Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán Lớp 1
PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH BÀN A ------------------------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY TOÁN LỚP 1 Sản phẩm tham dự Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ IV cấp Quận Năm học 2017 - 2018 Tác giả: Lê Minh Nguyệt Đơn vị: Trường Tiểu học Thạch Bàn A Quận: Long Biên Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán lớp 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lý do chọn đề tài: Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều thay đổi. Đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội, ... có những bước phát triển quan trọng. Vấn đề kiến thức tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách... Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho ngành Giáo dục là phải đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học trong các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng để nền giáo dục nước nhà đem lại kết quả ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới. Bộ giáo dục đã triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ Giáo dục - Đào tạo. Trong đó, thực hiện chủ trương chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, chú trọng dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần phát triển nhanh chóng quy mô cũng như chất lượng giáo dục phổ thông. Trước yêu cầu cấp bách ấy, nhiệm vụ dạy học nói chung và dạy Toán nói riêng, giúp các em học tốt là yêu cầu tất yếu. Toán học là môn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống xã hội. Một xã hội tiến bộ, văn minh, giàu mạnh là nhờ những người hiểu biết kiến thức khoa học, kĩ thuật. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu đi học, cùng với việc học đọc, học viết, học sinh được học ngay môn toán. Trong mục tiêu giáo dục của Đảng, không chỉ nhằm đào tạo nhân lực, mở mang dân trí mà còn bồi dưỡng nhân tài. Để xây dựng con người mới thì công việc bồi dưỡng nhân tài phải được phát triển toàn diện. Ở đây yêu cầu kiến thức của các em phải được phát triển đồng đều ở các môn, để sau này các em trở thành những công dân toàn tài, những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó phải được xây dựng nền tảng từ bậc Tiểu học. Đối với sự phát triển nhân cách và hình thành tri thức ở học sinh, hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng. Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga K.Đ.U-sin-xki đã nói “việc học tập không hứng thú và chỉ do sức mạnh cưỡng bức sẽ giết chết mọi ham muốn nắm tri thức của học sinh”. Trong thực tế có nhiều học sinh say mê, chăm chỉ học tập. Nhưng cũng không ít những em chưa có thái độ đúng đắn trong việc học, còn lơ là, thậm chí còn chán ghét việc học. Như vậy hứng thú học tập có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút kiến thức của học sinh. Môn Toán bậc Tiểu học nói chung, lớp Một nói riêng có một vị trí rất quan trọng. Nó được dạy với một số tiết rất lớn ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5. Sở dĩ như 1/34 Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán lớp 1 hứng thú học tập môn toán cho học sinh lớp 1. Khi mà trình độ nhận thức của các em theo cảm tính, các em đang ở lứa tuổi hiếu động, ham chơi. Muốn đưa các em vào hoạt động học một cách tự nguyện tích cực và yêu thích môn toán là cả một nghệ thuật của người giáo viên tiểu học. Qua nghiên cứu học sinh ở lớp 1, tôi thấy rằng phần lớn kết quả của quá trình dạy học phụ thuộcvào hứng thú học tập của học sinh. Với nhứng lý do trờn , là một giáo viên giảng dạy lớp 1 tôi muốn tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 1 qua một số trò chơi nhằm phát huy tối đa năng lực và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Trò chơi toán học là một nội dung