Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 giải tốt Toán có lời văn

doc 10 trang sklop1 19/02/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 giải tốt Toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 giải tốt Toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 giải tốt Toán có lời văn
 Mẫu 3
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Phòng GD – ĐT Đại Lộc
 - Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở 
 Tôi ghi tên dưới đây:
 TT Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp vào 
 tháng tác (hoặc danh chuyên việc tạo ra sáng kiến 
 năm sinh nơi môn
 thường 
 trú)
 01 Võ Thị 01-01- Trường GV ĐHSP 100%
 Thủy Vân 1979 TH Lê Thị 
 Xuyến
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 
giải tốt toán có lời văn.
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: VÕ THỊ THỦY VÂN
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 1A – Trường Tiểu học Lê Thị Xuyến
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2016 - 2017
4- Mô tả bản chất của sáng kiến :
 4.1 Tình trạng của giải pháp đã biết :
 a/ Ưu điểm :
 - Môn toán ở tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt.Thông qua môn toán trang bị 
cho học những kiến thức cơ bản về toán học rèn cho hs kỹ năng tính toán, kỹ năng giải 
toán. Đồng thời qua dạy toán giáo viên hình thành cho HS phương pháp học tập; khả 
năng phân tích tổng hợp, óc quan sát, trí tưởng tượng tạo điều kiện phát triển óc sáng 
tạo, tư duy.
 - Đối với mạch kiến thức: “ Giải toán có lời văn ” là một trong 5 mạch kiến thức cơ 
bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các 
em phát huy được trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình 
bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức 
toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các bài toán về số học, các yếu tố đại 
số, các yếu tố hình học và đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và 
thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.
 b/ Nhược điểm:
 Học sinh lớp 1 vừa chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Vì 
thế, việc học toán đối với các em còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, nội dung 
học Toán 1 gần gũi với cuộc sống trẻ em, sử dụng kinh nghiệm đời sống trẻ em, trực thức học cách giải ”Bài toán có lới văn” song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho 
việc làm bài này ngay từ bài” Phép cộng trong phạm vi 3”( Luyện tập) ở tuần 7.
 *Bắt đầu từ tuần 7 cho đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trong 
phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng ” Nhìn tranh nêu phép tính” ở 
đây học sinh được làm quen với việc:
- Xem tranh vẽ.
- Nêu bài toán bằng lời.
- Nêu câu trả lời.
- Điền phép tính thích hợp ( với tình huống trong tranh).
* Tiếp theo đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề 
toán bằng lời, sau đó nêu các giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào dãy năm ô 
trống. Ở đây không còn tranh vẽ nữa.
* Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để giải toán có lời văn là chuẩn bị cho 
học sinh cả về viết câu lời giải và phép tính. Chính vì vậy ngay sau các bài tập ” Nhìn 
tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống’ chúng ta chịu khó đặt thêm cho các 
em những câu hỏi để các em trả lời miệng.
* Tiếp theo, trước khi chính thức học” Giải toán có lời văn” học sinh được học bài nói 
về cấu tạo của một bài toán có lời văn ( gồm hai thành phần chính là những cái đã cho, 
đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì vậy có thể giải thích cho học sinh”Bài 
toán là gì?” nêu mục tiêu của tiết này là chỉ giới thiệu cho các em hai bộ phận của một 
bài toán:
+ Bài toán cho biết (dữ kiện)
+ Bài toán hỏi gì (câu hỏi) 
Bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của ”Bài toán có lời văn”.
b) Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu là hai loại toán ”Thêm - Bớt” có 
vài bài nâng cao dành cho học sinh có năng khiếu Toán.
- Bài toán ”Thêm” thành bài toán gộp, chẳng hạn: ”Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có 
thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn ?”, dạng này khá phổ biến.
- Bài toán ” Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn: ” Tổ em có 9 bạn, trong đó có 
5 bạn nữ. Hỏi tổ em có bao nhiêu bạn nam?”, dạng này ít gặp vì hơi khó .
2) Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 theo từng mức độ:
 * Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình 
vẽ- viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn 
phép tính thích hợp.
 Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông 
cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học 
sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả:
VD: Bài 5 trang 46 
 a)
 1 2 = 3 Cho : 3 quả bóng
 Còn :.... quả bóng ? 
10 - 3 = 7
 Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly 
khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và 
hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính 
thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
 Tuy không yêu cầu cao,tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động 
viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách , có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một 
tình huống sách giáo khoa. 
 Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề 
bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện ( tiết 81- bài toán có 
lời văn ). Tư duy HS từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán 
có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của HS.
 Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: Bài toán cho biết và bài toán hỏi, phần bài toán 
cho biết gồm có 2 yếu tố. 
 Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một 
bài toán , phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.( Bài 
toán- trang 117)
 Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết 
tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên dể giải bài toán có lời văn.
 Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số.
 Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần 
được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài 
giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều kiện cho HS diễn 
đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải 
HS cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. 
 Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi HS đã thành thạo giải bài toán 
có lời văn bằng phép tính cộng.GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự,thay thế phép 
tính cho phù hợp với bài toán.
 Ở lớp 1,HS chỉ giải toán về thêm,bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ,mọi HS bình 
thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo 
viên hướng dẫn cụ thể.
 GV dạy cho Hs giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau:
 - Đọc kĩ đề bài:Đề toán cho biết những gì?Đề toán yêu cầu gì?
