Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 1

doc 14 trang sklop1 19/10/2023 3850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số ở Lớp 1
 PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
RÈN KỸ NĂNG HỌC TOÁN CHO HỌC SINH DÂN TỘC 
 THIỂU SỐ LỚP 1
 Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Linh
 Đơn vị công tác: Trường TH Đinh Tiên Hoàng
 Trình độ đào tạo: Đại học
 Môn đào tạo: Giáo viên Tiểu học
 Krông Ana, tháng 1 năm 2015 I. Phần mở đầu
 I.1. Lý do chọn đề tài
 Thế kỷ 21- Thế kỷ của sự phát triển công nghệ thông tin như vũ bão, đi 
đến hội nhập toàn cầu hóa, Việt Nam chúng ta tự hào có một nhà toán học Ngô Bảo 
Châu, hàng năm bao thế hệ trẻ những tài năng đưa về cho nước nhà các giải thưởng 
toán quốc tế trong các kỳ thi toán Ôlympic. Tuy nhiên ở địa phương chúng tôi, với 
hơn 40 % là học sinh dân tộc thiểu số, vẫn còn những phụ huynh đem con em mình 
đến trường để biết “Cái chữ”, biết tính toán, để đi chợ thôi.
 Các em bước vào lớp 1, lớp đầu cấp của bậc Tiểu học với bao bỡ ngỡ, làm 
quen- học tiếng Việt là hàng rào khó khăn, trong đó toán học là môn học phải hiểu 
Tiếng Việt rồi mới tư duy làm bài được, nên học toán với các em học sinh dân tộc 
là một chặng đường khó khăn, một nỗi trăn trở với những ai yêu nghề , mến trẻ.
 Qua 5 năm liên tục dạy lớp 1 với 2/3 là học sinh dân tộc thiểu số,100% phụ 
huynh làm nông với hộ nghèo chiếm 20%, do trình độ dân trí thấp và con đông, 
thêm phần cuộc sống khó khăn nên việc quan tâm đến học tập của con em còn hạn 
chế, dẫn đến học sinh bỏ học, lưu ban nhiều; ban đầu chất lượng môn toán của các 
em học sinh dân tộc còn rất thấp, với nhiều em chỉ làm toán theo cảm tính mà chưa 
hiểu bản chất vấn đề. Nhằm giúp học sinh nắm bắt toán học lớp 1 và nâng cao chất 
lượng môn toán nên tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc 
thiểu số ở lớp 1”
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Đề tài chỉ ra những biện pháp hướng dẫn học sinh làm quen, thực hành, củng 
cố khắc sâu và phát huy những kiến thức về toán học đã học trong chương trình lớp 
1. Giúp học sinh tiếp cận với những bài tập toán học cơ bản đạt chuẩn kiến thức kỹ 
năng và rèn luyện tư duy nhanh nhạy trong toán học và kiểm tra lại kiến thức môn 
toán và bổ sung thêm nhiều kỹ năng mới. 
 Đề tài giúp giáo viên lớp 1 có thêm những kinh nghiệm dạy học sinh dân tộc 
thiểu số học toán. Vì rèn kỹ năng môn Toán cho học sinh nhằm giúp các em yêu 
thích và có hứng thú hơn trong học tập. 
 I.3. Đối tượng nghiên cứu 
 Nghiên cứu học sinh lớp 1 do tôi chủ nhiệm:
 Học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2011 – 2012).
 Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2012 – 2013).
 Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2013 – 
2014). 
 I.4. Phạm vi nghiên cứu
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn Hoµng 3 Một số em đầu năm sau khi được phát sách vở thường xuyên cho chúng 
“nằm im” trong tủ nhà mình, đồ dùng học tập thường xuyên bị thất lạc và thiếu. 
 b Thành công- hạn chế
 Thành công:
 Vận dụng đề tài này giúp tôi khắc phục những khó khăn khi dạy giải toán, từ 
đó chất lượng học toán ngày càng được nâng lên, từ đơn giản đến cao dần, giúp các 
em học sinh bắt kịp, tới kiến thức chuẩn có thể đạt và đạt được.
 Hạn chế:
 Phần lớn kĩ năng sử dụng que tính và diễn đạt ngôn ngữ, viết của các em 
chưa thành thạo, nên còn lúng túng, thiếu tự tin khi thực hành giải toán .
 c. Mặt mạnh - mặt yếu
 -Mặt mạnh: 
 Đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết, có sự phối hợp giữa nhà trường- 
giáo viên- Hội cha mẹ học sinh- gia đình nên lớp luôn duy trì sĩ số 100%.
 Giáo viên bám sát đối tượng học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh tâm lý của trẻ. Phân 
loại đối tượng học sinh để dạy. 
