Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán cho học sinh Lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 1 thăm lớp của đồng nghiệp, tôi có ham muốn giáo viên và học sinh cần có kỹ năng trong việc sử dụng trực quan ở các tiết học nói chung và ở một tiết học Toán nói riêng dẫn đến tiết học đạt hiệu quả cao. Với lý do trên, tôi xin trình bày về việc : “ Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy- học toán cho học sinh lớp Một”, năm học 2007-2008. 2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG TRỰC QUAN a. Thuân lợi: - Sách giáo khoa mới có các kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ( ước tính kênh hình nhiều gấp đôi kênh chữ và số). - Trường đã có 01 bộ máy chiếu đa năng và 01 phòng gồm 15 máy vi tính. - Nhà trường tạo điều kiện mua sắm đồ dùng cần thiết cho giảng dạy. - Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán. - Có hệ thống bảng chống loá, bảng phụ, chữ viết của giáo viên rõ ràng, cẩn thận, trình bày trên bảng một cách khoa học. - Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán. - Trường đã động viên giáo viên tự làm đồ dùng thi sử dụng đồ dùng cấp trường. - Chương trình toán hiện nay có cấu trúc đồng tâm, lôgic, thuật ngữ Toán học chính xác, rõ ràng, phù hợp với tư duy trẻ. Vì vậy học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới và áp dụng để làm bài tập. b. Khó khăn: + Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng. + Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều. + Một số giáo viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng trực quan hoặc còn ngại sử dụng đồ dùng. + Đồ dùng dạy học môn Toán Một được trang bị nhiều nhưng chưa phù hợp với từng bài dạy, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Khi sử dụng trực quan trong dạy học toán lớp Muốn nâng cao chất lượng dạy học, làm thế nào để học sinh tiếp thu bài tốt mà không nặng nề đối với học sinh? Tôi tháy việc sử dụng trực quan trong giờ dạy học Toán cần phải có sự chuẩn bị nỗ lực của cả thày và trò, có biện pháp, phương pháp sử dụng hợp lý thì mới đạt được hiệu quả. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I - MỤC TIÊU DAY HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 1: Dạy học Toán 1 nhằm giúp học sinh: 1. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100: về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình hình học( đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn,... 2. Hình thành về rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20cm); nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm; giải một số dạng toán đơn về cộng, trừ: bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá , khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. 3. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập Toán là cơ sở để học tập các môn học khác. 1. Có các phương tiện trực quan phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh Ở lớp Một, các đồ dùng học toán là các vật thực (bông hoa, lá cây, quả cà chua,...), các tranh ảnh về các vật gần gũi với học sinh( cây, hoa, lá,...) các mô hình, vật tượng trưng (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, chấm tròn, que tính, ...). Mỗi học sinh lớp 1 đều được trang bị một bộ đồ dùng học toán. Ngoài ra sách giáo khoa còn có các kênh hình rất đẹp, màu sắc phong phú gây hứng thú cho học sinh. Sử dụng đúng lúc, đúng mức độ các đồ dùng học toán ở lớp Môt Giáo viên nên tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, học sinh phải huy động mọi giác quan( tay cầm, mắt nhìn, tai nghe, ...)và đặc biệt là phải hoạt động trên các đồ dùng học tập đó để nhận biết, tìm