SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh Lớp 1 - Đoàn Thị Huyền Trang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh Lớp 1 - Đoàn Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh Lớp 1 - Đoàn Thị Huyền Trang
1 Mẫu số 02 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG Tên đề tài: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1” Họ và tên: ĐOÀN THỊ HUYỀN TRANG Ngày, tháng, năm sinh: 11/10/1990 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Giáo dục Tiểu học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Quyết Thắng Đăng ký danh hiệu thi đua/hình thức khen thưởng: Giấy khen Thị xã Số ĐT: 0975.430.956 Đông Triều, tháng 4 năm 2023 3 - Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Tìm hiểu hứng thú học Toán của học sinh lớp Một tại trường Tiểu học Quyết Thắng. - Đưa ra các biện pháp khắc phục. 3. Thời gian, địa điểm - Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 tại lớp 1C trường Tiểu học Quyết Thắng. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung giải quyết về các tiết dạy học toán cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Quyết Thắng, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp giảng dạy phân môn Toán lớp 1 tại trường Tiểu học Quyết Thắng. 5. Đóng góp mới về mặt thực tiễn. - Đề tài này nghiên cứu để hiểu rõ hơn về hứng thú học Toán của học sinh lớp 1, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao niềm say mê, tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh để thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn Toán theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. - Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. 5 pháp học Toán phù hợp với từng dạng bài Toán thì việc học mới đạt kết quả cao. Từ đó khuyến khích tinh thần học tập của các em cao hơn. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1C với 34 học sinh. Sau 2 tuần nhận lớp, tôi phát phiếu thăm dò hứng thú học toán cho học sinh các lớp 1C của trường tôi. Tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò mức độ hứng thú học Toán Trước khi áp dụng: Tên Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích lớp SL % SL % SL % SL % 1C 34 7 20,5% 8 23,5% 10 29,4% 9 26,4% Kết quả thăm dò hứng thú học toán của học sinh lớp 1C Biểu đồ Rất thích Binh thường 20,5% 29,4% Rất thích Thích Thích Không thích 23,5% Không thích Binh thường 26,4% Dựa vào kết quả thăm dò hứng thú học toán của học sinh, tôi thực sự ngạc nhiên: chỉ có 20 đến 23 % học sinh rất thích và thích môn Toán, trong khi số học 7 2. Các giải pháp Giải pháp 1: Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh Động cơ học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tập của học sinh. Học sinh có động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích, thúc đẩy tính tích cực, tự giác chiếm lĩnh kiến thức. Đối với học sinh lớp 1C thì động cơ học tập không có sẵn. Đa số các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học toán vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên là người dẫn dắt hình thành động cơ học toán cho các em. Theo quan sát của mình, tôi thấy có 2 nguyên nhân khiến các em chưa có động cơ học tập môn Toán: Một là các em thực sự không thấy môn Toán thú vị với mình hoặc không thấy ý nghĩa thực sự của việc học toán ngoại trừ việc vượt qua các bài kiểm tra bắt buộc. Hai là, các em có mong muốn học, có thấy được giá trị, thấy được ý nghĩa của việc học toán nhưng do không theo được chương trình nên các em tự ti, thiếu kiên trì. Đặc điểm chung của học sinh không có động cơ học toán là những học sinh học chưa tốt môn Toán. Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của toán trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa toán lớp 1. Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong chương trình toán lớp 1 để kích thích sự tò mò, khám phá của các em. Ví dụ: Tôi giới thiệu về ứng dụng kì diệu và ý nghĩa của phép tính cộng, trừ trong cuộc sống. Hoặc khi giới thiệu về phần hình học, tôi cho các em tìm những đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác mà các em biết. Hoạt động này giúp các em thấy toán học thật gần gũi với cuộc sống. Tôi giới thiệu thêm: “Chương trình Toán 1 sẽ giúp chúng mình khám phá thêm những đặc điểm thú vị của chúng. Những đặc điểm thú vị đó đang chờ chúng mình khám phá đấy”. Qua những lời giới thiệu ấy, tôi thấy rõ sự tò mò, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt của các em. 9 thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng toán. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp. Trò chơi học tập có thể tổ chức ở cả 4 bước lên lớp. Đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế theo quy trình sau: Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Ở bước này giáo viên cần làm những việc sau: + Chia đội chơi, quy định số thành viên mỗi đội chơi, cử nhóm trưởng, thư kí,... + Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chơi (giấy khổ to, thẻ đúng sai, mặt cười hay mặt mếu,) + Giới thiệu cách chơi: quy định thời gian chơi, những điều người chơi không được làm, cách tính điểm,... + Chơi thử ( nếu cần) Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi Để trò chơi mang lại hiệu quả cao thì khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học toán cần lưu ý: - Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục - Thời gian chơi mỗi trò chơi từ 3 – 5 phút - Trong mỗi tiết học không nên lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi - Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú. Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể lồng ghép vào trò chơi các nhân vật hoạt hình, các câu chuyện cổ tích quen thuộc mà trẻ yêu thích để làm cho trò chơi thêm hấp dẫn. 11 - Rèn kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế trò chơi trên PowerPoint gồm 1 bức tranh có hình nàng Bạch Tuyết và 6 ô cửa bí mật. Các ô cửa có chứa các phép tính như sau: - Ô cửa 1: 14 + 3 = ? - Ô cửa 4: 13 + 4 = ? - Ô cửa 5: 11 + 6 = ? - Ô cửa 2: 15 + 1 = ? - Ô cửa 6: 15 + 2 = ? - Ô cửa 3: 16 + 2 = ? Cách chơi - Trò chơi này, tôi tổ chức cho cả lớp cùng tham gia. Học sinh nào giơ tay nhanh sẽ được quyền trả lời. - Giới thiệu trò chơi như sau: Các em ạ! Mụ phù thủy độc ác nham hiểm đã nhốt nàng Bạch Tuyết ở một nơi bí mật. Để giải cứu được nàng Bạch Tuyết chúng mình phải hành trình mở lần lượt 6 ô cửa bí mật này. Mỗi ô cửa đều có chứa 1 phép tính hoặc 1 câu hỏi đơn giản. Sau khi mở được 6 ô cửa nàng Bạch Tuyết sẽ được giải cứu. Các em có muốn giúp nàng Bạch Tuyết không nào? Ảnh trò chơi “ Giải cứu Bạch Tuyết” Ví dụ 2: Trò chơi Thi vượt dốc Trò chơi Thi vượt dốc sẽ giúp các em nắm chắc hơn về cách so sánh các số, điền dấu , = một cách chính xác. * Mục đích: - Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10. - Học sinh có kĩ năng so sánh nhanh, chính xác. - Giáo dục tính cẩn thận cho học sinh. 13 b. Câu đố vui toán học: Câu đố toán học là câu đố có chứa một mảng kiến thức toán học nào đó. Trong câu đố, nội dung toán hoc được gắn với một nội dung hấp dẫn về cuộc sống đời thực. Lời giải của câu đố thường ngắn gọn gây bất ngờ thú vị. Câu đố vui trong học toán tạo được không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, tạo tình huống kích thích học sinh suy nghĩ, góp phần rèn luyện năng lực tư duy sáng tao cho học sinh. Câu đố toán học có thể gọi dưới các tên khác nhau: Bài toán dân gian, bài toán vui, bài toán lý thú, Ví dụ: Câu 1: Số nào tròn tưạ Như quả trứng gà? (Số 0) Câu 2: Số nào giống gâỵ Ông già hay mang? (Số 1) Câu 3: Số nào giống ngỗng, giống ngan Nếu đươc điểm đó, chẳng ngoan chút nào? (Số 2) Câu 4: Đố em biết được số nào Điểm thi được nó, thở phào thật may? (Số 6) Số đó viết ngược lạ thay Cả lớp khen giỏi, vỗ tay rào rào? (Số 9) Câu 5: Hai o xinh xắn Xếp chồng lên nhau Em hãy đoán mau Đó là số mấy? (Số 8) *Mục đích: Củng cố cách đoc, viết, nhân dạng và phân biêt các số tự nhiên. Ngoài ra còn củng cố môt số tính chất của số tự nhiên và có môt chút hài hước vui vẻ. *Cách chơi: Các câu đố trên có thể sử dung vào lúc khởi đầu tiết hoc khi học sinh mới vào lớp chưa trât tự, giáo viên ra câu đố để hoc sinh tập trung suy nghĩ, ổn định lai trước khi hoc kiến thức mới. 15 cùng cần thiết, trong đó có một phần trách nhiệm của các thầy cô. Bởi vậy, tôi thường tạo những sân chơi cho các em thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là những trò chơi toán học. Việc ứng dụng CNTT không chỉ góp phần tạo được hứng thú cho học sinh mà còn làm cho tình cảm giữa cô với trò, trò với trò ngày thêm gắn kết. Không chỉ những thời gian trên lớp mà ngay cả khi ở nhà tôi đã thực sự trở thành người mẹ thứ hai của các em. Giải pháp 4: Động viên, khích lệ học sinh kịp thời Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh tiểu học. Lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập. Hiện nay, cả giáo viên và phụ huynh đều đánh giá cao sự khích lệ, động viên học sinh của Thông tư 27/TT - BGD về việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin, nhân cách của học sinh ngày càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi sẽ dành cho các em những lời khen ngợi trân thành khi các em có sự tiến bộ. Đối với những em học toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý để các em tìm ra lỗi sai trong bài và sửa lại dưới sự dẫn dắt của cô giáo. Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, hay những cái xoa đầu để khích lệ các em. Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng huy hiệu, sticker hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. 17 Tên Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích lớp SL % SL % SL % SL % 1C 34 7 20,5% 8 23,5% 10 29,4% 9 26,4% Sau hơn một học kì, tôi đã áp dụng 4 giải pháp vào quá trình dạy toán cho học sinh lớp 1C của trường tôi, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tên lớp Sĩ Rất thích Thích Bình thường Không thích số SL % SL % SL % SL % 1C 34 22 65% 10 29% 2 6% 0 0 Bảng so sánh số liệu mức độ hoàn thành trước và sau khi áp dung các biện pháp 65 % 70 60 50 29 % 29,4% 40 26,4% 23,5% Trước 30 20,5 % Sau 20 6 % 10 0 % 0 Rất thích Thích Bình Không thường thích Nhìn vào bảng số liệu và thực trạng học toán của học sinh lớp 1C tôi nghĩ mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp để tạo hứng thú học toán cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn toán cho học sinh.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_toan_cho_hoc_sinh_lop.docx