 Lớp học xen lẫn giữa học sinh dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, có thể học 
hỏi, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 Đồ dùng dạy học phong phú và sinh động lôi cuốn học trò, giờ học diễn ra 
nhẹ nhàng, không bị gò ép, sự tiến bộ học trò thể hiện qua mỗi tiết dạy, từng bài 
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra miệng
 -Mặt yếu: Phương pháp dạy học mới đôi khi còn gặp nhiều khó khăn bởi,học 
trò học toán nhưng chưa hiểu được bản chất vấn đề, vẫn còn rập khuôn máy móc, 
theo mẫu, tiếp thu bài theo kiểu “ mưa dầm thấm lâu”.
 d. Nguyên nhân
 Học sinh dân tộc thiểu số học toán thông qua sự tiếp cận áp đặt bởi các em 
vừa học tiếng Việt một ngôn ngữ mới vừa học toán.
 Trước khi vào lớp1 môi trường giao tiếp tiếng Việt, cũng như sự giao lưu 
với bên ngoài của các em còn hạn chế.
 Sự tiếp cận với những đồ dùng học tập, những con số, que tính còn bỡ 
ngỡ, thiếu sự quan tâm của gia đình.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 *Sự chênh lệch trong quá trình tiếp thu bài giữa học sinh dân tộc Kinh và 
học sinh dân tộc thiểu số. 
 Đa số các bạn người Kinh đã thông thạo bảng chữ cái cũng như các số từ 1 
đến số 10 khi bước vào lớp 1 và thao tác của các em rất nhanh, mạnh dạn.
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn Hoµng 5 Bước 3: Tạo mối quan hệ nhà trường –giáo viên và phụ huynh học sinh
 Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, vận động các phụ huynh có 
mặt đầy đủ thông báo tình hình của lớp, những thuận lợi, khó khăn để phụ huynh 
lưu tâm đến việc học của con em mình tạo mối quan hệ giữa nhà trường và gia 
đình, không nên “khoán trắng” con em cho giáo viên.
 Hằng ngày kiểm tra sách vở của con.
 Kiểm tra lại bài học của các con, luyện đọc, viết số thêm cho con.
 Hướng dẫn con chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khóa 
biểu.
 Động viên các em đi học chuyên cần
 Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nhắc nhở, giúp 
đỡ các em.
 Bước 4: Phân loại đối tượng học sinh
 Khảo sát để biết em nào đọc thông viết thạo có thể hiểu yêu cầu của đề và 
làm toán nhanh, với môn toán tôi tiến hành kiểm tra miệng và viết bảng con, cho 
học sinh dân tộc thiểu số nhận biết chữ số từ 0 đến 10, rồi viết vào bảng con vì 
đầu năm rất nhiều em đọc theo cảm tính, viết ngược, để tìm một số bất kì trong dãy 
số thì các em rất túng túng, ngoài ra giáo viên thử một vài phép tính đơn giản, cách 
sử dụng que tính. Sau đó phân loại học sinh để kèm cặp.
 Bước 5: Chuẩn bị tài liệu và kế hoạch dạy học
 Dựa vào chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, công văn 
896(những năm trước), công văn 5842,công văn dạy học theo về vùng miền, giáo 
viên lên kế hoạch giảng dạy, không yêu cầu cao quá đối với đối tượng học sinh 
này, về sau các em học sinh dân tộc ngày càng tiến bộ ta nâng kiến thức lên để các 
em đạt chuẩn và trên chuẩn. 
 *Phương pháp Dạy- Học
 Bước 1: Làm công tác tư tưởng
 Tôi tạo không khí gần gũi thân thiện nhẹ nhàng vui tươi nói chuyện từng em 
đặc biệt các em rụt rè để các em hiều rằng : Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, 
được học những cái mới từ nhà trường, thầy cô, bạn bè, cho các các em hiểu biết 
những điều mới lạ, làm bố mẹ vui lòng.
 Những em giỏi sẽ ngồi gần kèm cặp các bạn học yếu hơn, ngoài ra tôi tách 
những em học còn yếu riêng để phụ đạo vào một số buổi trong tuần.
 Bước 2: Rèn các kĩ năng cơ bản khi học toán.
 Trong tất cả các môn học, đặc biệt môn toán tôi thường xuyên tăng cường 
Tiếng Việt, phân loại được đối tượng học sinh để dạy và thể hiện rõ trong giáo án.
 Rèn kĩ năng nghe nhìn, nhận biết
 Đối với lĩnh vực này tôi dùng phương pháp trực tiếp kết hợp song ngữ
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn Hoµng 7 đọc các số, nhiều em vẫn viết ngược chữ số, tôi đọc số bất kì 0-> 10 cho các em 
viết vào bảng con nhiều lần và tăng dần 
 Cấu tạo số: hàng chục hàng đơn vị nhiều em vẫn chưa xác định, tôi xác định 
cho các em hàng chục bao giờ cũng đứng trước hàng đơn vị đứng sau đối với số có 
hai chữ số
 Hoặc dạng bài sắp xếp thứ tự các chữ số thường gây lúng túng cho các em.
 Ví dụ: Cho các số 24;10;42;5;78;92 
 Viết theo thứ tự từ bé đến lớn:.
 Viết theo thứ tự từ lớn đến bé :..