tòi, củng cố kiến thức mới. * Ví dụ 1: Ở lớp 1, khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3” thầy cùng trò cần có các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại. Chẳng hạn: 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 con bướm, 3 hình tròn, ..., 3 tờ bìa. Trên mỗi tờ bìa viết sẵn một trong các số 1, 2, 3; 1 chấm tròn, 2 chấm Bước 3: Học sinh chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm xem có bao nhiêu hình, rồi đếm từ 1 --> 3, ( một, hai, ba) rồi đọc ngược lại( ba, hai, một). * Ví dụ 2: Khi dạy bài: “ Các số 1, 2, 3, 4, 5” - Mục tiêu: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 4 và số 5. Biết đọc, viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1--> 5 và đọc các số từ 5--> 1. Nhận biết số lượng câc nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5. - Chuẩn bị đồ dùng: + Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Mỗi chữ số 1, 2, 3, 4, 5 cần viết trên một tờ bìa. +Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán. Ngoài việc kiểm tra bài cũ, sang bài mới giáo viên cần: . Giới thiệu từng số 4, 5. . Tương tự giới thiệu số 1, 2, 3. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ghi số đồ vật trong tranh đếm được vào ô trống. - Có 1 ngôi nhà, 2 ô tô, 3 con ngựa. Giáo viên treo tranh Học sinh quan sát tranh và trả lời Hỏi: Có bao nhiêu bạn - Có 4 bạn. đang cười? Hỏi: Có bao nhiêu cái kèn? - Có 4 cái kèn. Hỏi: Có bao nhiêu chấm - Có 4 chấm tròn. tròn? Hỏi: Có bao nhiêu que - Có 4 que tính. - Nhìn vào hình vẽ rõ ràng, đẹp trong sách giáo khoa, học sinh có thể ghi ngay số ứng với hình vẽ mà các em đếm được. ( Học sinh quan sát từng hình, đếm từng nhóm đồ vật rồi ghi kết quả đếm được vào ô trống). Hỏi: Có bao nhiêu quả táo? - Có 5 quả táo, ghi ô trống (5 ) - Dưới tranh nhóm cây dừa ghi - Ghi số 3 vì em đếm được số mấy? 3 cây dừa - Hãy ghi số đồ vật em đếm - Ô tô ghi 5 được vào ô trống của từng - áo ghi 2 hình. - Quả cà ghi 1 - Chậu hoa ghi 4 => Tại sao ở hình 3 em lại ghi - Vì em đếm được 5 cái ô tô số 5? - Ở hình 4 em điền số mấy? - Em ghi số 2 vì có 2 chiếc áo. Bằng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh quan sát tranh trả lời để các em khắc sâu kiến thức bằng trực quan. 3. Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn - Học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan để khắc sâu kiến thức. - Học sinh quan sát tranh vẽ - Năm chấm tròn thêm một sách giáo khoa. chấm tròn là sáu chấm tròn. - Năm con tính thêm một con tính là sáu con tính. - Giáo viên chỉ vào các tranh vẽ, - Có sáu bạn, sáu chấm tròn, các nhóm đồ vật. sáu con tính. => Tất cả các tranh vẽ, các nhóm đồ vật đều có số lượng là sáu Bước 2: - Giáo viên giới thiệu: chữ số 6 in, chữ số 6 viết. - Giáo viên viét mẫu, hướng dẫn quy trình viết. - Học sinh đọc: Sáu. - Học sinh viết bảng con: 6 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6: - Học sinh được thực hành trên trực quan để củng cố, khắc sâu kiến thức. Học sinh dùng que tính đếm xuôi, ngược. Sau đó học sinh đếm buông( không dùng que tính đếm). Học sinh nhìn vào dãy số nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6; số 6 đứng liền sau số 5. Như vậy, việc sử dụng trực quan trong việc hình thành số 6 được tiến hành theo từng giai đoạn, phù hợp với sự phát triển trí tuệ của trẻ được nâng dần lên ở từng mức độ cụ thể( trực quan từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng), tránh dùng trực quan không cần thiết. 