực sự rất hấp dẫn và bổ 
ích. Đó là những trò chơi gắn liền với nội dung học tập toán của các em chứ 
không đơn thuần là những trò chơi giải trí. Vì vậy thông qua những trò chơi này 
học sinh có thể vừa chơi vừa học mà vẫn đảm bảo nắm kiến thức chắc chắn. 
 Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập 
của học sinh; và gắn với nội dung bài học; giúp học sinh khai thác vốn kinh 
nghiệm của bản thân để chơi và để học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt 
rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức.
 Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi. 
Chơi giúp cho trẻ phát triển. Tổ chức trò chơi cần chú ý các đặc tính: Vui - Khoẻ 
- An toàn - Bổ ích. Trong đó, vui bao gồm cả giải trí, thư giản,... được xem là 
mục tiêu cơ bản nhất của một trò chơi.
 Thực tế thì học sinh tiểu học, nhất là những học sinh đầu cấp rất có hứng 
thú với các trò chơi toán học mà giáo viên đưa vào mỗi bài dạy. Qua những trò 
chơi này mà bài học trở nên sinh động, học sinh tiếp thu bài học một cách nhẹ 
nhàng đồng thời phát huy được tích tích cực học tập của các em. Đây thực sự là 
hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh. Chính vì vậy, bản thân tôi thực 
hiện sáng kiến: "Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học Toán lớp 1 " nhằm giúp các em học sinh học Toán đạt hiệu quả 
cao.
 1.2. Điểm mới của sáng kiến
 Một số giáo viên đã nghiên cứu và áp dụng trò chơi học tập trong dạy học 
Toán lớp 1 nhưng còn ở mức độ đơn giản, hiệu quả chưa cao. 
 Tôi muốn nghiên cứu và áp dụng với phạm vị rộng hơn với đầy đủ các mạch 
kiến thức Toán cho học sinh lớp 1.
 Nhằm tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức và tự rèn 
luyện kĩ năng, tôi thực hiện sáng kiến này để giúp các em được làm việc cá 
 1 * Thiết kế và tổ chức trò chơi
 a. Thiết kế:
 - Xác định được mục đích và yêu cầu của trò chơi.
 - Lựa chọn những trò chơi phù hợp với bài học.
 - Xác định không gian và thời gian tổ chức trò chơi
 - Chuẩn bị dụng cụ chơi, số lượng người chơi
 - Xây dựng hoạt động của giáo viên và học sinh
 Thời gian Nội dung và Hoạt động của Dụng cụ Mục đích
 tiến hành trò trình tự hoạt học sinh chơi
 chơi động của giáo 
 viên
 b. Phân loại trò chơi:
 + Theo số lượng người chơi:
 - Trò chơi cá nhân
 - Trò chơi đồng đội
 - Trò chơi tập thể
 + Theo tính chất hoạt động:
 - Trò chơi thuần tuý trí tuệ
 - Trò chơi kết hợp trí tuệ và vận động
 c. Cách tổ chức trò chơi học tập môn Toán: 
 * Các bước tiến hành một trò chơi
 - Chuẩn bị (dụng cụ chơi)
 - Giới thiệu khái quát về trò chơi:
 + Nêu tên trò chơi.
 + Hướng dẫn cách chơi : vừa mô tả, vừa thực hành
 + Phân chia nhóm chơi.
 - Chơi thử.
 - Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.
 - Chơi thật, xử “phạt” những người phạm luật chơi.
 - Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu 
thêm những kiến thức được học tập qua trò chơi, những vướng mắc cần tránh.
 * Người chủ trò
 3 đuôi. Sau khi hát xong em trở về chỗ. Một em khác thay và cứ tiếp tục như thế, 
hết em này đến em khác.
 Trò chơi sẽ thú vị hơn nếu hai, ba hoặc tổ cùng hát và giả làm con voi thi 
xem nhóm nào làm voi đều hơn.
 *Trò chơi: “ Xếp hàng”
 Mục tiêu: Luyện tập để củng cố các biểu tượng: cao, thấp, trước,
sau, bên trái, bên phải, ở giữa.
 Chuẩn bị: Một số bông hoa( có thể là hoa giấy hoặc lá cờ) nơi chơi đủ rộng 
cho 3 tổ cùng chơi.
 Cách chơi: Mỗi tổ cử ra 2 người chơi có chiều cao khác nhau, đứng thành 
một nhóm. Các nhóm đứng không xa nhau trước mặt giáo viên.
 Giáo viên ra lệnh: Xếp hàng dọc, thấp đứng trước, cao đứng sau.
 Các nhóm nhanh chống xếp hàng theo mệnh lệnh, nhóm nào xếp đúng lệnh 
và xong trước thì được thưởng hai bông hoa (hoặc hai lá cờ); nhóm xếp sai lệnh 
thì không được thưởng.
 Sau đó 3 em về chỗ, mỗi tổ cử 3 em khác ra chơi. Cách chơi tương tự nhưng 
với các lệnh khác nhau, ví dụ như:
 + Xếp hàng dọc, thấp nhất đứng giữa, cao đứng sau cùng.