 Tôi thường nhận kết quả bài làm của học sinh như sau:
 Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 24;10;42;5;78;92( các em ghi nguyên đề bài 
vào) nhưng giáo viên hỏi trong dãy số trên số nào nhỏ nhất ? thì học sinh trả lời 
đúng là số 5 vì vậy tôi hướng dẫn các em dùng phương pháp loại trừ, sau khi tìm 
được số 5 nhỏ nhất rồi đến các số còn lại 24;10;42;;78;92 ; tương tự tìm được số 
bé tiếp theo là số 10, tiếp nối như vậy ta sẽ tìm được kết quả đúng như sau
 Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn :5;10;24;42;78;92
 Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:92;78;42;24;10;5 (Và đối với câu hỏi này thì 
chỉ cần viết thứ tự ngược lại khi đã tìm ra kết quả trên)
 *Dạng toán đơn: cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 
 Trong chương trình lớp 1“ Phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phép cộng, 
trừ phạm vi 10” các em chỉ biết, không áp dụng vận dụng được, thậm chí nhiều em 
học qua phạm vi 10 đưa cả hai bàn tay và 2 bàn chân để tính. Vì vậy tôi luôn chú ý 
đến những trường hợp này không nóng vội mà hướng dẫn nhẹ nhàng trong giờ học, 
tôi đưa ra những trò chơi gây hứng thú nhớ lâu cho các em.
 Ví dụ : Bài phép cộng trong phạm vi 7 5
 Tôi vẽ mô hình như trên đưa ra các đội chơi 
 Các em lần lượt lên gắn những số thích hợp 
nếu đội nào sai có thể gắn lại lần hai, tôi trang
 7
trí các con số bằng hình bông hoa, con vật ngộ nghĩnh
để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh
 2
 Nếu các em ghi nhớ, thành thạo cộng trừ trong 
phạm vi 20, việc tiếp thu nắm bắt thực hành cộng trừ trong 
phạm vi 100 không còn gây túng túng cho các em. 
 Muốn học sinh khắc sâu và thuộc các bảng cộng trừ, tôi phải kiểm tra thường 
xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.
 *Ví dụ : Đặt tính rồi tính
 57 
 23
 34 
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn Hoµng 9 “ Còn lại mấy con chim là?”; “Hỏi còn lại mấy con chim là?”,Để khắc phục lỗi 
trên tôi có cách hướng dẫn học đặt lời giải như sau: 
 Bỏ từ “ mấy”, “ bao nhiêu”, thêm bằng chữ “số ”, bỏ dấu chấm hỏi thêm 
chữ “ là”( Học sinh khá ,giỏi)
 Dựa vào dòng cuối phần tóm tắt, bỏ dấu chấm hỏi thêm chữ là( đây là lời 
giải đối với phần đông học sinh dân tộc thiểu số)
 Với cách hướng dẫn trên, có lời giải để giải bài toán như sau: 
 Trên cành cây còn lại số con chim là
 Còn lại con chim là 
 Tiếp sau hướng dẫn học sinh lựa chọn phép tính, phép tính căn cứ các từ 
khóa “thêm”, “cho”, “bớt”, “mất”, “bán” Phép tính đã rất quen thuộc với các 
em nên việc thực hiện dễ dàng hơn.Viết phép tính bắt buộc bằng chữ số, có đơn vị 
trong dấu ngoặc đơn
 Tìm đơn vị các em vẫn còn lúng túng tôi hướng dẫn các em, đơn vị bài toán 
chính là từ cuối cùng của tóm tắt gần dấu( ?) cũng giống như trên đề bài 
 Tôi hướng dẫn các em trình bày bài toán theo mẫu của giáo viên
 * Kiểm tra thường xuyên: 
 Phần này là việc làm thường xuyên và quan trọng đối với việc phân hóa đối 
tượng học sinh, kiểm tra qua một chương, một chủ đề đối với học sinh dân tộc thiểu 
số ngoài hình thức kiểm tra miệng, bảng con, kiểm tra giấy làm sẵn tạo thói quen 
cho học trò không còn lung túng mất thời gian đến lúc kiểm tra định kỳ. Qua kiểm 
tra bằng giấy rèn cho học sinh thói quen cách viết, trình bày một bài kiểm tra vào 
giấy như thế nào cho đúng cho đẹp.
 Ví dụ : bài 1: đặt tính rồi tính 
 12+3 17-7 * Nhiều em có kết quả và cách viết như dưới, nên cách trình 
 bày và viết vào giấy rất cần thiết, sau một bài kiểm tra 
 giáo viên phát hiện em nào hổng kiến thức chỗ nào, thì bồi 
 đó.
 12 17 
 + -
 3 7 
 15 10 ( Học sinh viết chưa thẳng hàng)
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 Muốn nâng cao chất lượng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số trước hết 
người giáo viên phải nhiệt tình, vận dụng linh hoạt các hình thức hổng đâu bồi đó, 
tự học-tự rèn trao dồi chuyên môn.
 Bám sát đối tượng học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh tâm lý của trẻ. Phân loại đối 
tượng học sinh để dạy và phải thể hiện rõ trong giáo án trước khi thực hiện.
Gi¸o viªn: Nguyễn Thị Thanh Linh Tr­êng TiÓu häc §inh Tiªn Hoµng 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_hoc_toan_cho_hoc_sinh_dan.doc