Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt giải Toán có lời văn Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt giải Toán có lời văn Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt giải Toán có lời văn Lớp 1
ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP MỘT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề: Trong quá trình dạy học Toán ở phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng, môn Toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở Tiểu học. Môn Toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng Toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác cũng như ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh,...) Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, làm việc có kế hoạch, góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động, tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học còn lại. Giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em phát huy được trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức Toán học. Học giải toán có lời văn các em sẽ được giải các bài toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa Toán học và thực tế đời sống, giữa Toán học với các môn học khác. Thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp Một, phần cộng, trừ các số tự nhiên, so sánh số, điền số vào ô trống, tương đối đơn giản nên học sinh thực hiện tương đối tốt. Riêng mạch Giải toán có lời văn, các em ngại làm, làm rất chậm. Do các em đọc chữ chưa trôi chảy, vốn kiến thức ngôn ngữ, nói, viết còn hạn chế nên việc hiểu đề bài chưa ở mức cao. Chính vì thế, đôi khi các em ghi được phép tính nhưng chưa nêu được đầy đủ câu lời giải, sai đơn vị hoặc sử dụng không đúng dấu ngoặc đơn. Từ đó dẫn đến tình trạng ngại làm toán có lời văn kéo theo chất lượng môn Toán cũng đi xuống. Đó là điều băn khoăn của bản thân tôi, cần phải làm gì để dạy tốt cho học sinh về mạch kiến thức này? Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt Giải toán có lời văn lớp Một” để thực hiện trong năm học 2016 – 2017 này. 2. Mục đích đề tài: Đề ra một số biện pháp nhằm cải thiện việc giảng dạy mạch kiến thức Giải toán có lời văn lớp Một, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Toán, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mạch kiến thức về Giải toán có lời văn nói riêng và môn Toán nói chung. Cụ thể: - Giúp học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1. - Còn một vài em chậm chạp, nhút nhát, lười học, ham chơi, chưa chú ý trong giờ học. - Một số học sinh còn lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Đó là: + Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? + Viết phép tính lẫn lộn từ dạng này sang dạng khác do chưa hiểu các thuật ngữ như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? + Chưa biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh nêu lại câu hỏi của bài toán, viết sai đơn vị, sử dụng dấu ngoặc đơn chưa đúng. + Một số em làm được bài nhưng khi giáo viên hỏi lại thì em không trả lời được do chưa nắm vững cách giải bài toán có lời văn. Tôi khảo sát học sinh với bài tập sau: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con? Thống kê kết quả thời gian đầu khi học về Giải toán có lời văn : Giai đoạn đầu (tuần Giai đoạn sau (cuối Tổng số học sinh Nội dung 23) năm ) Viết đúng câu lời 20 giải Viết đúng phép tính 27 32 Viết đúng đáp số 22 Giải đúng cả 3 20 bước 2. Nội dung: Sau khi nắm đặc điểm tình hình của lớp, tôi đã lựa chọn một số nội dung sau đây để giúp học sinh lớp tôi học tốt hơn về Giải toán có lời văn như sau: - Nắm chắc nội dung chương trình giải toán có lời văn lớp 1. - Hướng dẫn học sinh các bước giải toán có lời văn ở lớp 1. - Thường xuyên luyện tập, thực hành. - Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học để dạy Giải toán có lời văn lớp 1. 1 + 2 = 3 Ở dạng này, giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện theo các bước cụ thể: - Bước 1: Xem tranh vẽ. - Bước 2: Nêu bài toán bằng lời. - Bước 3: Nêu câu trả lời. - Bước 4: Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh năng khiếu làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống trong sách giáo khoa. Ví dụ : Bài 4 trang 77 Cách 1: Có 8 hộp, thêm 1 hộp nữa. Hỏi có tất cả mấy hộp? 8 + 1 = 9 Cách 2: Đem 1 hộp xếp vào chỗ 8 hộp. Hỏi có tất cả mấy hộp? 1 + 8 = 9 Tương tự câu b: hoặc bà có, hay chị có;; còn quả ở đây có thể là quả cam, hay táo, hay lê,qua đó hướng dẫn các em nêu thành bài toán chẳng hạn: Mẹ có 5 quả cam, mẹ mua thêm 3 quả nữa. Hỏi mẹ có tất cả mấy quả cam? Hoặc Bà có 5 quả táo, bà mua thêm 3 quả nữa. Hỏi bà có tất cả mấy quả táo? Ở dạng này giáo viên phải hướng các em dựa vào tóm tắt nêu đề toán, sau đó mới viết phép tính thích hợp vào ô trống theo từng bước cụ thể sau: Bước 1: Yêu cầu vài em đọc tóm tắt bài toán. Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu đề toán. Bước 3: Hướng dẫn các em nêu phép tính thích hợp. Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết phép tính vào ô trống. Qua đó, các em đã được làm quen dần và cũng là cầu nối với dạng bài toán có lời văn ở tuần 21. Có bài được cài sẵn “cốt câu” hỏi, lời giải vào tóm tắt để các em có thể dựa vào đó mà viết câu lời giải. Tiếp theo, trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn”, học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm hai thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Bài tập này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài toán có lời văn”. Ví dụ: Dạy bài : Bài toán có lời văn (trang 115) gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau. * Bài toán còn thiếu số (Cái đã cho) Bài 1 Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: Bài toán: Có bạn, có thêm bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? Bài 2 Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: - Cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. - Cho các em đọc lại bài toán (đọc cá nhân, đồng thanh). Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán. Sau khi hoàn thành 4 bài toán trên, giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1 và 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiểu được bài toán có lời văn đầy đủ phải có đủ dữ kiện. Lưu ý : Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ giáo viên nên chỉ cụ thể bên trái, bên phải, bên trên hay bên dưới hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ ( người; con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay đến,để các em không nhầm lẫn khi viết phép tính) b. Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu là hai loại toán “Thêm - Bớt”, thỉnh thoảng có thay đổi một chút: - Bài toán “Thêm” thành bài toán gộp, chẳng hạn: “An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng? dạng này khá phổ biến. - Bài toán “Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn: “Lớp 1A có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?”, dạng này ít gặp vì hơi khó (trước đây dạy ở lớp 2). 3.2. Hướng dẫn học sinh các bước giải toán có lời văn ở lớp 1: Sau khi học sinh nắm được cấu tạo của bài toán có lời văn, giáo viên hướng dẫn các em về quy trình giải toán có lời văn gồm các bước như sau: - Bước 1: Tìm hiểu bài toán. - Bước 2: Tóm tắt bài toán. - Bước 3: Tìm cách giải bài toán - Bước 4: Trình bày bài giải (gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số). - Bước 5: Kiểm tra lại bài giải. Ví dụ : Dạy bài Giải toán có lời văn Bài 1 trang 117: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ? Cách 4: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “ Cả hai bạn có :quả bóng ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Cả hai bạn có là:” Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Giáo viên chỉ vào 7 rồi hỏi: “ 7 quả bóng này là của ai? ” (Số bóng của hai bạn có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh, ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng của hai bạn có tất cả là:”, Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau, yêu cầu học sinh chọn câu lời giải thích hợp nhất, không nên bắt học sinh nhất nhất phải viết theo lời giải theo một kiểu. b. Hướng dẫn học sinh viết phép tính: Tôi nêu tiếp: “Muốn biết cả hai bạn có mấy quả bóng ta làm phép tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (4 + 3 = 7). Tiếp tục, tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “ 7 này là 7 quả bóng” nên ta viết “quả bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Lưu ý: bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó (Ví dụ: Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?), tên đơn vị (quả bóng) hoặc hỏi: “Có tất cả bao nhiêu con vịt?”, tên đơn vị (con vịt) c. Hướng dẫn học sinh viết đáp số: Tôi hướng dẫn học sinh: đáp số viết kết quả của phép tính, đơn vị không cần viết trong ngoặc đơn. Bước 4: Trình bày bài giải: Đây là tiết đầu tiên các em thực hiện giải bài toán có lời văn nên các em không biết trình bày bài giải, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ từng bước bài giải bài toán, sau đó hướng dẫn các em cách trình bày vào vở. Giáo viên vừa hướng dẫn vừa trình bày bài giải mẫu (không viết kết quả) trên bảng khoảng 1 tuần để các em viết vào vở ô li cho quen dần, như vậy sau này các em mới có kĩ năng trình bày bài toán có lời văn. Bài giải Cả hai bạn có : 4 + 3 = ( quả bóng ) Đáp số : ... quả bóng. Bước 5: Kiểm tra lại bài giải Sau khi học sinh làm bài xong yêu cầu các em kiểm tra lại bài xem đã đúng chưa (có thể quan sát tranh lại để kiểm tra). Ví dụ : Bài tập 2 (trang 169- Toán 1) Bài toán : Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét?
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_to.docx