Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong Giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

doc 15 trang sklop1 16/01/2024 2830
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong Giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong Giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong Giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự thách thức trước 
nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, 
trong đó có sự đổi mới cơ bản về phương pháp dạy học. Những phương 
pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc 
biệt chú ý. Mục tiêu giáo dục của Đảng đó chỉ rõ: “... Đào tạo có chất lượng 
tốt những người lao động mới có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có 
trình độ văn hoá phổ thông và hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần 
thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khoẻ tốt...”. Muốn đạt được mục tiêu này thì 
dạy và học Toán trong trường Tiểu học là một khâu quan trọng của quá trình 
dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói về vị trí vai trò của bộ môn 
Toán: “ Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. 
Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, với sản xuất và chiến đấu. Nó là một 
môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương 
pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp 
giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo. Nó 
còn giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác nhau: Cần cù và 
nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng 
chân lý.” Để đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra, Giáo dục và đào tạo phải 
có những cải tiến, điều chỉnh, phải thay đổi về nội dung chương trình, đổi mới 
phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
 Đối với học sinh lớp 1 mạch kiến thức giải toán có lời văn được sắp xếp 
xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn toán. Qua đó đòi hỏi người 
giáo viên phải có phương pháp dạy học linh hoạt, phải đổi mới cách dạy, cách 
truyền đạt kiến thức tới học sinh giúp học sinh tự phát hiện giải, quyết vấn đề, tự 
nhận xét, so sánh, phân tích tổng hợp để tìm ra cách giải bài toán. Nhờ có giải 
toán, học sinh sẽ có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, phương 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng vấn đề giải toán có lời văn của học sinh lớp 1. Nguyên nhân 
của thực trạng
2.1.1. Thực trạng
* Về học sinh
 Trong các tuyến kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì tuyến 
kiến thức “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với 
học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì đối với lớp 
Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của 
các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa 
biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán 
có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể 
trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế 
hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một 
số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường 
lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu 
lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu 
chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học 
toán và giải toán một cách máy móc nặng về rập khuôn, bắt chước.
- Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, một số em có bố mẹ đi làm ăn xa 
nên việc học tập của các em chưa thực sự được quan tâm. 
 * Tình hình dạy học toán ở lớp: Qua nghiên cứu cho thấy khi dạy giáo 
viên và học sinh còn có một số tồn tại sau:
- Vẫn còn một số giáo viên chưa biết cách dạy loại Toán có lời văn. Một số 
giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh hoạ, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ 
hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp 
học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu. - Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp.
- Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.
- Một số ít học sinh không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không làm 
được bài.
 * Về đồ dùng dạy học :
 Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải 
toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học 
để minh hoạ.
 Trong những năm qua, các trường tiểu học đã được cung cấp khá nhiều 
trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho từng khối lớp nhưng thống kê theo 
danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy “Giải 
toán có lời văn”.
 * Về giáo viên
 Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng 
túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy 
học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo 
viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương pháp thuyết 
trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là "thầy truyền thụ, trò tiếp nhận 
ghi nhớ". Một số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ dùng dạy học để phục 
vụ cho tiết dạy, ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng 
phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và 
giải toán còn khó hiểu.
 Vì vậy từ lí do trên tôi quyết định tìm những biện pháp, giải pháp tối ưu 
nhất để giải tốt bài toán có lời văn ở lớp Một, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số 
giải pháp sau: 
2.2. Một số giải pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1:
2.2.1. Nắm bắt nội dung chương trình.
 Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói chung, "Giải bài toán có lời văn" nói 
riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá 
nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. 
Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn.
 Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng 
cách đàm thoại "Bài toán cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu trả lời của học 
sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. 
Đây là cách rất tốt để giúp học sinh ngầm phân tích đề toán.
 Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho 
các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. 
 Ví dụ : Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi:
 - Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (Dưới ao có 5 con vịt)
 - Trên bờ có mấy con vịt? (Trên bờ có 4 con vịt)
 - Đàn vịt có tất cả mấy con? (Có tất cả 9 con)
 Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể 
gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt 
bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán.
 Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán:
 - Tóm tắt bằng lời:
 Ví dụ 1: Lan : 3 quyển
 Vy : 2 quyển
 Cả hai bạn có: ... quyển? 
 - Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
 Ví dụ 2: Bài 2 trang 123
 A 5 cm B 3 cm C
 ? cm
 - Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật: Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm 
tính gì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); 
hoặc: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); 
hoặc: "Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 
4 = 9).
 Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta 
viết "con gà" vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
 Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn 
học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số. 
Với học sinh lớp Một, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán 
này nên các em rất lúng túng.Có thể dùng một trong các cách sau:
 Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối 
(mấy con gà ?)để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có 
câu lời giải:Nhà An có tất cả là: 
 Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" 
và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An có tất cả 
là:"
 Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của 
câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. 
 Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?". Học sinh viết 
câu lời giải: "Nhà An có tất cả:"
 Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con 
gà?" để học sinh trả lời miệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép 
tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
 Nhà An có tất cả:
 5 + 4 = 9 (con gà)
 Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ 
vào 9 và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ được viết 5 + 4 = 9 
thôi.
 Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính 
giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi 
thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 9 đó. Có 
thể hiểu rằng chữ "con gà” viết trong dấu ngoặc đơn ở đây chỉ có một sự 
ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về 
toán học với số 9. Như vậy cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là một cách viết phù 
hợp. 
2.2.5. Kiểm tra lại bài giải
 Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen 
khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp 
học sinh xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, về phép 
tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác. 
2.3. Biện pháp khắc sâu loại “Bài toán có lời văn"
 Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo 
viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. Ở mỗi bài, mỗi tiết 
về "Giải toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính 
tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề 
toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho 
trước, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán 
vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho bài toán. 
 Ví dụ 1: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán, rồi giải 
bài toán đó: 
 Bài toán: Dưới ao có ... con vịt, có thêm ... con vịt nữa chạy xuống.
 Hỏi ..........................................................................?
 Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Có : 7 hình tròn
 Tô màu : 3 hình tròn Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như 
trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng giải bài toán có lời 
văn nói riêng và chất lượng môn Toán nói chung.
Kết quả đạt được:
 Tổng số HS Số HS giải tốt Số HS giải được Số HS còn hạn chế
 21 9 11 0
 Chất lượng giải bài Toán có lời văn của học sinh ngày càng tốt hơn. Học 
sinh hứng thú hơn với giờ học Toán. 
2.6. Bài học kinh nghiệm:
 - Mỗi giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo 
khoa về “Giải toán có lời văn” ở lớp Một để xác định được trong mỗi tiết học 
phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào?
 - Đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp Một, cần coi trọng sử 
dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy “Giải toán có lời văn” 
nói riêng, tuy nhiên cũng không vì thế mà lạm dụng trực quan hoặc trực quan 
một cách hình thức.
 - Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà 
phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình 
thành cho các em một phơng pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy 
sáng tạo, tư duy lô gic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải 
toán có lời văn”.
 - Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính 
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
 3. phÇn kÕt luËn
3.1.Ý nghĩa của đề tài.
 Qua thời gian nghiên cứu tuy không dài nhưng tôi thấy đã tạo không khí 
chan hòa và yêu thích học giải toán có lời văn ở lớp Một. Mỗi giáo viên phải 
nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về “Nâng cao giải 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_giai_toan_co.doc