 - Tóm tắt đề bài
 - Tìm được cách giải bài toán
 - Trình bày bài giải
 - Kiểm tra lời giải và đáp số
 Khi giải bài toán có lời văn GV lưu ý cho HS hiểu rõ những điều đã cho,yêu cầu 
phải tìm,biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học,đó là phép 
tính thích hợp.
 Ví dụ,có một số quả cam,khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào,phải 
làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ,...
 GV hãy cho HS tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho,để các em tập tư 
duy ngược,tập phát triển ngôn ngữ,tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực 
tiễn. Bình có : 3 quả bóng
 Cả hai bạn có :....quả bóng?
 Bài giải :
 Cả hai bạn có là: 
 4+3=7( quả bóng )
 Đáp số: 7 quả bóng 
 Bài 2 trang 118
 Tóm tắt:
 Có : 6 bạn 
 Thêm: 3 bạn 
 Có tất cả :... bạn? 
 Bài giải 
 Có tất cả là :
 6+3=9( bạn )
 Đáp số: 9 bạn
 Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ 3 của 
 phần tóm tắt + thêm chữ là: 
 VD - Cả hai bạn có là:
 - Có tất cả là: 
 Tương tự bài 3 trang118 câu lời giải sẽ là:
 - Có tất cả là:
 Tiết 84 Luyện tập 
Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1,2,3 trang117.Nhưng câu lời giải được mở rộng 
hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ có tất cả là
 Cụ thể là 
-Bài 1 tr 121 Trong vườn có tất cả là: 
-Bài 2 tr 121 Trên tường có tất cả là:
 Tiết 85 Luyện tập 
 Bài 1 trang 122 HS đọc đề toán – phân tích bài toán ( như trên )
 Điền số vào tóm tắt 
 Vài học sinh nêu câu lời giải khác nhau
 GV chốt lại một cách trả lời mẫu:
 -Số quả bóng của An có tất cả là:
Tương tự 
Bài 2 trang122
 - Số bạn của tổ em có là:
Bài 3 trang122
 - Số gà có tất cả là:
 Vậy qua 3 bài tập trên học sinh đã mở rộng được nhiều cách viêt câu lời giải khác 
nhau ,song GV chốt lại cách viết lời giải như sau:
 Thêm chữ Số+ đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là như ở tiết 82 đã 
làm . Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài( cm) cần thêm chữ dài vào 
trước chữ là
 Ví dụ: 
 Tóm tắt 
 Đoạn thẳng AB : 5cm
 Đoạn thẳng BC : 3cm
 Cả hai đoạn thẳng : ... cm? HS quan sát tranhvà hoàn thiện bài toán thêm rồi giải bài toán với câu lời giải có cụm 
từ có tất cả là
Bài toán : Lúc đầu trên cành có 6 con chim , có .... con chim bay đi . Hỏi 
...........................? 
HS quan sát tranh rồi hoàn thiện bài toán bớt và giải bài toán với câu lời giải có cụm 
từ còn lại là
 Lúc này HS đã quen với giải bài toán có lời văn nên hướng dẫn cho HS chọn cách 
 viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là:
 - Đọc kĩ câu hỏi.
 - Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi.
 - Thay chữ bao nhiêu bằng chữ số. 
 - Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm 
 Cụ thể Bài 1 trang 152 :
 * Câu hỏi là: Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô?
 Câu lời giải là: Có tất cả số ô tô là : 
 * Câu hỏi là: Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?
 Câu lời giải là: Trên cành còn lại số con chim là :
 VD khác:
 ▪ Câu hỏi là: Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
 Câu lời giải là: Hai lớp trồng được tất cả số cây là:
 Trên đây là 2 mẫu toán đơn điển hình của phần giải toán có lời văn ở lớp 1.Tôi đã 
đưa ra phương pháp dạy từ dễ đến khó để HS có thể giải toán mà không gặp khó khăn 
ở bước viết câu lời giải.Tối thiểu HS có lực học trung bình yếu cũng có thể chọn cho 
mình 1 cách viết đơn giản nhất bằng cụm từ: Có tất cả là: 
 Hoặc : Còn lại là:
 4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến :
 - Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 
1 cho thấy giải toán có lời văn ở lớp 1 không khó ở việc viết phép tính và đáp số mà 
chỉ mắc ở câu lời giải của bài toán. Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm 
sáng kiến thì HS biết viết câu lời giải đã đạt kết quả rất cao, dẫn tới việc HS đạt tỉ lệ 
cao về hoàn thiện bài toán có lời văn .Vì vậy theo chủ quan của bản thân tôi thì kinh 
nghiệm này có thể áp dụng và phổ biến nhằm nâng cao chất lượng cho HS về việc giải 
toán có lời văn. 
 - Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp học sinh hoàn thiện 
một bài giải đủ 3 bước: câu lời giải + phép tính + đáp số là vấn đề đang được các thầy 
cô trực tiếp dạy lớp 1 rất quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp học sinh lớp 1 viết câu lời 
giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra . Chính vì vậy 
nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mà bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình 
dạy và đạt kết quả tương đối khả quan. 
 5- Những thông tin cần được bảo mật : Không
 6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
 - Vì thời gian nghiên cứu xen kẽ quá trình dạy chính khoá nên việc nghiên cứu 
còn giới hạn trong phạm vi một lớp do tôi phụ trách.
 - Học sinh về nhà ít thời gian nghiên cứu thêm nên phần lớn chỉ phụ thuộc vào 
bài tập được giao trên lớp.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_g.doc