Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Toán Lớp 1 thông qua thủ thuật giới thiệu bài và trò chơi

doc 27 trang sklop1 08/02/2024 3021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Toán Lớp 1 thông qua thủ thuật giới thiệu bài và trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Toán Lớp 1 thông qua thủ thuật giới thiệu bài và trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Toán Lớp 1 thông qua thủ thuật giới thiệu bài và trò chơi
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 THÔNG QUA 
 THỦ THUẬT GIỚI THIỆU BÀI VÀ TRÒ CHƠI
 Lĩnh vực: Môn Toán
 Cấp học: Tiểu học
 Tên tác giả: Lê Nguyễn Lệ Giang
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
 Chức vụ: Giáo viên
 Năm học : 2022 – 2023 12. Trò chơi: Truyền điện....................................................................17
 13. Trò chơi: Tìm thức ăn cho con vật ................................................17
 14. Trò chơi: Tìm nhà cho Thỏ ...........................................................18
 3.2.3.2. Trò chơi được áp dụng cho dạng bài có yếu tố hình học và đo 
 lường:.......................................................................................................19
 15. Trò chơi: Câu trả lời đúng. ............................................................19
 16. Trò chơi: Bác nông dân giỏi:.........................................................20
 3. 4. Tiến hành thực nghiệm:.......................................................................20
 3.5.Đối tượng thực nghiệm: ........................................................................20
 3.6. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài ............................................20
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................22
4.1. Kết luận chung .........................................................................................22
4.2. Khuyến nghị .............................................................................................23
 4.2.1. Về phía giáo viên:..............................................................................23
 4.2.2. Về phía học sinh:...............................................................................23
 4.2.3. Về phía gia đình: ...............................................................................23
 4.2.4. Về phía nhà trường:. .........................................................................23 2
các em linh hoạt, sáng tạo trong cuộc sống. Vì thế việc tổ chức trò chơi toán học 
là việc làm cần thiết và quan trọng.
 Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú học 
môn Toán lớp 1 thông qua thủ thuật giới thiệu bài và trò chơi” nhằm gây 
hứng thú học tập cho học sinh.
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
 - Môn Toán là môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc góp phần đổi mới 
phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học toán cho học 
sinh lớp 1 theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của 
học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình 
thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
 - Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 1.
 - Muốn cho trẻ thích học môn toán, thầy cô giáo cần tìm mọi cách để gây 
hứng thú trong quá trình lên lớp, gợi ra sự tò mò, ham hiểu biết, thích tìm hiểu, 
muốn nắm được cái mới lạ mà giờ học toán sẽ đem lại cho các em.
 Đề tài “Tạo hứng thú học môn Toán lớp 1 thông qua thủ thuật giới 
thiệu bài và trò chơi” có thể chọn lọc và áp dụng ở các lớp trên.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 1
 1.4. Phạm vi và kế hoạch thực hiện:
 Học sinh lớp 1A.
 Năm học: 2022 - 2023 4
 Được sự ủng hộ giúp đỡ của các anh chị giáo viên trong tổ. Ngoài ra được 
sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn.
 2.2.2. Khó khăn:
 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy giáo viên đều nhiệt tình trong công tác 
giảng dạy, nhưng việc kết hợp giữa các phương pháp chưa nhuần nhuyễn. Đa số 
giáo viên chỉ dạy theo sách hướng dẫn nên hiệu quả học tập của học sinh chưa 
cao.Việc chuyển tải nội dung bài học trong sách giáo khoa như thế nào để học 
sinh hiểu và vận dụng nắm bắt kiến thức chắc nhất và nhanh nhất, có hứng thú 
với tiết học là một vấn đề về cách dạy, cách học mà giáo viên cần nghiên cứu.
 Học sinh đa số các em tích cực trong học tập, song một số em thường 
không mấy tập trung nên việc nắm kiến thức bài học chưa chắc và sau mỗi tiết 
học các em thường căng thẳng mệt mỏi.