 + Xếp hàng ngang, thấp nhất đứng giữa, cao nhất đứng bên trái em thấp 
nhất.
 + .
 Tổ nào được thưởng nhiều hoa (hay lá cờ) hơn thì thắng cuộc.
 * Trò chơi: “ Nhiều hơn, ít hơn”.
 Mục tiêu: Học sinh biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. 
 Học sinh biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh.
 Chuẩn bị: 3 cái bảng, 5 viên phấn, tranh vẽ 4 cái bát và 3 cái thìa.
 Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
 Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Các nhóm nhìn 
nhanh nêu nhanh xem nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào 
có số lượng ít hơn.
 Giáo viên đưa tranh vẽ một bên có 4 cái bát, một bên có 3 cái thìa ( cách vẽ 
tương ứng 1 – 1) học sinh nêu nhanh xem bát nhiều hơn thìa hay thìa nhiều hơn 
bát.
 Tổng kết trò chơi: Nhóm nào có số người nêu nhanh và đúng nhiều thì 
nhóm đó thắng.
 2. Những trò chơi củng cố nội dung số học và yếu tố đại số:
 5 1+4 3+2 5-1 5 -2 5-0
 3 5 4 3 5
 *Trò chơi : “ Đúng sai ”
 Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học. Tạo không khí thoải 
mái sau giờ học.
 Cách chơi: Cứ hai đội, mỗi đội chơi 5 em tiếp sức. Hai đội sẽ phải nhanh 
chống ghi đúng sai vào các phép tính mà giáo viên ghi trên bảng phụ.
 Luật chơi: Đội nào làm nhanh, đúng chiến thắng.
 Bảng phụ: 
 9 - 4 = 4 7 + 1 = 8
 6 + 1 = 7 2 + 7 = 9
 8 - 8 = 0 9 - 2 = 6
 3. Các trò chơi nhằm củng cố khái niệm: Đọc, viết, cấu tạo các số:
 *Trò chơi: “Ai đúng? Ai sai?”
 Mục tiêu: Nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên theo các 
vòng số đã học.
 Chuẩn bị: 1 học sinh chuẩn bị 1 phấn và 1 bảng. Mỗi đội 5 học sinh lên 
bảng đứng thành một hàng. Hai đội "bốc thăm" giành quyền đố trước.
 Luật chơi: GV cho 2 đội chuẩn bị 2 phút, 5 em sẽ bàn nhau và mỗi em sẽ 
viết sẵn một số trong phạm vi đến 100. Hết thời gian 2 phút, giáo viên hô "bắt 
đầu" thì đội đi trước lần lượt từng em giơ bảng lên cho đội bạn xem. Khi đó em 
đứng đối diện của đội bạn phải đọc số đó lên, cứ mỗi số đọc đúng được 1 điểm 
tốt. Đội 1 kết thúc, tiếp tục đội 2 sẽ đố tương tự. Kết thúc trò chơi, đội nào nhiều 
điểm tốt hơn thì đội đó thắng cuộc.
  Có thể tổ chức tương tự nhưng cho học sinh viết cách đọc vào bảng con, khi 
đó đội bạn phải viết được số đúng tương ứng với cách đọc đó.
 *Trò chơi: “Ai nhớ lâu ? Ai nhớ kĩ ?”
 Mục tiêu: Người chơi cần nắm vững và ứng dụng linh hoạt một số tính chất 
đặc biệt của số 0 và của số 1 trong các phép tính cộng (trừ ).
 Thời gian chơi: Học sinh chơi khoảng 5 - 7 phút. Áp dụng cho bài: "Số 0 
trong phép cộng".
 Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung vào phiếu bài tập (ở giấy khổ 
to) phát cho 3 tổ với các nội dung sau (3 tổ giống nhau):
 7 Chuẩn bị một số biểu thức gồm cả phép cộng (+) và phép trừ (- ). Các phép 
tính phải được dấu kín trước khi chơi. Chẳng hạn 15 - 7; 20 - 14; 16 - 5; 
(12 +3) - 8; 8 + 5; 6 + 9; 4 + 12; 14 + 5; (15 - 6) + 3...;chuẩn bị một bút xanh và 
một bút đỏ.
 Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội .Bên chọn bút màu xanh gọi là "Đội 
xanh", bên chọn bút màu đỏ gọi là "Đội đỏ". Khi cô nêu một phép tính, đội nào 
giơ tay trước sẽ được trả lời, nếu kết quả đúng sẽ được chọn một ô trong bảng 
viết kết quả vào (theo màu bút đã chọn). Khi đội nào viết được 3 ô kết quả mà 
thẳng hàng (hàng dọc, hàng ngang hoặc hàng chéo) thì đội đó thắng cuộc.
  Trò chơi có thể được mở rộng hơn cho với các biểu thức tính phức tạp 
hơn. Chẳng hạn áp dụng cho bài " tính giá trị của biểu thức".
