SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1

doc 32 trang sklop1 28/12/2023 3315
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1

SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1
 Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để 
 phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
 MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT- ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................1
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................1
 1. Cơ sở lý luận...............................................................................................1
 2. Cơ sở thực tế...............................................................................................1
 II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG2
 1.Thời gian nghiên cứu đề tài.........................................................................2
 2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................2
 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
 4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................2
PHẦN THỨ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................4
 I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......................4
 II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI 
 TRONG GIỜ HỌC TOÁN ................................................................................4
 1. Thuận lợi.....................................................................................................4
 2. Khó khăn.....................................................................................................5
 III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP......5
 IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ..........................................................6
 1. Biện pháp chung.........................................................................................6
 2. Biện pháp cụ thể .......................................................................................10
PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................14
 I. Kết luận.........................................................................................................14
 II. Khuyến nghị đề xuất ...................................................................................15 Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán
 để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
trào dạy và học. Xuất phát từ các lí do trên tôi mạnh dạn viết sáng kiến “Một số 
biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính 
tích cực cho học sinh lớp Một”.
II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
1.Thời gian nghiên cứu đề tài
 Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu tính tích cực học môn Toán của học sinh, 
đề xuất biện pháp mang tính khả thi và kiến nghị nhằm thực hiện biện pháp đã 
đề xuất đó, từ đó nâng cao khả năng yêu thích môn Toán cho học sinh từ tháng 
09/2019 đến tháng 03/2020.
 2. Phạm vi nghiên cứu: 
 Nghiên cứu, tổng hợp những lý luận có liên quan trực tiếp đến nội dung, kiến 
thức Toán học của sách Toán lớp 1.
 - Đánh giá thực trạng khả năng hoàn thành môn Toán của học sinh.
 - Nghiên cứu đề xuất biện pháp mang tính khả thi và kiến nghị nhằm thực 
hiện các biện pháp đã đề xuất, từ đó nâng cao tính tích cực trong tìm hiểu nội 
dung, kiến thức môn học Toán cho học sinh lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Nội dung, chương trình, Sách giáo khoa Toán lớp 1 và một số tài liệu 
tham khảo.
 - Học sinh lớp 1.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra
 - Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy Toán cho học 
sinh lớp 1.
 - Mục đích để tìm hiểu các phương pháp dạy học của giáo viên; tìm hiểu tính 
tích cực nhận thức của học sinh.
4.2. Phương pháp thực nghiệm:
 Dạy thực nghiệm tại lớp 1A7 để đối chiếu kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả 
nghiên cứu.
4.3. Phương pháp trực quan:
 - Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập, chuẩn kiến 
thức kĩ năng
 - Trao đổi với đồng nghiệp – học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy – học 
môn Toán.
 - Quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trên lớp.
 2/15 Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán
 để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
 PHẦN THỨ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em vừa chuyển giao giai 
đoạn. Giai đoạn lớp Mầm non chuyển sang giai đoạn lớp 1 có thể coi là bước 
ngoặt lớn trong tuổi thơ của trẻ. Giai đoạn này các em bắt đầu chuyển từ hoạt 
động chủ đạo tự chơi sang hoạt động học tập, làm quen với việc học tập bài bản, 
khoa học là giai đoạn học tập cơ bản. Tư duy của trẻ lớp 1 là tư duy trực quan cụ 
thể, đó là kiểu tư duy được hình thành trong quá trình trẻ vui chơi. Ở lứa tuổi 
này các em rất dễ xúc cảm, thích cái đẹp, cái mới lạ, tích cực ham muốn gần gũi 
với thiên nhiên, nhạy cảm với các hoạt động văn học nghệ thuật. 
 Quan tâm cơ bản để xác định phương pháp dạy học. Xem xét các quá trình 
dạy học môn toán và các hiện tượng trong mối quan hệ nhiều mặt, trong sự tác 
động qua lại. Trong sự vận động và phát triển phát hiện ra các mâu thuẫn và 
các mặt đối lập để tìm ra động lực thúc đẩy sự phát triển quá trình dạy học môn 
toán. Thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và tiêu chuẩn của chân 
lý. Nghiên cứu theo hướng đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 
Sự đổi mới của kinh thế xã hội đưa đến các yêu cầu về chất lượng đào tạo đáp 
ứng các mục tiêu kinh tế xã hội. Tiến bộ của khoa học và công nghệ trên thế 
giới cũng như trong nước sẽ thúc đẩy đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương 
pháp giáo dục.
II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI 
TRONG GIỜ HỌC TOÁN
 Qua nhiều năm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những nhận 
xét chung về thực trạng dạy học như sau
1. Thuận lợi
 * Giáo viên: Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy thường 
tổ chức các chuyên đề về sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, tổ chức lớp học 
vi tính cho giáo viên, phụ huynh luôn ủng hộ giáo viên về cơ sở vật chất. Giáo 
viên là người có tay nghề biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như: 
máy tính, máy chiếu, máy đa vật thể Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, có 
năng lực sư phạm.
 * Sách giáo khoa: Môn Toán có nội dung rõ ràng, nhiều hình ảnh sinh 
động, học sinh thực hành nhiều bằng hệ thống các bài tập có chuẩn kiến thức, có 
hướng tích cực từ dễ đến khó, từ trực quan đến khái quát hóa và trừu tượng hóa.
