Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 1

docx 18 trang sklop1 17/01/2024 3301
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy học môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 1
 1
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy học môn Toán theo hướng phát triển 
phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 1.
 PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
 Trong năm học 2021 -2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1/1 với tổng 
số học sinh là 25/13 nữ. Qua quá trình giảng dạy, tôi gặp một số thuận lợi và khó 
khăn sau:
 * Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo nhà trường, sự hỗ trợ của 
Ban Đại diện Cha mẹ học sinh. Được tập thể giáo viên (GV) cùng nhau trao đổi, 
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Đa số học 
sinh (HS) ham học, thích được đến trường, hứng thú tham gia các hoạt động học 
tập. Một số gia đình học sinh rất quan tâm đến việc học của con em mình, nên 
đã tạo điều kiện tốt, tạo thời gian cho các em được học tập ở trường cũng như ở 
nhà.
 Năm học 2021-2022 là năm học thứ hai thực hiện giảng dạy theo chương 
trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018. Chương trình này phù hợp với xu thế 
phát triển của giáo dục, góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực 
cho HS. 
 * Khó khăn:
 - HS ở vùng nông thôn, gia đình một vài em còn gặp khó khăn, cha mẹ 
thường xuyên phải đi làm ăn xa, việc quan tâm của phụ huynh học sinh đôi lúc 
vẫn còn hạn chế, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các 
em.
 - Một vài em nhút nhát, ít phát biểu.
 - Một vài em học chậm, chưa chú ý trong giờ học, chẳng hạn như: chưa biết 
đếm thứ tự, chưa đọc, viết được các chữ số, thực hiện tính toán còn chậm, đôi 
lúc chưa chính xác. 3
 PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 
 Để giúp HS phát triển phẩm chất, năng lực khi học Toán, tôi đã thưc hiện 
các biện pháp sau đây:
 1. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực 
học Toán đối với học sinh.
 Trong dạy học Toán, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học để 
giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt của môn học cũng như phát triển được 
phẩm chất và năng lực của bản thân. Đó là:
 a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt 
động trực tiếp trên các sự vật cụ thể có ở xung quanh trẻ để dựa vào đó các em 
sẽ nắm bắt được tri thức, kĩ năng của môn Toán. Khi sử dụng phương pháp trực 
quan cần lưu ý đồ dùng trực quan phải có màu sắc đẹp, phải phong phú đa dạng. 
Tôi đã sử dụng các đồ dùng ở danh mục thiết bị dạy học, tận dụng những đồ vật 
có sẵn như các nắp chai, viên sỏi,  và tự làm thêm các đồ dùng cần thiết cho 
mỗi bài học. 
 Ví dụ: Khi dạy bài Các số 1, 2, 3 (SGK Toán 1 Cánh Diều, trang 10)
 Để hình thành các số 1, 2, 3, tôi thực hiện như sau:
 * Cho các em quan sát tranh ở SGK: 
 - HS đếm số con vật và số chấm tròn tương ứng.
 - HS nói, chẳng hạn: “Có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn. Số 1”.
 Tương tự với số 2, 3. 5
 c. Phương pháp gợi mở - vấn đáp: là một phương pháp dạy học toán mà ở 
đó người giáo viên không đưa ra kiến thức trực tiếp mà giáo viên dùng hệ thống 
câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời từng câu. 
 Ví dụ : 6 + 4 = a
 Hỏi có bao nhiêu bạn kết quả a. Bao nhiêu bạn kết quả b. (Thông thường 
trong lớp học kết quả a đúng sẽ nhiều hơn b sai)
 - Làm cho trẻ hiểu được điều sai để nhận ra đúng.
 - Không nên kết luận quá sớm.
 - Cho trẻ giải thích kết quả của mình.
 - Ứng xử cho phù hợp không áp đặt.
 d. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập:
 Các em lớp 1 vừa chuyển sang một môi trường mới được học tất cả 
các môn học, trong khi đó ở Mầm non, chủ yếu là được vui chơi. Vì vậy, khi 
tiếp thu kiến thức mới, các em chưa hứng thú, say mê, dễ nhàm chán. Do đó, tổ 
chức trò chơi học tập trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng là rất 
cần thiết. Để tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả thì giáo viên cần biết tổ 
chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo 
những yêu cầu gì, cách tổ chức trò chơi ra sao, chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị 
phục vụ cho trò chơi để đạt được hiệu quả và đem lại sự hứng thú say mê học 
tập cho học sinh.
 Ví dụ: * Trò chơi “Đố bạn?”
 Khi dạy bài Luyện tập (SGK Toán 1 Cánh Diều, trang 42) 7
 - Chuẩn bị: các thẻ hình con chim mang phép tính và các thẻ hình tổ chim 
như bài tập trên. 
 - Cách chơi: Chọn 6 bạn đeo thẻ hình con chim mang phép tính ở trước 
ngực và 3 bạn đính thẻ hình tổ chim ở sau lưng. Các bạn mang thẻ hình tổ chim 
thì đứng yên tại chỗ, còn những bạn mang thẻ hình con chim được di chuyển. 
