Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh Lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm A: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Môn Toán lớp 1 là chặng đường đầu tiên dẫn dắt học sinh đến với thế giới diệu kỳ của toán học, chuẩn bị cho các em hành trang để mai đây có thể trở thành những nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo. Cuộc sống ngày càng phát triển, công nghệ thông tin đang được áp dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống, những sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay đang dần trở thành công cụ trợ giúp các em trong học tập, nhưng không bao giờ các em có thể quên những ngày đầu tiên đến trường học tập đếm và tập viết các số 1, 2, 3, học từng phép tính cộng, tính trừ. Đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy theo suốt chặng đường đời của các em. Nhằm giúp các em biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành, với những yêu cầu thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận. Trong môn học toán thì dạng “ Giải toán có lời văn” là loại toán riêng biệt là biểu hiện đặc trưng của trí tuệ, là một dạng toán theo suốt cả cuộc đời của các em, là mục tiêu của việc dạy học toán ở tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng. Giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 là loại toán khó. Do đó việc dạy loại toán này đạt kết quả chưa cao. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm của một người giáo viên nói chung và giáo viên giảng dạy lớp 1 nói riêng. Là người nhà giáo giảng dạy lớp 1 lâu năm và chuẩn bị đến gần ngày nghỉ hưu không lúc nào tôi không day dứt, trăn trở về những điều mình đã truyền đạt cho học sinh, nhất là đối với môn Toán lớp 1 là phần bắt đầu của chương trình tiểu học. Chương trình toán học mang tính kế thừa và phát triển, nên việc học tốt môn toán ở mỗi cấp đều vô cùng quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở bậc tiểu học nhất là khối lớp 1, khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài: Người thực hiện: Lâm Thị Nam 1 Sáng kiến kinh nghiệm 5. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu và thực nghiệm chuẩn kiến thức kĩ năng toán 1 và sử dụng một số phương pháp • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. • Phương pháp điều tra thực nghiệm • Phương pháp đàm thoại, vấn đáp. • Phương pháp quan sát • Phương pháp luyện tập thực hành. • Phương pháp so sánh – đối chiếu • Phương pháp phân tích - tổng hợp B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I.Cơ sở lý luận: Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh được phản ánh rõ ràng nhất thông qua khả năng giải toán có lời văn của các em. Để tìm hiểu về mặt nội dung kiến thức học toán ta vận dụng vào giải toán kết hợp với kíên thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ các ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc – tìm hiểu – nhận biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán. Trong điều kiện hiện nay, vai trò giáo dục của nhà trường đang được nâng cao lên đáng kể bản thân tôi là giáo viên lớp một nhiều năm và với bao trăn trở vì mỗi ngày đến trường chưa thật sự là niềm vui của tôi. Là người thực hiện nhiệm vụ quan trọng và đầy trách nhiệm tôi phải làm sao để khi học sinh lĩnh hội được các môn học đặc biệt là môn toán, các em phải tính toán nhanh viết thạo để học và giải tốt các dạng toán có lời văn để “ mỗi ngày tôi đến trường là một niềm vui” cho các em. Xuất phát từ mục tiêu trên qua nhiều năm giảng dạy lớp một các em gặp rất nhiều khó khăn trong môn học toán nhất là giải toán có lời văn. Vì thế tôi phải tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả giúp học sinh học tốt môn học toán Người thực hiện: Lâm Thị Nam 3 Sáng kiến kinh nghiệm - Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, thường xuyên trao đổi tình hình học tập ở trường và nhắc nhở, kèm cặp cho con em học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp b. Khó khăn: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đầu năm học, học sinh rất bỡ ngỡ, lúng túng trong các giờ học, nhất là môn học toán. Phần lớn là học sinh ngồi chưa đúng tư thế, khi học bài đang còn ham chơi, chưa chú tâm vào học, học dưới sự điều khiển của giáo viên, chưa thật sự chú tâm vào bài giảng, việc nắm các số của các em đang còn mơ hồ. Nói chung các em đang còn coi nhẹ môn học toán, không say mê như môn tiếng việt ít suy nghĩ có nghĩ thì cũng mơ hồ chưa được chín chắn như các lớp lớn. Các em đọc bài toán đang còn ấp úng, đánh vần, chưa hiểu được nội dung bài toán. * Về phụ huynh: Một vài số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình một cách chu đáo, việc kèm cặp ở nhà của phụ huynh cũng có phần hạn chế. Dẫn đến học sinh học trước quên sau. Trí nhớ của một số em chưa thật sự bền vững. Có nhiều gia đình lo mải làm ăn nên chưa quan tâm tới việc học tập của các em mà còn giao phó cho giáo viên chủ nhiệm, có gia đình thì quan tâm nhưng phương pháp hướng dẫn cho con em mình học còn mơ hồ. - Đồ dùng, tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt, còn môn học toán thì có phần hạn chế tranh ảnh phần đa là giáo viên tự làm nên ít sinh động hơn từ đó tiết dạy chưa được sự chú ý của học sinh. Đèn chiếu, máy tính trang bị ở trong phòng học chưa có, mỗi lần dạy phải kết nối mất nhiều thời gian. * Về giáo viên: Đang còn nói nhiều, làm mẫu nhiều mà chưa để các em tự phát hiện ra cách suy nghĩ và suy luận một bài toán của