SKKN Một số kinh nghiệm dạy so sánh các số có hai chữ số theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy so sánh các số có hai chữ số theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy so sánh các số có hai chữ số theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 1
UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 1 Môn : Toán Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Thị Liên Hương Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên Năm học 2020 – 2021 Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm dạy so sánh các số có hai chữ số theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1. " 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu nội dung chương trình SGK Toán 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực và thực trạng dạy học Toán 1, đặc biệt tìm hiểu sâu về thực trạng dạy so sánh các số có hai chữ số; nghiên cứu và tìm các biện pháp giúp học sinh hình thành và rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số một cách dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh, chính xác. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho đồng nghiệp trong quá trình dạy Toán 1. Đặc biệt trong năm học 2020 - 2021, nội dung dạy so sánh số thì không mới nhưng phương pháp tiếp cận thì phải mới. Nếu GV không mở rộng và khắc sâu kiến thức cho các em thì khi gặp dạng bài này các em rất lúng túng. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Nhiệm vụ: Sáng kiến tập trung nghiên cứu một số phương pháp; hình thức tổ chức dạy học, tập trung vào việc hình thành và rèn kĩ năng so sánh các số có hai chữ số. 3.2. Phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng : Học sinh lớp 1 - Tài liệu : Sách giáo khoa Toán 1, sách giáo viên Toán 1 bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau : a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tổng thể nội dung chương trình GDPT mới 2018, nghiên chương trình Toán 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, mục tiêu của dạy học Toán 1 nói chung và nghiên cứu kĩ nội dung dạy học về so sánh các số có hai chữ số. b. Phương pháp điều tra, phân tích Điều tra thực trạng dạy học để thấy những hạn chế của giáo viên và học sinh khi dạy học phần kiến thức kĩ năng này trong năm học đầu tiên thực hiện chương trình SGK mới, sau đó phân tích nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục. c. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong quá trình dạy học. d. Phương pháp thống kê kết quả Khảo sát, thống kê kết quả các biện pháp đã thực hiện. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế nước ta chưa chắc và bền vững. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua: + Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đối với GDPT, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. + Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” + Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. II. Thực trạng của vấn đề: Năm nay là năm học đầu tiên cả cô và trò học sách mới. Cô vừa dạy vừa nghiên cứu. Trò thì học một chương trình học mới cả về nội dung và hình thức. Thực chất, cả hai chương trình cùng dạy và học về so sánh số có 2 chữ số. Nhưng cách biên soạn của hai chương trình khác nhau. Chương trình GDPT 2018 có những điểm mới về cách biên soạn và phương pháp giảng dạy cũng mới. Chương trình mới khai thác bài so sánh số dựa trên kênh hình và các bài tập trải nghiệm gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên hệ thống bài tập để rèn luyện so sánh số có 2 chữ không nhiều. từng bước củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng đã hình thành. Như vậy có thể nói, vấn đề trọng tâm của SGK Toán 1 là thiết kế các hoạt động học của học sinh. Thực hiện các hoạt động này, học sinh từng bước hình thành kĩ năng, phương pháp tự học. Tiến trình dạy học môn Toán * HĐ1: Khởi động Giúp học sinh chia sẻ những kiến thức, kĩ năng đã có và tiếp cận với vấn đề sẽ khám phá trong bài học mới. Giáo viên tổ chức các cuộc thi tập thể, trò chơi... tạo không khí học tập sôi nổi để bước vào hoạt động khám phá. *HĐ2: Khám phá Giúp học sinh tìm hiểu kiến thức mới thông qua những tình huống thực tế điển hình. Giáo viên tố chức cho học sinh theo các bước: + Học sinh tìm hiểu vấn đề đặt ra trong tình huống điển hình; học sinh tự mình hoặc qua trao đổi với bạn, gợi ý của giáo viên nhận ra cách thức giải quyết vấn đề. + Học sinh quan sát mô hình để nhận ra và nói được vấn đề vừa nêu trong tình huống điển hình đã được khái quát thành kiến thức mới. *HĐ3: Luyện tập Giúp học sinh thực hành từng phần hoặc toàn bộ kiến thức vừa hình thành với những tình huống cụ thể. Qua đó, học sinh được củng cố và hiểu rõ hơn kiến thức đã học. