Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS Lớp 1 thông qua các trò chơi học tập
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS Lớp 1 thông qua các trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS Lớp 1 thông qua các trò chơi học tập
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển trí tuệ cho HS tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành những nhà toán học mà chính là rèn luyện cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường hoặc giải quyết bất cứ một vấn đề nào trong thực tiễn cuộc sống. Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu GV chỉ truyền đạt, giảng giải theo tài liệu có sẵn, theo sách giáo khoa, theo hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách máy móc thì sẽ làm cho HS học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của các em diễn ra một cách đơn điệu, tẻ nhạt dẫn đến kết quả học tập không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Mặt khác, HS tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho sự phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa, HS ở bậc tiểu học nói chung, HS lớp 1 nói riêng đang trong giai đoạn phát triển cơ thể hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp; một mặt trẻ vừa chuyển từ môi trường vui chơi là chủ yếu sang môi trường học tập đòi hỏi sự chú ý cao cho nên trẻ khó có thể ngồi lâu trong phòng học cũng như tập trung chú ý vào bài học trong một thời gian dài. Muốn các em học tốt môn Toán trước hết phải tạo cho các em những say mê hứng thú với môn học. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Nó giúp HS thay đổi động hình hoạt động, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học; ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu học mà chơi, chơi mà học. Từ đó giúp cho HS nhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt trong đời sống, học tập. Và cũng qua đó phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận cho HS. Cùng với kinh nghiệm trong những năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, qua nghiên cứu, tìm tòi, thu thập và tham khảo đồng nghiệp, tôi mạnh dạn chọn viết đề tài: “Nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán cho HS lớp 1 thông qua các trò chơi học tập”. II. Mục đích nghiên cứu 1 Sau gần 2 tháng giúp học sinh quen dần với môn Toán, để tiện cho vấn đề nghiên cứu và thực nghiệm, tôi tiến hành chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. Tôi tổ chức khảo sát HS về ý thức học tập môn Toán, kết quả cho thấy đa số HS thờ ơ, không mấy hứng thú khi học Toán, chưa thật ham thích học môn Toán. Cụ thể: Thích học môn Toán Nhóm khảo sát TSHS Đồng ý Bình thường Không đồng ý TS % TS % TS % Nhóm 1 (Nhóm TN) 11 2 18.2 5 45.5 4 36.4 Nhóm 2 (Nhóm ĐC) 11 2 18.2 4 36.4 5 45.5 Chúng tôi dùng bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Toán (do chuyên môn trường ra đề và tổ chức chấm chéo nhau) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy chất lượng môn Toán chưa thật cao; số HS đạt điểm 10 ít, số HS yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao. Để xác định các nhóm có đảm bảo tương đương về kiến thức hay không, tôi tiến hành kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm TB của hai nhóm; kết quả p = 0,8 (> 0,05), từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Cụ thể bảng số liệu khảo sát chất lượng và kiểm chứng độ tương đương như sau: Nhóm TN Nhóm ĐC Giá trị Trung bình (Điểm trung bình) 5,4 5,2 Giá trị P của T-test 0,8 Để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn Toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi Toán học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức mà còn giúp các em củng cố và khác sâu các tri thức đó. II. Áp dụng trò chơi học tập Toán vào dạy học Toán 1. Để áp dụng tốt trò chơi học tập vào dạy học Toán 1, GV cần nắm vững một số vấn đề sau: 1. Nắm vững một số vấn đề cơ bản về trò chơi học tập: 1.1.Thế nào là trò chơi học tập Toán: 3 - Mục đích: Nêu rõ mục đích trò chơi nhằm hình thành, ôn luyện, củng cố kiến thức nào. - Chuẩn bị: Xác định rõ địa điểm chơi, những phương tiện cần thiết cho hoạt động chơi như hình vẽ, các hình cắt sẵn, các mảnh bìa ghi số, ghi chữ, que diêm, que tính - Cách chơi: Chỉ rõ số người tham gia chơi, thời gian chơi, luật chơi và luật thắng - thua đảm bảo HS dễ hiểu, dễ nhớ. 1.4. Một số yêu cầu khi tổ chức các trò chơi học tập. a. Các trò chơi học tập phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học, phải đặt ra cho trẻ các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí và đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học bộ môn toán ở tiểu học, hệ thống các trò chơi học tập phải được lựa chọn sao cho đa dạng về chủ đề, cách tổ chức trò chơi. Hệ thống này phải đủ “dư” để người GV tùy theo điều kiện cụ thể (về mục đích của bài học, trình độ và hứng thú của HS, hình thức tổ chức học của lớp...) mà lựa chọn trò chơi thích hợp. Nhưng một tiết học bao giờ cũng có yêu cầu cần đạt được chương trình qui định rất chặt chẽ về kiến thức cơ bản cũng như về kỹ năng thực hành. Trò chơi một khi thâm nhập vào lớp học nhất thiết phải là một nội dung của bài học, phải là một thành phần cấu tạo nên tiết học, phải góp phần vào việc hình thành kiến thức cơ bản hoặc rèn luyện kỹ năng cơ bản của tiết học. Nội dung của trò chơi phải là một phần nội dung của bài học. b. Phải lựa chọn các thời điểm thích hợp khi tổ chức các trò chơi học tập cho HS. Các thời điểm đó là: - Sau khi hoàn thành một bài học, cách này có ưu điểm là kích thích được hứng thú học tập của HS, giờ học tránh được không khí căng thẳng, từ đó trở thành giờ toán vui, sinh động. - Sau khi hoàn thành một chương trình học, nhóm các chủ đề, chẳng hạn sau khi HS đã học xong phần phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, GV có thể đưa ra trò chơi có mục đích củng cố, ôn tập các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. c. Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả mọi HS, của nhóm hoặc của lớp đều được tham gia. Mặc dù trong một số vấn đề nhất định, tại một thời điểm có thể chỉ có một em tham gia trò chơi hoặc trình bày kết quả nhưng toàn nhóm (lớp) phải có trách nhiệm cùng tìm ra lời giải đáp. Khi chơi nên tổ chức thi giữa những người có cùng năng lực. GV hoặc người chỉ huy tránh làm lúng túng hay làm xấu hổ cho những HS không hoàn thành nhiệm vụ, luôn quan tâm, khích lệ, động viên hơn là so sánh, tỏ ý không hài lòng. Tuy nhiên, cần lưu ý tổ trò chơi một cách chu đáo để sao cho tính “bất quy tắc và sự hiếu động” không làm hạn chế tính mục đích của trò chơi. 5 - GV có thể nâng cao hình thức chơi cho đối tượng HS khá giỏi bằng cách cho HS đếm ngược chiều kim đồng hồ theo thứ tự giảm dần cho đến 0 rồi đổi chiều đếm tăng dần. Hoặc cũng có thể cho HS đếm cách 2 với hình thức như thế. - Hoặc có thể áp dụng trò chơi sau khi học xong các số trong phạm vi 100 (Thay đổi số cho phù hợp nội dung) ( Từ các trò chơi sau, tôi không trình bày 2 mục đích : Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Rèn luyện cho học sinh óc tư duy, tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn. mà coi đây là những mục đích chung của tất cả các trò chơi.) 2.1.2.Trò chơi thứ hai: Buộc dây cho bóng. a. Mục đích : - Củng cố cho HS về phép cộng, trừ trong pham vi 5. b. Chuẩn bị: - Phương tiện: GV vẽ lên bảng 2 nhóm, mỗi nhóm gồm: + Phần trên: Vẽ 4 quả bóng bay, trên mỗi quả bóng có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5. + Phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên. (Như hình dưới) c. Cách chơi: - Số người chơi: hai nhóm, mỗi nhóm 4 em. - Thời gian chơi: 3 phút. - Luật chơi: Chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ cử 4 bạn đại diện nối bóng với ô ghi kết quả tương ứng. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần và chuyển cho em khác nối tiếp. - Cách đánh giá: (10 điểm) + “Buộc” đúng mỗi dây cho bóng được 2 điểm. + Có đáp án nhanh được 2 điểm 1 + 4 5 - 3 2 + 1 5 - 1 3 5 4 2 7 c. Cách chơi: - Số người chơi: ba nhóm, mỗi nhóm 3 em. - Thời gian chơi: 3 phút. - Luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em. Các em trong nhóm sẽ chuyền tay nhau hình vẽ và các tấm bìa. Mỗi em khi nhận được hình vẽ phải chọn hai tấm bìa dán vào hai hình tròn sao cho hai hình tròn đối diện nhau qua hình tròn giữa tạo thành phép cộng có kết quả là 7 (như mẫu) - Cách đánh giá: (10 điểm) + Ghép đúng mỗi phép tính cho 3 điểm (3 phép tính 9 điểm) + Ghép nhanh nhất được 1 điểm Lưu ý: - Đối tượng chơi: HS đại trà. - Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết 47: Phép cộng trong phạm vi 7 (trang 68). - GV có thể áp dụng trò chơi này cho các tiết học cộng các số trong phạm vi từ 5 đến 10, các số tròn chục (Phải thay đổi số liệu cho phù hợp với nội dung bài học). 2.1.4. Trò chơi thứ tư: Lá + lá = hoa a. Mục đích : - Củng cố cộng nhẩm các số trong phạm vi 100. b. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị 3 tấm bìa (A3), mỗi tấm có vẽ các cây có lá mà chưa có hoa, mỗi cây có 2 hoặc 3 lá. Trên mỗi lá có ghi các số tròn chục.(Như hình vẽ) 10 30 10 40 20 20 20 Cắt cho 3 nhóm, mỗi nhóm 4 bông hoa bằng bìa, ở giữa có ghi kết quả của các phép tính cộng các số tròn chục ở từng cây (mỗi cây có một bông hoa kết quả đúng), và làm thêm 1 bông hoa ghi kết quả sai cho mỗi nhóm. Như sau: 50 30 70 40 9 + Bài tập 2 (Viết các số 7; 5; 2; 9; 8 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé) tiết Luyện tập chung (Trang 90 - SGK). 2.1.6. Trò chơi thứ sáu: Làm tính tiếp sức: a. Mục đích : - Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10. b. Chuẩn bị: - GV vẽ sẵn lên bảng 2 hình như sau: - 3 - 7 + 2 + 8 10 c. Cách chơi: - Số người chơi: 2 đội, mỗi đội 4 bạn - Thời gian chơi: 3 - 5 phút. - Luật chơi: Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ tư lên viết kết quả cuối cùng vào ngôi sao. Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc. Lưu ý: - Phạm vi áp dụng: Trò chơi này áp dụng vào Bài tập 2 (phần 1) tiết Luyện tập (Trang 88 - SGK). Ngoài ra có thể vận dụng linh hoạt để tổ chức dạng trò chơi này cho các bài sau: + Bài tập 2, tiết học Phép cộng trong phạm vi 10 (Trang 81 - SGK). + Bài tập 2, tiết Luyện tập (Trang 132 - SGK). 2.1.7. Trò chơi thứ 7: Ai đúng, ai sai: a. Mục đích : - Củng cố về phép cộng trong phạm vi 100. b. Chuẩn bị: - GV vẽ sẵn lên bảng 2 hình như sau: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_va_ket_qua_hoc_tap_m.doc