Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán Lớp 1

docx 45 trang sklop1 02/11/2023 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán Lớp 1
 MỤC LỤC
 ............................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...........................................2
 1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................2
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.......................................2
 1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................2
 2. Khách thể nghiên cứu.................................................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................2
 ..........................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN................................4
 1.1. Cơ sở tâmlý............................................................................................4
 1.1.1. Đặc điểm phát triển tâm lí lứa tuổi trẻ em.......................................4
 1.1.2. Đặc điểm về phát triển nhận thức....................................................4
 1.1.3. Đặc điểm về nhân cách....................................................................6
 1.2. Đặc điểm môn Toán ở lớp 1 ..................................................................7
 1.2.1. Mục tiêu môn Toán ở tiểu học ........................................................7
 1.2.2. Mục tiêu dạy học Toán 1.................................................................7
 1.2.3. Chương trình môn Toán lớp 1 (4 tiết/tuần x 35 tuần = 140 tiết).....8
 1.3. Khái niệm trò chơi Toán học .................................................................9
 1.3.1. Trò chơi ...........................................................................................9
 1.3.2. Trò chơi học tập...............................................................................9
 1.3.3. Trò chơi Toán học ...........................................................................9
 1.3.4. Phân loại trò chơi toán học ở tiểu học...........................................10
 1.4. Vai trò của trò chơi Toán học ..............................................................11
 1.5. Nguyên tắc tổ chức trò chơi môn Toán ở tiểu học ..............................11
 1.5.1. Đảm bảo tính mục đích, mục tiêu dạy học....................................11
 1.5.2. Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi ..........................................11
 1.5.3. Tên trò chơi phù hợp và hấp dẫn...................................................12
 1.5.4. Trò chơi phát huy trí tuệ của học sinh...........................................12
 1.5.5. Trò chơi phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh...............12
 1.5.6. Trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở, vật chất hiện có của lớp học
 12 3.3. Trò chơi trong các tiết học về đại lượng và đo đại lượng........................26
 3.3.1. Trò chơi 1: “Thợ chỉnh đồng hồ” ..................................................26
 3.3.2. Trò chơi 2: “Giờ nào việc nấy”. ....................................................27
 3.3.3. Trò chơi 3: “Xem lịch”..................................................................27
 3.4. Trò chơi trong các tiết học về hình học ...............................................28
 3.4.1. Trò chơi 1: “Ai đo chínhxác”. .......................................................28
 3.4.2. Trò chơi 2: “Đố biết hình gì?”.......................................................29
 3.4.3. Trò chơi 3: “Ai ở trong ai”. ...........................................................29
 3.4.4. Trò chơi 4: “Em làm thợ xây”.......................................................30
 3.5. Hướng dẫn sử dụng các trò chơi..........................................................30
CHƯƠNG IV: THỰC NGHIỆM .....................................................................32
 4.1. Mục đích:.............................................................................................32
 4.2. Giáo án minh hoạ:................................................................................32
 4.3. Tiến hành dạy thực nghiệm .................................................................36
 4.3.1. Đối tượng thực nghiệm: ................................................................36
 4.3.2. Kết quả thực nghiệm: ....................................................................36
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ...........................................................36
 ..................................................................................................38
I. KẾT LUẬN...............................................................................................38
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT...................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41 Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được coi là bậc học 
nền tảng góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, năng động, 
sáng tạo để gánh vác sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu giáo 
dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục: “Giáo dục Tiểu 
họcnhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn 
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Để thực 
hiệnmục tiêu đó, các nhà trường tiểu học phải đổi mới nội dung, phương pháp và 
hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh 
(HS).
 Trong nhà trường tiểu học, HS được học các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự 
nhiên - Xã hội, Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn 
Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở 
tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao 
động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc 
học tốt môn Toán ở bậc Trung học.
 Đối với học sinh tiểu học (HSTH), chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu 
được. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần 
thiết và có ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, 
giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. 
Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: thay đổi động hình, chống mệt mỏi, 
tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng 
thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. 
Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại 
không nghĩ mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được 
giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên, hấp dẫn hơn. “Học mà 
chơi, chơi mà học” là một hình thức học tập ngày càng được đông đảo các thầy 
cô giáo quan tâm. Việc tổ chức các tiết học sao cho nhẹ nhàng, thoải mái mà 
vẫn đảm bảo được chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Đặc biệt làđối với 
các em nhỏ trong giờ học Toán. Với các em học ra học, chơi ra chơi nhưng 
không có nghĩa là không thể chơi trong giờ học.
 1 / 41 Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1
 - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Thông qua các tiết dạy để 
kiểm tra tính khả thi của đề tài).
 3 / 41 Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1
qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn.
 Chú ý của HSTH còn nặng tính không chủ định, những kích thích mạnh và 
mới lạ dễ thu hút sự chú ý của học sinh. Cùng với sự hoàn thiện hoạt động học, 
chú ý có chủ định cũng phát triển ngày càng mạnh hơn. Việc cho trẻ học dưới 
hình thức chơi với những trò chơi học tập sôi nổi cũng là một cách để tăng 
cường sự chú ý của các em.
