Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi để tạo hứng thú học tập trong giờ học Toán cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi để tạo hứng thú học tập trong giờ học Toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi để tạo hứng thú học tập trong giờ học Toán cho học sinh Lớp 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Chương trình Toán lớp 1 được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục tiêu Toán tiểu học. Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường được thực hiện để nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ, và đôi khi được sử dụng như một công cụ giáo dục. Đối với học sinh Tiểu học các em còn nhỏ nên vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Trò chơi học tập là nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong học tập. Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện về: Đức – trí – thể – mĩ. Trò chơi là một phương pháp rất phổ biến được giáo viên sử dụng trong lớp học hiện nay do hiệu quả mà nó mang lại cho học sinh ở mọi lứa tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng học sinh sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn khi được tiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ, và trò chơi chính là cách tốt nhất để đạt được kết quả đó. Chính vì vậy trò chơi đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi giờ học. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các em. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập, giao lưu; hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện. Đối với môn Toán được ví là vô cùng khô khan với những con số. Nhiều em cảm thấy rất nhàm chán khi vào giờ học Toán. Vì vậy để gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập thì việc sử dụng trò chơi trong dạy Toán được coi là một trong những phương pháp rất hiệu quả trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong dạy học Toán ở lớp 1. Đối với học sinh lớp 1, ở giai đoạn này các em còn ham chơi, ý thức tự học chưa cao, các em dễ dàng mất tập trung và khả năng chú ý còn hạn chế khi giờ học không gây được hứng thú cho các em. Năm học 2022 – 2023 là năm tiếp theo các em được học bộ sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc sử dụng trò chơi trong dạy Toán lớp 1 giúp học sinh thay đổi hình thức học tập, chống mệt mỏi và giúp các em tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học gây hứng thú, thói quen tập trung tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận giao tiếp của học sinh. Đồng thời trong khi chơi, các em tưởng tượng suy nghĩ, lập luận đạt kết quả cao mà không nghĩ đó là mình đang học nên sự “khô khan, cứng nhắc” của giờ học toán trở nên nhẹ nhàng, quá trình học tập sẽ được diễn ra một cách tự nhiên và hấp dẫn hơn. Thực tế cũng cho thấy việc sử dụng trò chơi trong dạy Toán lớp 1 dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia. Tạo hứng thú học Toán và tình yêu Toán là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình Toán lớp 1. Vậy làm thế nào để học sinh lớp 1 hứng thú với môn Toán! Cũng như các thầy cô giáo khác, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết học Toán trở nên sinh động, hấp dẫn hơn; làm cho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở lên có hồn. Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực Toán học cho các em. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu chọn sáng kiến: “Tổ chức trò chơi để tạo hứng sinh đa phần là con em gia đình dân tộc thiểu số (dân tộc Hre). Các em còn nhút nhát trong quá trình giao tiếp, học tập. - Một số trường đồng bằng: Trường Tiểu học số 2 Bình Nguyên, huyện Bình Sơn: Học sinh lớp chất lượng tương đối đồng đều. Bên cạnh đó một số em có hoàn cảnh khó khăn, một số em chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập. Trường Tiểu học Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành: Học sinh lớp chất lượng tương đối đồng đều. Bên cạnh đó một số em có hoàn cảnh khó khăn, một số em chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập, trong giao tiếp. Trường Tiểu học xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn: Học sinh lớp chất lượng tương đối đồng đều, đa số là dân tộc Kinh. Bên cạnh đó lớp cũng còn một số em chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập. Trường Tiểu học Bình Trị, huyện Bình Sơn: Học sinh lớp đa số là dân tộc Kinh, chất lượng tương đối đồng điều. Bên cạnh đó lớp cũng còn một số em chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập. a) Kết quả đạt được: - Nhìn chung các em học sinh rất ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, tỉ lệ đi học chuyên cần tương đối cao. Chất lượng học tập của lớp tương đối đồng đều. - Các em học sinh trong lớp cũng rất mạnh dạn trong các hoạt động chung của nhà trường. - Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Thường xuyên liên lạc trao đổi tình hình học tập của các em với giáo viên chủ nhiệm. Qua thống kê số liệu 2 năm học đối với lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy trong thời gian đầu năm học với kết quả như sau: Tổng Chưa biết (chưa Biết (có) số có) Năm học Lớp Nội dung đánh giá học sinh Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Nhận biết được chữ số, các loại hình đơn 10 77% 3 23% giản. Có kỹ năng tham gia 4 30% 9 70% trò chơi 2021- 2022 1E 13 Có kỹ năng hoạt động 4 30% 9 70% nhóm trong khi chơi Hứng thú khi tham 5 38% 8 62% gia trò chơi Yêu thích học toán 5 38% 8 62% * Nguyên