SKKN Một số giải pháp để giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn Toán Phần “Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn Toán Phần “Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp để giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn Toán Phần “Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”
A.PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ Lý do cấp thiết của đề tài : Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và không ngừng phát triển tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Đời sống con người cũng ngày càng tiến bộ, tiến tới nền kinh tế khoa học kỹ thuật. Từ đó, xã hội cần phải có một lớp trí thức vững vàng, cần có những con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, lao để làm chủ tương lai của đất nước. Vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục thì hãy đặt cho mình câu hỏi : Mình phải làm gì ? Dạy gì ? Dạy như thế nào đối với thế hệ trẻ trong tình hình hiện nay ? Chúng ta nhận thấy : môn tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc rèn luyện 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Thì môn toán giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành : đọc ,viết, đếm, so sánh các số; cộng, trừ các số; kỹ năng vẽ, đo lường, ước lượng và kỹ năng giải toánnói chung, còn chương trình toán lớp Một nói riêng. Nó là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học. Nó thật quan trọng, nó quan trọng ở chỗ nào ? -Nhà kiến trúc phải biết vẽ hình từ những hình cơ bản : hình vuông, hình tròn, hình tam giác -Nhà kỹ sư xây dựng phải biết thiết kế, tính toán vật liệu xây dựng để không thừa cũng không thiếu và cũng xuất phát từ những phép tính cơ bản : cộng, trừ -Mỗi người nông dân làm ra lúa gạo, rồi sau đó bán để mua sắm những sản phẩm khác cho gia đình cũng phải biết tính toán ( cộng , trừ ), để đem lại lợi nhuận cho gia đình. Như vậy, toán lớp Một cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất làm nền tảng để học lên các lớp trên, và áp dụng những hiểu biết đó vào cuộc sống sau này. Nó giống như viên gạch đầu tiên để xây dựng ngôi nhà tri thức, nó là nền móng cho bậc tiểu học. Vì nếu các em không nắm vững chương trình toán lớp Một thì sẽ giống như nền móng ngôi nhà không vững, chắc chắn nó sẽ bị sụp đỗ. Do đó, nếu các em không nắm vững những kiến thức toán học lớp Một thì các em sẽ không thể nào học tiếp môn toán ở các lớp trên. Vì vậy, dạy toán cho học sinh lớp Một là vấn đề tôi quan tâm nhất và chọn làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu : Dạy toán ở lớp Một hình thành cho học sinh những kỹ năng, kiến thức toán học cơ bản giúp cho học sinh có đủ hiểu biết để học lên các lớp trên. Sau Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán Trang 1 Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100” b/ Phạm vi nghiên cứu : phạm vi tôi nghiên cứu là lớp ½ năm học 2008 – 2009. Môn : Toán Phần : Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. 5. Phương pháp nghiên cứu : -Phương pháp nghiên cứu. -phương pháp điều tra, thăm dò. -Phương pháp trò truyện. -Phương pháp nghiên cứu – tổng hợp. -Phương pháp đọc sách và tài liệu. -Phương pháp thực nghiệm – khoa học. -Phương pháp khảo sát – thống kê. B. