Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1 - Trần Thị Như Hoa

doc 31 trang sklop1 15/01/2024 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1 - Trần Thị Như Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1 - Trần Thị Như Hoa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1 - Trần Thị Như Hoa
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
 Môn Toán lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, 
rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, 
trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, 
trên tay có máy tính xách tay, nhưng không bao giờ các em quên được những 
ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3 học các phép tính cộng, trừ 
các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn 
thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời 
của các em.
 Đó cũng là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và giáo 
viên lớp 1 nói riêng. Người thầy giáo từ khi chuẩn bị cho tiết dạy đầu tiên đến 
khi nghỉ hưu không lúc nào dứt nổi trăn trở về những điều mình dạy và nhất là 
môn Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học. Chương 
trình nó kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy Toán lớp 1, nên nó có vai 
trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong mỗi cấp học.
 Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm 
xuất phát của cảt một bộ môn khoa học. Môn Toán giúp các em biết vận dụng 
những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày một cách thực tế. 
 Không những thế mà còn dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
 a. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, 
về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, 
về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học 
(Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn.
 b. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh 
các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước 
lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). 
Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn 
thẳng).Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết biểu đạt bằng 
lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so 
sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của 
những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
c. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán.
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh còn nhiều khiếm 
khuyết trong giải toán đặc biệt là giải toán có lời văn.
 - 1/31- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
 - Những bài tập thuộc mạch kiến thức “giải toán có lời văn” trong chương 
trình lớp 1 ở Tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu
 ✓ Trong chương trình toán1
 ✓ Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
 ✓ Những bài toán liên quan đến giải toán có lời văn.
5. Tài liệu nghiên cứu: 
 Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu chuẩn 
như:
 ➢ Chuẩn kiến thức kĩ năng toán 1
 ➢ Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1
 ➢ Mục tiêu dạy học môn toán 1-sách giáo viên.
 ➢ Toán 1- sách giáo khoa.
 ➢ Một số tài liệu khác. 
6. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ 
bản sau:
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp trắc nghiệm.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập.
 - Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học 
của lớp 1C 
 - Đánh giá quá trình dạy toán - Loại bài giải toán có lời văn từ những năm 
trước và những năm gần đây .
 - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh.
 - Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. 
7. Thời gian thực hiện
 Đề tài này được tham khảo các năm trước và tiến hành thực hiện trong năm 
học 2016 -2017 với học sinh lớp 1 tại trường tôi. 
 - 3/31- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
 Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn 
chế nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như các lớp trên 
làm học sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức lại không đạt 
kết quả tốt trong việc giải toán có lời văn. 
 Khả năng hợp tác, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức 
“Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt. 
 Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề.
 Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng 
như các đối tượng học sinh trong quá trình học.
 Khả năng kiên trì của học sinh lớp 1 trong quá trình học nói chung cũng như 
học “ Giải toán có lời văn” nói riêng còn chưa cao.
2. Nguyên nhân của những khó khăn: 
2.1. Về đồ dùng dạy học: 
 Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để học sinh học tốt “Giải toán 
có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ dùng thiết bị dạy học để minh 
họa. 
 Trong những năm qua, các trường Tiểu học đã được cung cấp khá nhiều 
trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho từng khối lớp nhưng thống kê theo danh 
mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy: “Giải toán có lời 
văn” Mà đồ dùng dạy học: còn sơ sài, tạm bợ, cũ, đồ dùng trực quan chưa bắt 
mắt để thu hút học sinh vào tiết học.
2.2. Nguyên nhân từ phía GV:
 + Giáo viên ngại soạn giáo án Power Point và dạy trình chiếu trong khi 
trường đã đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy.
 + Phương pháp dạy học: Chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học như : 
phương pháp phương pháp trực quan, so sánh, phương pháp luyện tập mà chỉ sử 
dụng phương pháp gợi mở qua quýt rồi cho học sinh làm bài tập rồi chuyển sang 
tiết khác .Giáo viên nghĩ : “Giải Toán có lời văn” chỉ cần thiết khi học sinh 
bước vào “Tiết 84- Bài toán có lời văn” nên chỉ chú trọng vào dạy kĩ năng đặt 
tính, làm tính của học sinh mà không nghĩ đó là những bài toán làm bước đệm 
cho học sinh được bắt đầu từ “Tiết 26: Phép cộng trong phạm vi 3” tuần 7 cho 
đến: “Tiết 63: Luyện tập” tuần 16 mới kết thúc giai đoạn chuẩn bị chính thức 
bước vào giai đoạn học “Giải Toán có lời văn”
 + Trình bày bảng: chưa khoa học, chưa tỉ mỉ.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy 
còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương 
pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. 