 * Học sinh: Học sinh thích khám phá cái mới. Hầu hết các em học sinh đều 
ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập lại được sự quan tâm của phụ huynh học sinh đã 
chuẩn bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
 4/15 Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán
 để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
 Từ những tồn tại trên, tôi đã rất trăn trở, luôn suy nghĩ để tìm ra hướng khắc 
phục. Qua nghiên cứu, tìm tòi và được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, của ban lãnh 
đạo nhà trường, thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã mạnh dạn đề ra 
biện pháp khắc phục, phương pháp dạy học phù hợp với tâm sinh lí của các em 
nhằm giúp các em có hứng thú với việc học và phát huy tính tích cực học tập 
của các em ngay trong năm học 2019 - 2020, năm học đầu tiên của bậc học Tiểu 
học.
IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
 Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của môn Toán lớp 1 
theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục, tôi mạnh dạn đưa ra một số 
biện pháp thực hiện dạy môn Toán lớp 1 như sau:
1. Biện pháp chung
1.1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
 Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu 
quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, 
cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, 
trong cuộc sống của bản thân mình. Luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải 
mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, 
không để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương 
yêu và tôn trọng mình.
 Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi 
tích cực. Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, 
khích lệ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật mà học sinh đạt được. 
Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích tính tích cực và vượt khó 
trong học tập, đảm bảo kịp thời và khách quan. 
1.2. Biện pháp thứ hai: Phân loại các đối tượng học sinh
 Giáo viên phải xem xét, phân loại những học sinh đúng với những đặc điểm 
vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung 
và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: sức khoẻ 
kém, khả năng tiếp thu bài, thiếu tự tin, nhút nhát GV dành cho đối tượng này 
những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được 
tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí của mình 
trong tập thể. Với những học sinh có năng khiếu học toán, yêu thích môn toán 
tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập gợi mở tư duy cho các em. Năng lực 
thiết kế công cụ dạy học đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững, 
hiểu sâu đối tượng học sinh. Đồng thời, giáo viên cần dành nhiều thời gian, công 
sức đầu tư trong việc lựa chọn và thiết kế công cụ dạy học. Năng lực thứ hai 
 6/15 Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán
 để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
vui sướng, tôn trọng những sáng tạo của các em dù là rất nhỏ, giúp các em tích 
cực tự phát hiện ra chân lí. Sau cùng là cách kiểm tra đánh giá của cô giáo đối 
với các em. Việc đánh giá trong dạy học đòi hỏi phải nghiêm khắc nhưng không 
có nghĩa là khắt khe và quá chặt chẽ. Chỉ có đạt được thành công trong học tập 
mới thực sự tạo ra hứng thú và niềm say mê cho các em 
 Giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và 
nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập làm cho các em thấy tầm 
quan trọng của việc học. Đồng thời, tôi phối hợp với gia đình giáo dục ý thức 
học tập cho các em, phân tích để các cha mẹ học sinh thể hiện sự quan tâm đúng 
mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý 
chí phấn đấu vươn lên.
 Tóm lại, để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh cũng là một nghệ thuật 
trong quá trình dạy học của người giáo viên, từ đó giúp các em nâng cao ý thức 
trong học tập.
a.Ví dụ: Dạy bài các số 4,5
 Chương trình toán chỉ có 2 tiết giới thiệu về các số từ 1 đến 5. Do vậy giáo 
viên phải dạy thật kĩ, muốn vậy giáo viên cần lưu ý gắn giới thiệu số với việc 
dạy viết các chữ số và lấy nhiều ví dụ thực tế để học sinh nắm chắc về số.
 Ví dụ: Khi dạy về số 4, giáo viên dạy tương tự như bài 1,2,3. Học sinh lấy 
4 que tính, 4 tam giác, 4 hình tròn. Từ đó giáo viên nêu: “4 que tính, 4 chấm 
tròn” đều có số lượng là 4. Ta dùng số 4 để chỉ số lượng các nhóm đồ vật đó.
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng: Giáo viên kích máy hiện số 4 
in và số 4 viết lên bảng để học sinh nhận diện, sau đó cho học sinh đọc “bốn”. 
Nêu cho từng cá nhân đọc, sau đó cả lớp đọc. Tiếp đó hướng dẫn học sinh đếm 
và xác định thứ tự các số qua cột hình vuông (có minh chứng kèm theo - Mục 1- 
Phụ lục 1 phần 1)
 Phần thực hành các bài tập của cách rất chi tiết. Tuy vậy, giáo viên vẫn nên 
gợi ý cho học sinh tìm hiểu các ví dụ thực tế như: Những đồ vật, con vật nào có 
số chân là 4? Học sinh sẽ tìm được: Cái bàn có 4 chân, con chó, con mèo có 4 
chân, ô tô có 4 bánh xe.
 Để củng cố bài học giáo viên cho học sinh chơi các trò chơi như nối theo 
mẫu (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 2)
b. Ví dụ dạy bài số 6: Giáo viên thực hiện như sau:
 Giáo viên cho học sinh sử dụng sách giáo khoa phần kênh hình để hỏi học 
sinh:
 - Có mấy bạn?
 - Có thêm mấy bạn nữa?
 8/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_day_hoc_hien_dai_trong.doc