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận : a/ Một vài đặc điểm của học sinh : -Phần lớn các em chưa làm quen với hoạt động học tập, chưa có vốn kiến thức gì về toán học. Một số học sinh rất ít, các em được cha mẹ dạy đếm từ 0 – 10, biết một số hình đơn giản như : hình tròn, hình tam giác -Đây là lần đầu tiên trẻ làm quen với môi trường học tập, vì vậy các em còn ham chơi. Ngoài giờ lên lớp, về đến nhà thì gần như các em không xem lại sách vở, đôi khi còn làm việc phụ giúp gia đình. Những gì được học ở trường nếu không được rèn luyện thêm ở nhà thì các em sẽ nhanh chóng quên. Bởi vậy, sự quan tâm của các bậc phụ huynh sẽ góp phần không nhỏ vào kết quả học tập của con em mình. Song, sự quan tâm ấy chỉ với một số ít phụ huynh. Còn lại, đa số phụ huynh giáo phó cho nhà trường, đôi khi đồ dùng của con em còn thiếu thốn cũng không biết. b/ Vai trò, vị trí của việc dạy toán lớp Một : Môn toán có một hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức, kỹ năng toán học đặc biệt là cộng, trừ không nhớ trong vòng 100 là những công cụ cần thiết để học tiếp các môn khác và là cơ sở nền tảng để giúp các em dễ dàng học lên các lớp trên. Tiếp cận và vận dụng phương pháp đổi mới để hình thành cho học sinh kỹ năng tính toán Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán Trang 3 Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100” -Đặt tính : học sinh thường hay mắc phải trường hợp đặt tính sai dẫn đến kết quả bài toán sai. Ví dụ : Dạy bài phép cộng dạng 14 + 3, cho học sinh luyện tập đặt tính rồi tính bài 12 + 3 ( trang 109 ). Học sinh đặt : 1 2 +3 ( đặt số 3 sai vị trí nên kết quả sai ) 4 2 -Tính nhẩm : học sinh lấy cả số chục và số đơn vị tính với số kia. Ví dụ : học sinh thực hành luyện tập tính nhẩm 15 + 1 = ( trang 109 ) học sinh tính : 15 + 1 = 26, vì các em thực hiện : .5 + 1 = 6 viết 6. .1 + 1 = 2 viết 2 trước số 6. Tính như vậy là sai. 2.4/ Dạy tính nhẩm về cộng, trừ trong phạm vi 100, học sinh không phân biệt được số đứng trước, số đứng sau. Nên các em thực hiện tính lộn xộn. Ví dụ : bài luyện tập thực hiện tính nhẩm. học sinh tính : 53 – 30 = 50 vì các em thực hiện : .3 – 3 = 0 viết 0. .5 – 0 = 5 viết 5 trước số 0. Kết quả bài toán sai. 2.5/ Với các dạng bài toán có hai phép tính, học sinh thường quên thực hiện với số thứ ba. Ví dụ : tính : 2 + 1 + 2 = học sinh tính : 2 + 1 + 2 = 3, vì các em thực hiện : 2 + 1 = 3, viết 3 mà quên thực hiện thêm một lần 3 + 2 = 5, viết 5 sau dấu “=” 2.6/ Khi dạy phép cộng, trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số theo hàng ngang, có một vài học sinh thường ghi sai kết quả của phép tính. Ví dụ : 15 + 23 = 83 Học sinh thực hiện làm tính thì đúng, nhưng khi ghi kết quả thì các em lại ghi đảo ngược vị trí của số hàng đơn vị và số hàng chục, do đó dẫn đến kết quả phép tính sai. 3. Giải pháp đề ra : Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán Trang 5 Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100” +Ví dụ : 15 + 1 = tính : 5 + 1 = 6, viết 6, sau đó viết 1 chục trước 6 là Che 1 chục được 15 + 1 = 16 Dần dần học sinh tự nhẩm không cần phải che cũng không cần phải lấy nhiều que tính mà chỉ áp dụng các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học. 3.4/ Học sinh học đặt tính các số trong phạm vi 100 : vì cả hai số đều có đủ chục và đơn vị nên các em đặt tính dễ dàng. Còn tính nhẩm thì sao ? Giáo viên cũng hướng dẫn thao tác che bớt số đứng trước, thực hiện : “ số đứng sau tính với số đứng sau”. Che số đứng sau, thực hiện : “ số đứng trước tính với số đứng trước”, ghi kết quả phía trước. Ví dụ : Tính nhẩm : 53 – 30 = Che số đứng trước, thực hiện : 3 – 0 = 3, viết 3. 