 Tưởng tượng của trẻ trong thời kỳ này chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Để 
lĩnh hội tri thức, học sinh phải hình dung được những hình ảnh của hiện thực 
(hình ảnh các nhân vật trong truyện, hình ảnh các cảnh vật chưa từng thấy...), 
dựa vào mô hình, tranh vẽ, lời mô tả của giáo viên. Ở lớp 1, tưởng tượng tái tạo 
của học sinh còn nghèo nàn, tản mạn chưa hợp lí. Việc tổ chức trò chơi học tập 
là một trong những cách thức kích thích trí tưởng tượng của các em. Trong khi 
chơi, tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo của các em đều được phát 
triểntốt.
 Tư duy của trẻ tiểu học cũng có sự phát triển. Việc giảng dạy ở trường tiểu 
học làm thay đổi cơ bản về nội dung tri thức mà trẻ tiếp thu và phương phápvận 
dụng các tri thức đó của trẻ. Điều này dẫn tới chỗ xây dựng lại hoạt động tư duy 
của trẻ. Việc nắm vững kiến thức mẹ đẻ như đọc, viết cũng như việc nắm các 
chữ số và các phép tính số học đó có một vai trò rất to lớn. Các em HS lớp 1 
làm quen với các ký hiệu, các tượng trưng, các qui ước: chữ cái - kí hiệu của âm, 
chữ số - kí hiệu của số và số lượng những cái gì đó. Tất cả mọi thao tác với các 
loại ký hiệu đòi hỏi sự trừu tượng hóa, sự lập luận và khái quát. Trong quá 
trình lĩnh hội các qui tắc chính tả và số học luôn luôn diễn ra sự cụ thể hóa các 
qui tắc đó trong các ví dụ và các bài tập. Trẻ học lập luận, so sánh, phân tích và 
rút ra các kết luận. Trẻ tiểu học đã biết giải quyết các nhiệm vụ đơn giản có nội 
dung thông thường ở trong óc nhưng đối với những nhiệm vụ mới lạ thì chúng 
vẫn phải sử dụng những hoạt động thực tiễn để giải quyết. Ví dụ để thực hiện 
phép cộng, trừ, trẻ làm bằng cách cho đếm đi đếm lại số que tính, bằng cách 
thêm bớt một hai chiếc, bằng cách lấy đi một số vật nào đó đã đưa ra, HS lớp 1 
tìm thấy sự phụ thuộc tồn tại giữa các số. Bằng hoạt động của mình, trẻ học 
cách thay đổi các số lượng này trên cơ sở thấy trước được kết quả của nó. Qua 
các thao tác trên, tư duy của HS lớp 1 được phát triển nhanh chóng.Trẻ học cách 
tư duy trừu tượng bằng khái niệm "sự bằng nhau", "sự không bằng nhau", "cộng 
thêm","trừ đi"... Tuy vậy, tư duy của HS đầu tiểu học vẫn mang nặng tính trực 
quan cụ thể.
 5 / 41 Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1
dục của nhà trường, gia đình, xã hội và tổ chức Đoàn - Đội, sự phát triển tâm lí, 
nhân cách của các em đang diễn ra mạnh mẽ. Việc tổ chức các trò chơi học tập cho 
trẻ cũng là con đường hình thành và phát triển nhân cách của các em.
 1.2. Đặc điểm môn Toán ở lớp1
 1.2.1. Mục tiêu môn Toán ở tiểuhọc
 Dạy học toán ở trường Tiểu học nhằm:
 - Giúp HS có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học: các số tự nhiên, 
phân số, thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống 
kê đơngiản.
 - Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng 
dụng thiết thực trong đờisống.
 - Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và 
diễn đạt chúng (nói và viết), cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn 
giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập 
toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch 
khoa học, chủ động, linh hoạt, sángtạo.
 1.2.2. Mục tiêu dạy học Toán1
 - Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm;về 
số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 
100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm, về tuần lễ và ngày trong trong 
tuần; về đọc đúng trên mắt đồng hồ; về một số hình học (đoạn thẳng, điểm, hình 
vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lờivăn,...
 - Hình thành và rèn kĩ năng các kĩ năng thực hành: đo, viết, đếm, so sánh 
các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước 
lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm); 
nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm; vẽ đoạn thẳng 
có độ dài đến 10 cm; giải một số bài toán đơn về cộng trừ, trừ; bước đầu diễn 
dạt bằng lời, kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành; tập 
dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng, khái quát hóa trong phạm vi của 
những nội dung có nhiều quan hệ với đờ sống thực tế củaHS.
 - Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong họctập.
 Ở mỗi giai đoạn của tiểu học có những sắc thái riêng: giai đoạn 1(lớp 
1,2,3), giai đoạn 2 (lớp 4,5). Đặc biệt là ở lớp 1 việc học tập của HS chủ yếu 
dựa vào các phương tiện trực quan, nói chung chỉ đề cập tới những nội dung có 
tính tổng thể, gắn bó với kinh nghiệm sống củatrẻ.
 7 / 41

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc.docx