mình, trong giảng dạy chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, đang rập khuôn, chưa quan tâm tới từng đối tượng học sinh. - Dạy môn toán cứ nghĩ rằng học sinh làm được các phép tính là được chứ chưa chú ý đến việc đọc của các em. 2. Thành công, hạn chế: Người thực hiện: Lâm Thị Nam 5 Sáng kiến kinh nghiệm cách dễ dàng nên GV tỏ ra chủ quan, mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng tính toán của HS mà không chú ý rằng đó là những bài toán mở đầu để làm bước đệm của dạng bài toán có lời văn sau này. Đối với GV dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn tranh vẽ, viết phép tính thích hợp, Giáo viên giảng dạy chưa quan tâm đến dạng toán này, đang dạy sơ sài, qua loa. Mà cần cho HS quan sát kỹ bức tranh rồi sau đó tập nêu bài toán đầy đủ các nội dung của bức tranh. Có thể tập cho học sinh giỏi nêu câu trả lời đầy đủ cho sự kiện của bức tranh và sau đó cho những học sinh còn chậm tiếp tục nhắc lại. Cứ như vậy trong một khoảng thời gian sau chuyển sang phần bài toán giải có lời văn HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải toán đúng hơn. - Có một số giáo viên nghĩ rằng dạy môn toán là chỉ cần tính toán chưa quan tâm đến việc đọc của các em. - GV chưa yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán, xem bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Đồ dùng dạy học còn sơ sài, tạm bợ. Đồ dùng trực quan chưa thu hút học sinh vào tiết học - Khi giảng giáo viên chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học để học sinh nắm bắt và hiểu được các dạng toán. * Nguyên nhân từ phía HS: Vào lớp 1 lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học, rèn luyện với thao tác tư duy như so sánh, quan sát, phân tích. Thật là một khó khăn lớn đối với học sinh mà trong khi các em đọc chưa thông, viết chưa thạo, nên khi đọc xong một bài toán rồi nhưng các em không hiểu được nội dung của bài toán nói gì, thậm chí có một số em nhiều lần mà vẫn chưa hiểu bài toán. Từ đó dẫn đến các em viết và giải bài toán còn sai lệch. - Chưa biết cách tóm tắt bài toán, còn lúng túng khi nêu câu lời giải, có một số em còn viết lại toàn bộ câu hỏi của bài toán, không biết bài toán này yêu cầu làm gì nên cộng hay trừ dẫn đến viết phép tính sai và viết sai luôn cả đơn vị kèm ở sau. Người thực hiện: Lâm Thị Nam 7 Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng tốt các phương pháp dạy học. Hướng dẫn cho các em tính tích cực chủ động, thao tác các phương tiện trực quan. Sử dụng đồ dùng đúng mức. Nắm chắc các kiến thức môn toán. Từ đó tôi đã đúc rút ra được các bước giải toán có lời văn. 2. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP a. GIẢI PHÁP - Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó không đi học mẫu giáo. - Kiểm tra sự nắm bắt, mức độ nắm các số và sự thông hiểu của các em đã học ở mẫu giáo. Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh, khi hỏi học sinh hoặc học sinh trả lời thì phải đầy đủ nội dung để dễ thực hiện cách học của phần giải toán có lời văn dễ dàng hơn, để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà. Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong học tập. Xây dựng đôi bạn cùng tiến giúp nhau trong học tập lúc ở trường cũng như ở nhà. Giáo viên sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh có thể cho học sinh chậm tiến bộ, đọc, viết đang còn chậm ngồi gần với học sinh học tốt đọc giỏi. Bạn giỏi sẽ giúp bạn yếu khi học bài, và giúp bạn trong thao tác và các bước giải toán. Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm giáo viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức học tốt, học khá, Đối với các học sinh còn chậm về toán. Để chuẩn bị tốt cho phần học bài toán có lời văn học sinh phải trải qua các bước sau: + Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán Người thực hiện: Lâm Thị Nam 9 Sáng kiến kinh nghiệm * giai đoạn 1 a. Ở giai đoạn này hình thành tốt cho học sinh kỹ năng: - Quan sát tranh vẽ: Nêu bài toán; + Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh Mục tiêu của giai đoạn này : Ở học kỳ I học sinh được làm quen với các dạng bài toán nhìn hình vẽ - viết phép tính. Tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Giai đoạn này là cho học sinh hình thành các phép cộng và trừ trong các phạm vi từ 2 đến 10 - Vậy qua giai đoạn này học sinh phải hình thành tốt kỹ năng khi làm dạng bài tập ở giai đoạn này như: + Xem tranh vẽ; + Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh; + Nêu bài toán bằng lời; + Trả lời câu hỏi phải đầy đủ nội dung để khi bước vào giải bài toán dễ dàng hơn. Sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Để giúp học sinh dễ dàng thực hiện các phép tính, giáo viên sẽ cho học quan sát các hình vẽ từ đó đưa ra các phép tính phù hợp. VD: Bài 1 trang 45 ( Tiết Luyện tập) 2 + 1 = 3 Sau khi học sinh viết được phép tính giáo viên mới nêu câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời “ ví dụ: em làm thế nào mà viết được phép tính như thế này? Giáo viên cho nhiều học sinh trả lời theo cách của minh nhưng phải phù hợp với bức tranh. Nếu có học sinh khác viết được phép tính như 1 + 2 = 3 thế này thì giáo viên lại yêu cầu học sinh cũng nêu lại bài theo cách của em khi em đã viết được phép tính khác bạn của mình. Từ đó giáo viên nhấn mạnh vào từ “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần Người thực hiện: Lâm Thị Nam 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_toan_co_loi_van_o_hoc.doc