Khi nghe hiệu lệnh “Về tổ” thì các bạn mang thẻ hình con chim nhanh chóng di 
chuyển về vị trí bạn mang thẻ hình tổ chim có chứa kết quả tương ứng. Sau khi 
HS chơi xong, GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương và kết luận nội dung.
 Ngoài ra, tôi còn tổ chức một số trò chơi như: “Hái hoa dân chủ”, “Truyền 
điện”, , khuyến khích tất cả các em đều tham gia, giúp HS mạnh dạn, tự tin 
hơn trong học tập.
 đ. Tổ chức cho học sinh học nhóm cộng tác:
 Dạy học chú trọng tới từng học sinh nhằm giúp các em có tinh thần trách 
nhiệm với việc học, giáo viên cần kiên trì và luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ học 
sinh, khuyến khích làm việc nhóm, làm việc độc lập không có nghĩa là làm việc 
một mình mà có sự hợp tác cùng phát triển.
 Ví dụ: Bài Làm quen với phép cộng, dấu cộng (SGK Toán 1 Cánh Diều, 
trang 34-35) 9
 Tiêu chí Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm 
 1 2 3 4
 Học sinh xếp được 10 đoạn tạo chục. Có ☐ Có ☐ Có ☐ Có ☐
Học sinh cắt ra được 10 đoạn tạo chục. Có ☐ Có ☐ Có ☐ Có ☐
HS đếm được các số theo thứ tự từ 41 Có ☐ Có ☐ Có ☐ Có ☐
đến 50. 
HS đếm được các số theo thứ tự từ từ Có ☐ Có ☐ Có ☐ Có ☐
51 đến 60.
HS đếm được các số theo thứ tự từ từ Có ☐ Có ☐ Có ☐ Có ☐
61 đến 70.
 Bài 2. Viết các số còn thiếu rồi đọc các số đó: 
 Với bài tập này, tôi thiết kế công cụ đánh giá năng lực học Toán của các em 
như sau:
 Công cụ đánh giá: Rubrics đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học, 
năng lực giao tiếp toán học (BT2)
 Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
HS viết đúng thứ HS viết HS viết đúng HS viết HS viết HS viết 
tự các số còn đúng vào vào hàng thứ đúng vào chỉ sai ở đúng vào 
thiếu trong ô hàng thứ nhất và hàng hàng thứ ô đầu ba hàng
 nhất và hàng thứ 11
 - Đối với HS có năng khiếu, GV cần tăng cường các hoạt động độc lập, 
phát triển tư duy, sáng tạo cho HS, để các em có điều kiện phát huy khả năng, 
đồng thời nâng cao chất lượng dạy - học.
 Ví dụ: Tôi tổ chức “Đôi bạn cùng tiến”, phân công 1 em học tốt với 1 em 
học chậm để các em giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 Trong giảng dạy, tôi thấy hầu hết các em có hứng thú, tích cực hoạt động 
học tập trong tiết học có ứng dụng về công nghệ thông tin. Do đó, khi dạy Toán, 
tôi thường thiết kế các bài học trên phần mềm Power Point, ActivInspire, sử 
dụng sách điện tử trên nền tảng Hoc10.com, tìm kiếm một số thông tin trên 
mạng Internet để giảng dạy các em. 
 Chẳng hạn: - Bài Làm quen với phép cộng, dấu cộng (tiếp theo) (SGK 
Toán 1 Cánh Diều, trang 36-37)
 - Bài Làm quen với phép trừ - dấu trừ (SGK Toán 1 Cánh Diều, trang 54-
55)
 Với mỗi bài tập trên, trên sách điện tử có 2 Clip sinh động giúp HS dễ dàng 
nhận ra phép tính tương ứng với tranh. 13
 PHẦN 4. KẾT QUẢ
 Qua một năm học thực hiện đề tài, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt, không 
còn rụt rè, nhút nhát như đầu năm. Đa số HS đều hứng thú tham gia học tập, tập 
trung chú ý khi thầy cô giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. Các em đã có 
kinh nghiệm, phương pháp học tập và biết cách tự học, có ý thức và say mê hoạt 
động học tập, giờ học luôn trôi qua một cách nhẹ nhàng. 
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê kết 
quả học tập của học sinh theo từng giai đoạn, có sự tiến bộ như sau :
 Nội dung Giữa học Cuối học Giữa học Cuối học 
 kỳ 1 kỳ 1 kỳ 2 kỳ 2
Đọc, viết số, tính toán nhanh, 10 15 16 21
chính xác
Đọc, viết số, tính toán chậm, 10 7 7 4
chính xác
Đọc, viết số, tính toán chưa chính 5 3 2 0
xác 15
 Nguyễn Thị Bé Thương 17
*Nhận xét, đánh giá của đơn vị:
 - Đề tài có yếu tố mới và sáng tạo:
 .............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
 - Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng:
 .............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
 - Đề tài sáng kiến có hiệu quả (phạm vi được triển khai áp dụng):
 .............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
 Tân Bình, ngày tháng 5 năm 2021
 Thủ trưởng đơn vị
 Đoàn Thị Bạch Yến
 *Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp cơ sở:
 .............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
 ., ngày  tháng  năm 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_mon_toan_t.docx