nhân hạn chế: - Về giáo viên: Giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt khi vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong các tiết học Toán. Giáo viên chưa thực sự sáng tạo trong việc động viên, khích lệ học sinh. - Về học sinh: + Các em còn hiếu động, chưa nhiệt tình và lắng nghe thầy cô giáo. + Học sinh trong lớp đại đa số là người dân tộc thiểu số nên còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ. + Một số em không hứng thú học Toán. + Chưa nhận biết được chữ số, các loại hình đơn giản. + Các em thiếu kỹ năng học tập, chưa biết hợp tác nhóm, còn nhút nhát trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. - Về phụ huynh: Một số phụ huynh lo làm ăn kinh tế thiếu sự quan tâm đến việc học của các em, giao toàn bộ nhiệm vụ cho nhà trường, không đôn đốc con em học tập ở nhà. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Căn cứ thực hiện: - Căn cứ vào thông tư 32/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Căn cứ vào thông tư 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Căn cứ vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023. - Kế hoạch số 17/KH-TH&THCS ngày 30//8/2021 của Trường PTDTBT TH&THCS Trà Bùi về Kế hoạch Giáo dục cấp Tiểu học, năm học 2021 - 2022. - Kế hoạch số 15/KH-TH&THCS ngày 06/9/2022 của Trường PTDTBT TH&THCS Trà Bùi về Kế hoạch Giáo dục cấp Tiểu học, năm học 2022 - 2023. - Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023 của Tổ, kế hoạch dạy học hàng tháng của cá nhân. - Dựa vào thực trạng của học sinh 2 năm học. 2. Nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện: a) Nội dung, phương pháp: * Nội dung: - Giáo viên cần nắm chắc các bước tiến hành tổ chức trò chơi Toán học. - Xây dựng các trò chơi dạy Toán gắn với chủ đề bài học hiệu quả. - Vận dụng một số trò chơi dân gian trong dạy Toán lớp 1. Hình 1 và 2: Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành tổ chức trò chơi và nhận xét bài làm của học sinh * Giải pháp 2: Xây dựng các trò chơi dạy Toán gắn với chủ đề bài học hiệu quả. Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học. Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình. Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập. Đặc biệt, đối với môn Toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học Toán cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong dạy Toán lớp 1 được đa số giáo viên vận dụng với mong muốn đổi mới phương pháp dạy học, giúp cho học sinh thấy vui, nhẹ nhàng, thỏa mái trong học tập để có thể nâng cao chất lượng việc sử dụng trò chơi trong dạy Toán, theo cá nhân tôi cần làm tốt các nội dung sau: - Cần gắn liền nội dung bài học với trò chơi nhằm phát huy hiệu quả trò chơi trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh. - Trong các tiết học giáo viên cần đa dạng hoá trò chơi trong giờ học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để các em “chơi mà học, học mà chơi”. - Cần căn cứ từng hoạt động, nội dung của bài học để sử dụng trò chơi hợp lý, cần cân nhắc thời lượng tổ chức và các bước sử dụng trò chơi thật sự hiệu quả. Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi: “Tìm nhà cho Thỏ” Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 6, Sách giáo khoa Toán 1, bài tập 2, trang 66). Sử dụng ở hoạt động Luyện tập thực hành của tiết dạy. * Mục đích: - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trong phạm vi 10. - Rèn kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 6 hình chú Thỏ, 4 hình căn nhà. Trên mình mỗi chú Thỏ có ghi 1 phép tính, và 2 căn nhà ghi số 9, 2 căn nhà ghi số 10, mặt sau gắn nam châm đính trên bảng. Hình 5 và 6: Học sinh tham gia trò chơi Ngoài ra thì có rất nhiều các trò chơi như: Truyền điện, ong tìm hoa, đố bạn, nhanh tay nhanh mắt, ghép cặp, nắm tay nhau xếp hình,... Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ đúng đắn khi tham gia vào các trò chơi ở tiết học Toán. Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây không chỉ là một việc làm thiết thực để tạo hứng thú học Toán mà còn có giá trị gắn kết Toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong Toán học. Trò chơi vận động trong Toán học không chỉ là phương tiện giáo dục thể chất mà còn là hoạt động giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính toán. Từ đó giúp các em phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. * Giải pháp 3: Vận dụng một số trò chơi dân gian trong dạy Toán lớp 1. Ví dụ 3: Sử dụng trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 2, Sách giáo khoa Toán 1, trang 58,59). Sử dụng ở hoạt động Vận dụng trải nghiệm của tiết dạy. * Mục đích: Luyện tập về phép cộng trong phạm vi 5. * Chuẩn bị: Làm 4 tấm bìa trên mỗi tấm có ghi các số 1 đến 4. Các tấm bìa này có băng dính để dán vào ngực. * Cách chơi: Mỗi lần 4 em tham gia trò chơi. Mỗi em dán vào ngực mình 1 trong 4 tấm bìa ghi số nói trên, rồi “oẳn tù tì” xem ai là người phải bịt mắt. Sau khi bịt mắt xong, em bị bịt mắt phải tìm bắt đúng người nào mang số sao cho số đó cộng với số của mình bằng 5. Em nào bị người bịt mắt bắt thì phải hô số của mình ra. Nếu không đúng số phải tìm, thì người ấy được thả. Nếu đúng số phải tìm thì người bịt mắt thắng. Sau một thời gian quy định trước (hoặc sau một bài hát hay một đoạn của bài hát), nếu người bịt mắt không bắt được đúng người mang số cần tìm thì người bịt mắt thua. Cả lớp ở dưới hát to, reo hò và cổ vũ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_de_tao_hung_thu_hoc_t.doc