53 – 30 = Che số đứng sau, thực hiện : 5 – 3 = 2, viết 2 ra trước số 3. Vậy 53 – 30 = 23 Dần dần học sinh tự nhẩm không cần phải che mà các em cũng tính được. 3.5/ Dạy các dạng toán có hai phép tính : bước đầu giáo viên cho học sinh dùng “móc” để thực hiện phép tính thứ nhất, rồi lấy kết quả thực hiện với phép tính thứ hai. Ví dụ : 2 + 1 + 2 = học sinh nêu : 2 + 1 = 3 ; 3 + 2 = 5, viết 5. Vậy : 2 + 1 + 2 = 5 Các bài đầu giáo viên bắt buộc học sinh phải thực hiện như vậy để biết cách làm, những bài sau cho các em tự nhẩm nhưng phải nêu được cách làm. Ví dụ : 30 + 10 + 20 = . Học sinh nhẩm ngay : 30 + 10 + 20 = 60 và nêu cách làm : 3 chục cộng 1 chục bằng 4 chục, 4 chục cộng 2 chục bằng 6 chục. Vậy 3 chục cộng 1 chục cộng 2 chục bằng 6 chục. 3.6/ Để cho học sinh ghi đúng kết quả khi làm cộng, trừ số có hai chữ số với số có hai chữ số theo hàng ngang, ta làm như sau : -Cho học sinh xác định số đơn vị ( số đứng sau ) và số chục ( số đứng trước ), sau đó gạch chân số đơn vị để cho học sinh dễ tính và không bị lẫn lộn. Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán Trang 7 Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100” Cho 1 em nêu phép tính, chỉ định 1 bạn trả lời. Nếu đúng thì được đố bạn khác, nếu sai thì bị điện giật và không chuyền nữa. Tổ chức trò chơi phải có đánh giá, khen thưởng, tuyên dương kịp thời. 3.8/ Trong lớp, có em thì học yếu, có em thì học giỏi. Muốn giúp các em học yếu được tiến bộ hơn, giáo viên cho các em ngồi theo cặp, một em học giỏi ngồi cùng một em học yếu. Giáo viên phân đều cho cả lớp làm thành những đôi bạn cùng tiến. Khi viết bảng con hay cài bảng cài, giáo viên cho hai em quay bảng vào nhau tự nhận xét để các em tự phát hiện chỗ sai, điều đó giúp các em nhớ lâu hơn. Và giáo viên phải luôn luôn gần gũi, kiểm tra, giúp đỡ học sinh yếu, phối hợp với phụ huynh giúp đỡ các em học tập ở nhà. Nếu được như vậy, tôi nghỉ : chất lượng môn toán sẽ được nâng lên đáng kể. Ngay từ đầu năm học sau khi cùng đồng nghiệp nghiên cứu thống nhất các thực trạng trên đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Việc đầu tiên là phải làm tốt công tác chủ nhiệm : thu thập thông tin về tình trạng khởi đầu của học sinh, về sự phát triển trí tuệ, vốn hiểu biết ban đầu của học sinh về các mặt chủ yếu như: kiến thức, kỹ năng, thái độ, nề nếp học tập Sau khi được giáo viên trong khối, Ban giám hiệu thống nhất ý tưởng trong giả thuyết mà tôi đã trình bày, giải pháp đó đã được thực hiện trong toàn bộ khối I của trường tiểu học Mỹ Thuận “C” dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu. Với nhiệm vụ, trách nhiệm được giao và bảo vệ sáng kiến trong quá trình thực hiện giải pháp mới như trên, bản thân tôi đặc biệt chú trọng thêm một vài vấn đề sau : +Phát huy tối đa vai trò trung tâm, vai trò chủ động tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh. +Quan tâm đến việc tính toán bài tập ở nhà và đánh giá để tìm ra giải pháp phù hợp giúp học sinh khắc phục sai sót. Nếu học sinh không thực hiện cần tìm hiểu vì sao không làm, trao đổi cặn kẻ với phụ huynh học sinh bằng cách gửi thư hoặc gặp trực tiếp phụ huynh em đó để tìm ra nguyên nhân. Từ đó sẽ tìm ra nguyên nhân để tiến hành bồi dưỡng ngay, để giúp học sinh theo kịp các bạn. C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT : 1/ Kết luận : Môn Toán có nhiều kiến thức, nhiều nội dung khác nhau, nhưng nó có liên quan mật thiết với nhau. Chúng ta phải coi trọng tất cả không xem nhẹ phần này, xem trọng phần kia. Vì nếu chúng ta bỏ qua một phần bất kì thí nó sẽ là “lổ hỏng” có tác hại rất lớn đến việc học toán sau này của các em. Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy chất lượng môn toán của lớp có tiến Một số giải pháp để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán Trang 9 Phần “ Phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100”
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_de_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot_mon_toa.doc