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo các bước: + Học sinh tìm hiểu vấn đề cần giải quyết; liên hệ với kiến thức vừa hình thành; từ đó tìm ra lời giải cho vấn đề. Giáo viên theo dõi, gợi ý cho học sinh (khi cần) để hoạt động đạt kết quả. + Học sinh được chỉ định trình bày trước lớp cách làm và kết quả vừa thực hiện; giáo viên và học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét để xác định kết quả. *HĐ4: Vận dụng Hoạt động này giúp học sinh sử dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã có vào giải quyết một tình huống trong thực tiễn đời sống, học tập của học sinh. Giáo viên tố chức cho học sinh hoạt động theo các bước: + Học sinh tìm hiểu vấn đề đặt ra trong tình huống đã cho. Phân tích để thấy vấn đề tương tự vấn đề đã biết cách giải quyết. Từ đó, tự thực hiện giải quyết vấn đề. Giáo viên có thể gợi ý để hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm hiểu, phân tích, giải quyết vấn đề. + Kết quả thực hiện của mỗi học sinh, cần được trao đổi chung trong lớp. Trên cơ sở đó, học sinh thấy có thể có những cách giải quyết khác nhau và có thể vận dụng vào tập của học sinh đòi hỏi phải tăng cường sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học để học sinh khám phá, thực hành, vận dụng và nâng cao. Học sinh tự làm việc trên bộ đồ dùng là cách làm hiệu quả nhất và đó là một hoạt động trải nghiệm bổ ích. Tổ chức làm việc trong nhóm tạo môi trường hợp tác giữa trò với trò, giữa cô với trò, qua đó hình thành tri thức một cách chủ động, tự tin và khích lệ các nhóm làm việc hăng say. 3. Nghiên cứu cách dạy học theo định hướng hướng phát triển năng lực của từng học sinh: - Một là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... - Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, quy lạ về quen. để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của mỗi HS. - Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. - Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu cần đạt của chương trình trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá). CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN KHI DẠY SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 1. Tạo hứng thú khởi động và khám phá bài học bằng các tình huống trong cuộc sống: Quan điểm của các nhà viết sách Toán lớp 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực là: Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống nên tất cả các ví dụ đều xuất phát từ thực tiễn. Tôi xin chia sẻ một số cách khám phá bài học qua các tình huống có vấn đề như sau: Khi so sánh các số trong phạm vi 10, học sinh so sánh nhờ vào vị trí số trong dãy số đã cho. Ngoài ra còn dựa vào cấu tạo số và dựa vào cách hình thành số. Khi so sánh các - Thảo luận nhóm đôi, quan sát mô hình 2 sô: 32 và 23 thảo luận đê trả lời: - Bạn trai trong tranh nói đúng không? Vì sao? - Đại diện nhóm lên chia sẻ: + Bạn trai nói đúng. 3 chục lớn hơn 2 chục thì 3 chục lớn hơn 23 nên 32 lớn hơn 23. + Cách khác: 32 khối lập phương nhiều hơn 23 khối lập phương nên 32 lớn hơn 23 - GV viết dấu lớn hơn ở giữa 2 số 32 và 23. Sau đó học sinh đọc phép so sánh đó lên. - Hãy so sánh 23 và 32 ? - HS chia sẻ dựa vào phần so sánh 32 > 23 - Khi so sánh số có 2 chữ số mà chữ số chỉ chục khác nhau ta làm thế nào? + So sánh các chữ số hàng chục trước, nếu chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Và ngược lại: nếu chữ số chỉ chục bé hơn thì số đó bé hơn. - Trong trường hợp số chỉ chục giống nhau, ta làm thế nào? + Nhận biết cách so sánh hai số có hai chữ số (trường hợp chữ số chỉ chục giống nhau) - Nếu chỉ cho học sinh quan sát rồi nhận xét thì các em vẫn chưa nắm được cách so sánh để vận dụng trong các trường hợp khác. Vì vậy, sau khi hướng dẫn HS quan sát, nhận xét số lượng các nhóm quả cà chua, tôi gợi ý để các em tìm ra các cách so sánh như sau: + Em hãy so sánh số cà chua ở từng dòng? - Dòng 2: 25 quả cà chua nhiều hơn 15 quả cà chua nên 25 > 15 ( vì số chục khác nhau, 2 chục > 1 chục nên 25 > 15). - Dòng 3: 14 quả cà chua ít hơn 16 quả cà chua nên 14 < 16 (số chục bằng nhau, số đơn vị 4 < 6 nên 14 < 16). - Dòng 4: 20 quả cà chua bằng 20 quả cà chua nên 20 = 20 (số chục bằng nhau, số đơn vị bằng nhau nên 20 = 20) Dựa vào cách so sánh hai số có hai chữ số, học sinh còn dễ dàng tìm ra được số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm 2 số đã cho. * Trải nghiệm: Trong lớp mình nhà bạn nào trồng cà chua? Quả cà chua ở phần khám phá có gì khác quả cà chua ở bài 1?(HS nêu ý kiến. Quả cà chua ở phần khám phá là quả cà chua chín, quả cà chua ở phần khám phá là quả cà chua xanh.) * Ví dụ 3: Túi nào có sô lớn hơn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_so_sanh_cac_so_co_hai_chu_so_the.docx
- SKKN Một số kinh nghiệm dạy so sánh các số có hai chữ số theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.pdf