quan trọng trong dạy học toán ở lớp 1, nó giúp các em học tốt hơn. Trò chơi toán học về các phép tính ở Tiểu học nói chung đã khó, thì ở lớp 1 lại càng khó hơn. Vì học sinh mới bắt đầu học ở đầu cấp, chưa đọc thông viết thạo. Cho nên, sử dụng trò chơi toán học ở lớp 1 là hoàn toàn phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em. Thông qua trò chơi tạo không khí học tập sôi nổi, sự hưng phấn tiếp thu bài đựơc tốt hơn. Đồng thời, thông qua trò chơi rèn cho học sinh một số kĩ năng như sự tập trung cao, phản xạ nhanh và cũng đòi hỏi tính chính xác khi tham gia trò chơi. II. Mục đích nghiên cứu 1. Mục đích - Qua tham khảo, trao đổi ý kiến với một số giáo viên đã và đang dạy lớp 1. Qua nghiên cứu tài liệu dạy học, đồng thời qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học (thông qua trò chơi) để tạo không khí “học mà chơi – chơi mà học” ở lớp 1, là phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em mới chuyển từ mẫu giáo lên. 2.Thực trạng - Trong thực tiễn dạy và học ở nhà trường nói riêng thực tiễn, trò chơi học tập phần lớn được xem như là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa được học trong tiết học. Tuy nhiên trò chơi học tập có thể được tổ chức ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp hơn. - Khi thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập phải đảm bảo các yêu cầu : mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào mục tiêu dạy học. Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh, phải được tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia. Không thể thực hiện chơi kéo dài, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm cho học sinh không hoàn thành nhiệm vụ, lúng túng khi chơi. 3/34 Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán lớp 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề - Trò chơi học tập là một hình thức học tập có ý nghĩa trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán. Nhằm phát huy tính độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh. - Đối với học sinh tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi trong giờ toán là hết sức cần thiết và có ích. -Trò chơi học tập là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1. Các em vừa mới chuyển từ cấp học Mầm non lên. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: thay đổi động hình, chống mỏi mệt, tăng khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học, phát triển sự hứng thú, có thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. - Khi chơi, trẻ phải suy ngẫm, tự tưởng tượng, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ mình đang học. Sự khô khan của giờ học sẽ tan biến, quá trình học tập sẽ diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn. Đồng thời trò chơi còn phát huy trí lực của các em, phát triển kĩ năng giao tiếp đồng thờigắn kết thêm tình bạn bè. Thông qua các bài ở lớp 1 tôi đã đọc, nghiên cứu tài liệu và đã đưa các bài tập về các loại trò chơi như sau: TÊN CÁC TRÒ CHƠI 1 Trò chơi Điền số vào chỗ chấm. 2 Trò chơi Điền số vào ô trống. 3 Trò chơi Rèn tính nhầm – phản xạ nhanh 4 Trò chơi Chỉ quan hệ và rèn tính nhẩm 5 Trò chơi Sắp xếp đúng kết quả. 6 Trò chơi Rèn tính nhẩm – khả năng quan sát. 7 Trò chơi Xếp hàng 8 Trò chơi Ai tinh nhất 9 Trò chơi Về đích 10 Trò chơi Đoán số 11 Trò chơi Nối nhanh nối đúng 5/34 Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán lớp 1 *Và đây là phần chữa của giáo viên Sau khi gọi một số học sinh không làm được bài hoặc làm chưa chính xác thì giáo viên chữa bài như sau: 2 + 5 = 7 1 + 4 = 5 7 - 6 = 1 7 - 3 = 4 6 + 1 = 7 7 - 4 = 3 4 + 3 = 7 5 + 2 = 7 7 - 0 = 7 ( Phần chữa của giáo viên nhanh nên còn một số học sinh chưa hiểu bài) * Nguyên nhân là giáo viên: - Chưa bao quát lớp học (chưa nhận ra các đối