 2.2.3. Kết quả điều tra thực trạng.
 Thông qua phương pháp khảo sát học sinh lớp 1A do tôi chủ nhiệm qua 
hai tiết toán (giới thiệu bài đơn giản và không tổ chức trò chơi). Kết quả như sau:
 Xếp loại Số lượng Phần trăm (%)
 Hoàn thành tốt 25 54,3
 Hoàn thành 21 45,7
 Qua bảng kết quả chúng ta dễ nhận thấy: Vẫn còn nhiều học sinh chưa 
thực sự thích môn Toán. Và một tiết học thành công là nhờ sự kết hợp ăn ý giữa 
hoạt động của thầy và trò, cùng với công tác chuẩn bị của cả thầy và trò. Nếu chỉ có 
thầy hoặc trò có sự chuẩn bị tốt cũng không tạo nên thành công của tiết học được. 6
vòng vo mà bằng một vài câu khái quát ngắn gọn song chứa đựng phần lớn 
nội dung của bài học. Sử dụng với các tiết Luyện tập.
 VD: Tiết trước các con học bài phép cộng trong phạm vi 6. Để làm tốt các 
dạng bài này cô cùng các con sẽ học tiết Luyện tập.
 3.1.4. Cho học sinh nghe nhạc để giới thiệu bài. 
 Một khởi đầu tốt đẹp sẽ tạo nên thành công. Trong dạy học cũng vậy, nếu 
có một phần giới thiệu bài tốt sẽ tạo hứng thú cho các em học sinh trong cả tiết 
học. Nghe nhạc là một thủ thuật giới thiệu bài rất hay và hấp dẫn học sinh bởi 
các em học sinh rất thích hát và nghe hát. Mỗi khi được nghe một đoạn bài hát 
khi học bài các em học sinh có tâm lí rất thoải mái, sảng khoái, nhẹ nhàng để 
bước vào một bài học với nhiều nội dung kiến thức. Sử dụng phương pháp nghe 
nhạc để giới thiệu vào các bài: Học số, đếm số...
 VD: bài hát “Đếm sao” hoặc bài “Tập đếm”.
 3.1.5. Nghe câu chuyện hay trò chơi Toán học.
 Những câu chuyện, trò chơi ngắn gọn trong 1-2 phút sẽ làm cho học sinh 
tò mò, thích thú. Các em sẽ mong muốn tìm ra những lời giải còn khúc mắc. Từ 
đó các em hào hứng hơn. 
 Ví dụ về câu chuyện Thỏ.
 Giáo viên đưa ra hình ảnh trên màn hình kết hợp kể: Các con ạ! Trong 
một khu rừng nọ, ngày ngày Thỏ mẹ chăm chỉ dạy con học bài. Thỏ mẹ đố Thỏ 
con: 4 với 6 số nào lớn hơn? 10 với 6 số nào bé hơn? Thỏ con trả lời rất nhanh 
kết quả. Sau đó Thỏ mẹ lại đố con 7 với 9 số nào lớn hơn? Thỏ con đang suy 
nghĩ? Cô trò mình cùng giúp Thỏ con qua bài học ngày hôm nay nhé.So sánh số 
có hai chữ số.
 3.2. Các trò chơi được tổ chức:
 3.2.1. Thiết kế trò chơi trong môn toán : 
 *Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 1 
nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi 
tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò 
chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch 
chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
 Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
 Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
 Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả 
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
 Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
 Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo 8
 Chuẩn bị: 3 cái bảng, 5 viên phấn, tranh vẽ 4 quyển vở và 3 cái bút, 10 
cái bút để làm phần thưởng.
 Cách chơi: Giáo viên chia lớp làm ba nhóm:
 Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Các nhóm nhìn 
nhanh nêu nhanh xem nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào 
có số lượng ít hơn.
 Giáo viên đưa ra hình ảnh: Một bên có 4 tam giác, một bên có 3 ngôi sao 
(tương ứng 1-1). Học sinh nêu nhanh xem tam giác nhiều hơn ngôi sao hay ngôi 
sao nhiều hơn tam giác.