 *Trò chơi: “Truyền miệng” 
 Mục tiêu: Luyện tập và cũng cố kỹ năng làm phép tính cộng trừ không nhớ 
trong phạm vi 100.
 Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng để chơi
 Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ, giáo viên gọi bắt đầu từ một em xung 
phong ví dụ: em A xướng to một số trong phạm vi 100 chẳng hạn “12” và chỉ 
nhanh vào một em B bất kì để “truyền điện” lúc này em B phải nói tiếp ví dụ: 
“cộng 5” rồi lại chỉ nhanh vào một em C bất kì. Thế là em C phải nói tiếp “ 
bằng 17” nếu em C nói đúng thì được quyền xướng to một số như em A rồi chỉ 
vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp, cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai 
thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ ngồi của mình lên bảng, kết thúc khen và 
thưởng một tràng pháo tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
 Trò chơi này không cầu kì nhưng vẫn tạo được không khí vui, sôi nổi, hào 
hứng trong giờ học cho các em, nên có thể áp dụng được nhiều bài 
 *Trò chơi: “Chạy đua đến 100”
 Mục tiêu: Người chơi cần có kĩ năng đếm và kĩ năng cộng nhẩm trong 
phạm vi 100; tư duy năng động, nhạy bén.
 Chuẩn bị: Có thể dùng phấn viết các số lên bảng, hoặc dùng giấy nháp và 
bút ghi các số đã chiếm được.
 Luật chơi: Có thể thi đua chơi giữa hai cá nhân cùng bàn hoặc hai nhóm 
(mỗi nhóm 3 em) cả lớp cổ vũ. Giáo viên cho "bắt thăm" để giành quyền đi 
trước. Khi giáo viên hô "bắt đầu" thì người đi trước sẽ gọi một số từ 1 đến 10 
đọc to lên (ghi lên bảng), người kia sẽ phải đọc một số lớn hơn số người trước 
đã đọc (cũng ghi lên bảng), nhưng không được lớn hơn quá 10 đơn vị cứ thế tiếp 
tục mỗi bên thay nhau chọn một số. Sau mỗi lần ít nhất cộng thêm 1 so với số 
của người trước đọc và nhiều nhất là cộng thêm 10; nếu gọi một số nhỏ hơn số 
người trước gọi là "phạm luật" và bị thua cuộc (hoặc cộng thêm một số lớn hơn 
10 cũng bị thua). Ai tới số 100 trước là người đó thắng.
 9 Luật chơi: Chơi theo nhóm 6 học sinh. Tổ chức tương tự trò chơi thứ 1. Đội 
xong sớm hơn thời gian cho phép và làm đúng sẽ được thưởng 1 điểm tốt. Mỗi ý 
(a), (b), (c) đúng được 2 điểm tốt, ý (d) đúng được 4 điểm tốt (hai chữ M,E). 
Tổng kết nhóm nào được nhiều điểm tốt thì thắng cuộc và được cả lớp khen.
 *Trò chơi: “Xếp - tạo hình với 5 que tính”
 Yêu cầu: Xếp 5 que tính thành hai tam giác và một tứ giác, vẽ hình xếp 
được vào vở.
 Luật chơi: Các học sinh, từng đôi một ngồi quay lưng lại với nhau, sẵn 
sàng chơi. Giáo viên hô "bắt đầu" và tính giờ, thì bắt đầu xếp. Các em sẽ kiểm 
tra lẫn nhau việc xếp ở trên bàn và vẽ vào vở. Nếu làm trước khi tính giờ thì 
phạm quy không được tính điểm. Xếp đúng thì được 5 điểm tốt, vẽ đúng và đẹp 
vào vở được 5 điểm tốt. Ai được 10 điểm tốt thì được khen thưởng.
 *Trò chơi: “Vui tạo dáng - vui tạo hình”
 Yêu cầu: Xếp 6 que tính để tạo dáng một ngôi nhà có mái lợp sau đó vẽ vào vở.
 Luật chơi: Thi đua giữa các cá nhân. Tổ chức tương tự trò chơi thứ 3
 Ghi chú: Chỉ yêu cầu học sinh xếp được như hình dưới đây và vẽ vào vở:
 *Trò chơi: “Xếp - tạo hình với 7 que tính”
 Yêu cầu: Hãy dùng 7 que tính để xếp thành một hình gồm 3 tam giác và 3 
tứ giác, vẽ hình xếp được vào vở .
 Luật chơi và đánh giá tương tự 2 trò chơi trên.Tuy nhiên có cộng thêm 1 
điểm tốt cho người nào xong trước thời gian cho phép.
 Ghi chú: Rõ ràng 3 tam giác và 3 tứ giác phải ở trong 1 hình nếu xếp tách rời 
sẽ không được. Vậy chỉ có 1 cách xếp như hình vẽ sau: 
 *Trò chơi: “Vui tạo dáng - Vui tạo hình”
 a, Có 8 que tính được xếp tạo dáng một con cá cảnh đang bơi như hình sau:
 a)
 Em hãy tìm cách chuyển chỗ 2 que tính,
 để tạo dáng một con cá cảnh đã quay 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_go.doc