4. Không lạm dụng phương pháp trực quan: - Học sinh nhận xét: “ Lấy 1 cộng 6 cũng như lấy 6 cộng 1” + Phép cộng: 5 + 2 = 7 và 2 + 5 = 7 4 + 3 = 7 và 3 + 4 = 7 theo 3 bước tương tự như với 6 + 1 = 7 và 1 + 6 = 7 + Học sinh quan sát tranh hình vuông, chấm tròn, tự nêu bài toán và ghi phép tính. + Sau khi bằng đồ dùng trực quan, học sinh đã lập được công thức cộng trong phạm vi 7 rồi, yêu cầu học sinh đọc và học thuộc. + Giáo viên xoá bảng, học sinh nhớ và đọc thuộc lại phép cộng trong phạm vi 7, vận dụng bảng cộng vừa được học vào việc thực hành các phép tính trong bài tập thực hành. Trong khi làm bài tập, học sinh không càn sử dụng các mẫu vật( que tính, hình tròn, hình vuông, ...) mà ghi nhớ việc lập bảng cộng để thực hiện các bài tập, ghi ngay kết quả phép tính. 5. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: * Ví dụ 5: Tiết 81- Bài toán có lời văn Khi sử dụng ĐDDH( bằng giáo án điện tử) tôi đã sử dụng hình ảnh động cho mỗi bài: - Bài 1: Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đang đi tới. - Bài 2: Có 5 con thỏ, thêm 4 con thỏ đang chạy tới. - Bài 3: Minh hoạ cho đàn gà tôi đã thêm âm thanh của gà con. - Bài 4: Hình ảnh 4 con chim đậu trên cành, có 2 con chim nữa bay đến... Qua các hiình ảnh minh hoạ cho bài học này, tôi thấy bài học rất sinh động, học sinh hào hứng say mê kiến thức mới, nắm bài tốt hơn... Trên đây là một số biện pháp, phương pháp sử dụng trực quan để nâng cao chất lượng dạy và học môn toán. --> Vì sao em điền được phép tính này? Hoạt đông 2: Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu bài toán: * Bài 1: - Nêu yêu cầu - 2- 3 HS - Đọc thầm bài toán - Đọc bài toán - Muốn viét số thích hợp vào chỗ chấm cần quan sát hình ảnh? + Có mấy bạn đang đứng? - Có 1 bạn đang đứng. + Thêm mấy bạn chạy tới? - Thêm 3 bạn chạy tới. - HS thực hiện bài 1 vào sách - Đọc bài toán em vừa điền số. - HS đọc. => Đây là bài toán có lời văn - Bài toán cho biết gì? - HS tự nêu. - Bài toán hỏi gì? --> Vậy bài toán có lời văn thường - 2 phần có mấy phần? * Bài 2: - HS nêu yêu cầu - HS đọc bài toán - Bài toán này đã hoàn chỉnh - Chưa. - Đây có phải là bài toán lời văn - Có. không? --> Bài toán có lời văn thường có - 2 phần: mấy phần? + Phần bài toán cho biết. + Phần câu hỏi của bài toán. * Dự kiến sai lầm: HS có thể viết câu hỏi chưa hoàn chỉnh Hoạt động 3: Củng cố - Để củng cố lại bài hôm nay, các em hãy cùng quan sát màn hình thi làm bài toán có lời văn. - Ai có thể tự nghĩ ra bài toán có lời - HS tự nêu văn? ( Em hãy đọc phần bài toán cho biết? Em hãy đọc phần câu hỏi của bài toán em vừa nêu ) * Nhận xét, dặn dò. C- KẾT LUẬN Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Toán cho học sinh lớp - Tự mình làm những đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng, sử dụng thuận tiện. - Luôn tự học, tự bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp các trường bạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ. - Chữ viết của giáo viên ở trên bảng, vở phải đẹp, rõ ràng. - Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. c. Với học sinh: - Nếu là trực quan của học sinh( thày hướng dẫn học sinh thực hành thì mọi học sinh đều phải có). - Cần chuẩn bị đồ dùng để học tập. - Đồ dùng học tập cần được bảo quản và giữ gìn. *Trên đây mới là kết quả bước đầu của việc “ Sử dụng trực quan trong dạy học Toán cho học sinh lớp Một”- Năm học 2007- 2008. Với năng lực có hạn, chương trình nội dung thực hiện còn mới mẻ, chắc chắn bài viết không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để việc sử dụng trực quan trong dạy học đạt kết quả cao. Xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng, ngày 28 tháng 02 năm 2008 Người viết Hoàng Thị Thu Hằng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_day_ho.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán cho học sinh Lớp 1.pdf