 Tổng kết trò chơi: Nhóm nào có số người nêu nhanh và đúng nhiều thì 
nhóm đó thắng. Giáo viên khen thưởng học sinh nêu nhanh (có thể khen thưởng 
bằng vật thật như trong trò chơi: quyển vở, cái bút).
 Một số hình ảnh có thể áp dụng trong trò chơi: 10
 Đội thắng cuộc được thưởng 1 tràng pháo tay. Đội thua cuộc thì phải hát 
tặng các bạn 1 bài hát. 
 6 < 9
 5 = 5 3 < 4
 2 > 0 9 > 8
 3 < 6 7 < 8
 7 > 4 6 > 4
 * Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng chơi trong nhiều bài học nội dung 
khác nhau (so sánh và sắp thứ tự trong phạm vi 10,100) ta chỉ cần thay các số 
bằng các số khác phù hợp là được. 
 Giáo viên có thể thay đổi các số trên hình vẽ để cho các nhóm khác nhau 
chơi.
 VD: Có thể sử dụng trò chơi trong khi kiểm tra bài cũ, nghỉ giữa giờ hoặc 
trước khi củng cố bài học.
 Tổng kết trò chơi: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nên hỏi lại học 
sinh: Vì sao gắn dấu >, <, =. Trò chơi Thi vượt dốc vừa củng cố kiến thức Toán 
học, vừa rèn tác phong nhanh nhạy cho học sinh.
 3. Trò chơi: Thi vượt dốc
 Áp dụng trong những bài: Phép cộng (trừ) số có hai chữ số với số có một ( hai) 
 chữ số
 Mục đích : 
 Luyện kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học.
 Chuẩn bị : Phấn màu hoặc bút dạ.
 2 bảng phụ hoặc 2 tờ bìa cứng ghi nội dung như sau.
 10 - 0 =
 0 + 2 = 10 - 4 =
 7 - 5 = 4 + 5 = 
 6 + 3 = 8 - 6 = 
 4 - 1 = 2 + 5 = 
 3 + 4 = 9 - 3 =
 Cách chơi : 12
 5. Trò chơi: Tam giác kỳ lạ
 (áp dụng dạy bài các bài phép cộng trong phạm vi 10)
 Mục đích:
 Luyện tập làm tính trong phạm vi 10.
 Chuẩn bị: Vẽ sẵn hình như sau:
 6 tấm bìa ghi các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5
 Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu tranh vẽ và bộ số nêu trên.
 Cách chơi:
 Có thể chơi theo cá nhân hoặc chơi theo nhóm.
 Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 6 tấm bìa ghi số đặt vào các hình tròn trong 
hình tam giác nêu trên sao cho khi cộng 3 số trên mỗi cạnh đều được kết quả là 6. 
 Tổng kết trò chơi: Giáo viên tuyên dương những học sinh (nhóm) làm 
nhanh và đúng.
 Đáp án có thể:
 1
 3 5
 2 4 0 14
 Nếu “Bác đưa thư “ nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không 
được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
 Nếu các lần đưa thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và 
đổi chỗ cho bạn khác chơi.
 8. Trò chơi: Ong đi tìm nhuỵ
 (Trò chơi có thể áp dụng vào các bảng +, - 
 Cụ thể Bài 12 : Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10)
 Mục đích : 
 Củng cố kỹ năng tính nhẩm trong phạm vi 10.
 Rèn tính tập thể.
 Chuẩn bị : 2 bông hoa 4 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi 
các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
 12 chú ong trên mình ghi các phép tính , mặt sau có gắn nam châm
 Cách chơi : 
 Chọn 2 đội, mỗi đội 6 em
 Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, 
ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
 Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính còn 
những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình . Nhưng các chú 
Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con 
có giúp được không? 
 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn 
lên nối các phép tính với số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, 
trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. 
Trong cùng 1 phút , đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
 * Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số 
câu hỏi sau để khắc sâu bài học.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_mon_toan_lop_1_thong.doc