tượng học sinh làm bài như thế nào) - Chưa tạo được phong trào học tập sôi nổi, dẫn đến lớp học trầm b. Hướng giải quyết các vấn đề nêu trên - Theo tôi người giáo viên phải biết đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là: hiếu động, trực quan cụ thể, dễ nhớ, dễ quên nhất là đối với học sinh lớp 1 vì các em vừa mới chuyển từ mẫu giáo lên: Các em chưa thể quên được môi trường học cũ (chơi là chính), cho nên giáo viên phải tạo môi trường: “Học mà chơi – chơi mà học” cho các em. - Vì đặc điểm của các em là dễ nhớ lại dễ quên cho nên tôi phải hướng dẫn cẩn thận, tỉ mỉ, cụ thể trước khi yêu cầu các em làm bài toán nào đó. - Giáo viên phải gần gũi, ân cần, chỉ bảo tới học sinh, tập cho lớp học sôi nổi, hứng thú học tập - Trở lại bài toán nêu trên: Theo tôi trước khi giải bài toán trên ta nên hướng dẫn học sinh như sau: + Yêu cầu học sinh đọc đầu bài, xem xét kĩ bài toán và yêu cầu học sinh đọc lại đề + Phân tích bài toán: Có bao nhiêu phép tính? Cho biết cái gì? Hỏi cái gì? Bắt tìm cái gì? (Bài cho biết phép tính còn thiếu chưa hoàn chỉnh. Ta phải tìm số nào đó điền vào chỗ chấm để phép tính đúng) Muốn giải được bài toán trên ta phải hướng dẫn học sinh các câu hỏi gợi mở như: “2 cộng với mấy để bằng 7”. Làm như vậy để học sinh hình dung, nhớ lại các công thức cộng trừ đã được học. + Sau khi học sinh cơ bản đã nắm được nội dung và cách làm bài, thì giáo viên cho học sinh giải bài toán thông qua trò chơi để kích thích học tập, tạo tâm thế thoải mái, không gò bó, khô khan khi học bài. - Giáo viên đặt tên trò chơi là “Điền vào bảng tính” và tôi đã phổ biến như sau: * Mục đích: Luyện tập và làm tính cộng trừ trong phạm vi 7. 7/34 Tổ chức một số trò chơi trong dạy Toán lớp 1 Hướng dẫn gợi mở cho học sinh hướng làm của bài toán, chẳng hạn “9 cộng 1 bằng mấy?”, “1 cộng chín bằng mấy?”, 9 cộng 1 và 1 cộng 9 cho thấy kết quả như thế nào?. Vậy 1 cộng 9 và 9 cộng 1 có mối quan hệ gì? (khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không đổi). - Sau khi hướng dẫn học sinh hiểu cách làm bài. Để lớp học sôi nổi giáo viên có thể đưa bài toán từ trạng thái “Tĩnh” sang trạng thái “Động” thông qua trò chơi toán học “Tìm nhanh số thích hợp” như sau: + Mục đích: Củng cố tính chất đổi chỗ các số hạng trong phép cộng và tính chất của “ số 0 cộng với một số”: ứng dụng nhanh để điền được số thích hợp vào chỗ chấm. + Nội dung trò chơi: tôi chuản bị 2 bảng có ghi như sau: 9 + 1 = 8 + 2 = 7 + 3 = 6 + 4 = 5 + 5 = 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = 10 - 0 = * Cách chơi: Chia lớp thành 02 đội, mỗi đội cử 10 em tham gia chơi. Sau khi có hiệu lệnh “bắt đầu” của giáo viên thì lần lượt em thứ nhất của mỗi đội điền kết quả vào phép tính thứ nhất, sau đó quay lại trao bút cho em thứ 2 ... Cứ như vậy, cho đến hết, các em khác cổ vũ cho hai đội. + Cách đánh giá: Tôi gọi các em nhận xét 2 đội: Đội nào làm đúng, xong trước đội đó thắng cuộc và được khen. + Cuối cùng giáo viên tổng kết cuộc chơi. * Nhận xét: Tương tự như ở VD 1 sau khi làm xong bài toán ta thấy: - Học sinh làm bài tốt hơn - Học sinh hứng thú, sôi nổi tham gia. - Qua cách làm của bài toán trên ta rút ra được tính chất quan trọng của phép cộng : “Khi ta đổi chỗ các số trong phép tính cộng thì kết quả không thay đổi”, (chẳng hạn 9 + 1 = 1 + 9) ( đó là tính chất giao hoán của phép cộng, các em sẽ được học ở lớp 4)và tính chất của “ số 0 cộng với một số” trong phép cộng: “Khi cộng bất kỳ một số nào với số 0 thì cũng được kết quả bằng chính số đó” (Chẳng hạn 10 + 0 = 10). VD3: Bài mới “Bảng cộng và Bảng trừ trong phạm vi 10” toán 1 trang 86 có nội dung như sau: 1 + 9 = 0 10 - 1 = 2 + 8 = 0 0 10 - 2 = 3 + 7 = 0 0 0 10 - 3 = 4 + 6 = 0 0 0 0 10 - 4 = 9/34
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_trong_day_toan.doc