 - 5/31- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
HS rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép 
tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có 
khoảng 8%- 10% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn 
lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng 
khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi 
lại lại không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn 
cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến 
phần này. 
 Tôi đã tiến hành khảo sát quá trình dạy học giải toán có lời văn của học 
sinh lớp 1. Qua dự giờ của các giáo viên trong khối và tham khảo ý kiến của ban 
giám hiệu cho thấy: Trong giờ dạy Toán: Bài toán có lời văn, giáo viên thường 
ngại cho học sinh lấy đồ dùng học môn Toán không tập trung ngay vào việc sử 
dụng vì trong bộ thực hành học Toán có rất nhiều hình ảnh minh hoạ như cam, 
táo, chim, cá, . . . màu sắc đẹp, bắt mắt nên học sinh rất thích dẫn đến hay 
nghịch đồ dùng. Phải mất nhiều thời gian ổn định tổ chức lớp giáo viên mới có 
thể tiếp tục bài giảng của mình hoặc có sử dụng nhưng sơ sài trong việc hướng 
dẫn học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề bài, quan sát hình minh hoạ, hướng dẫn tóm 
tắt bài toán. Giáo viên chỉ chú trọng đi sâu vào phần hướng dẫn học sinh trình 
bày và giải bài toán. Bên cạnh đó học sinh luyện giải toán trong bảng con chưa 
nhiều, chưa nhận xét kĩ những lỗi sai của học sinh. Giáo viên chưa giúp đỡ kịp 
thời những học sinh học yếu, kém. Qua dự giờ tôi đàm thơại với giáo viên trong 
tổ mộ số câu hỏi sau:
 - Đồng chí có thích dạy Toán không?
 - Trong tiết dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường chú trọng những 
bước nào? Vì sao?
 - Đồng chí thường sử dụng phương pháp nào trong tiết dạy Toán đó?
 - Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường gặp những 
khó khăn gì?
 - Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi học giải Toán có lời 
văn?
 - Đồng chí có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán?
 - Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên?
 -Sau khi phỏng vấn thì các giáo viên trong tổ đều gặp rất nhiều khó khăn 
trong việc dạy toán có lời văn học ngại đọc đề bài, nếu đọc chỉ qua một lượt 
chưa hiểu đề. Vì thế tôi tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu 
cầu sau:
 - 7/31- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
2.1. Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp. (Được bắt đầu từ tiết 
27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập)
 + Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với dạng 
toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: tập 
biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.
 Giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể dạy ngay “ Bài toán 
có lời văn”. Mặc dù đến tận tuần 23 học sinh mới được chính thức học cách giải 
“Bài toán có lời văn” song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm 
này ngay từ bài “Phép cộng trong phạp vi 3 (Luyện tập) ở tuần 7.
 Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35 trong hầu hết các tiết dạy về phép 
cộng, trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng: “Nhìn 
tranh nêu phép tính” ở đây học sinh được làm quen với việc:
 - Xem tranh vẽ
 - Nêu bài toán bằng lời 
 - Nêu câu trả lời.
 - Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
 Ví dụ khi xem tranh vẽ ở trang 46 (SGK), học sinh tập nêu bằng lời: “Có 1 quả 
bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi tất cả mấy quả bóng?” rồi tập nêu mệng câu 
trả lời: “Có tất cả 3 quả bóng”, sau đó viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính:
 - Cho nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý hiểu của mình, không bắt 
buộc phải giống y nguyên bài toán mẫu của cô.
 - Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: “ 
thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: “ có tất cả” để chắc chắn rằng chúng ta sẽ 
thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không áp đặt học sinh cứ 
phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu:
 1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3
 - Tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo đúng mục tiêu của dạng bài tập này 
là: Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của bài toán bằng 
một phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ.
VD: Bài 5 trang 46 
 a)
 1 2 = 3
 - 9/31- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
 10 - 2 = 8
 Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn đạt trình bày miệng ghi đúng 
phép tính .
 Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh.
 Khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động viên các em 
viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. 
=> Như vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi làm 
dạng bài tập nhìn tranh nêu phép tính. Đó là:
 - Xem tranh vÏ.
 - Nªu bµi to¸n b»ng lêi.
 - Nªu c©u tr¶ lêi.
 - §iÒn phÐp tÝnh thÝch hîp víi t×nh huèng trong tranh.
2.2. Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 81 trang 113) Từ 
giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà 
chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán.
- Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
 Bài 3 trang 87 
 Có : 10 quả bóng 
 Cho : 3 quả bóng
 Còn :.... quả bóng? 
 10 - 3 = 7
 Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần 
thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học 
sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng 
lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
 - 11/31-

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc