SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100

docx 26 trang sklop1 06/12/2023 8582
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT
I. Mục đích của đề tài 2
II. Sự cần thiết của đề tài 2
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 3
C. NỘI DUNG 3
I. Tình trạng giải pháp đã biết 3
1. Ưu điểm của giải pháp đã và đang áp dụng 3
2. Tồn tại của giải pháp đã thực hiện. 5
II. Nội dung giải pháp 5
1. Giải pháp 1: Phân biệt phép cộng và phép trừ. 5
2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện tính nhẩm bằng cách che
 6
bớt số.
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn HS thực hiện dãy tính có 2 phép tính bằng cách 
 7
sử dụng các dấu móc.
4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính đúng các dạng toán 
 8
phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
5. Giải pháp 5: Thiết kế tổ chức các trò chơi học tập lồng ghép trong các 
 10
tiết học.
6. Giải pháp 6:Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. 12
7. Giải pháp 7: Tăng cường kĩ năng thực hiện tính theo hàng dọc và hàng 
 13
ngang.
III . Khả năng áp dụng của giải pháp. 15
1. Khả năng áp dụng 15
2. Quá trình áp dụng 15
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được 16
Bài thực nghiệm 17
V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp: 25
VI. Kiến nghị, đề xuất 25
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 25
III. Phần kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo 26 - Trong mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, 
vận dụng một cách sáng tạo nhất, thông minh nhất trong việc học toán trong cuộc sống 
sau này. Chính vì vậy, người giáo viên cần biết phát huy tính tích cực, trí thông minh 
của học sinh thông qua giờ học toán.
 - Vì thế, để giúp cho học sinh có thể học tốt môn toán nói chung, thực hiện 
cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) nói riêng, nên tôi đã chọn đề tài: “Một số 
biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong 
phạm vi 100 ”
 B. PHẠM VI TRIỀN KHAI THỰC HIỆN.
 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1 A trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên, 
năm học 2018- 2019.
 - Phạm vi nghiên cứu là chương trình học môn Toán lớp 1.
 - Nội dung nghiên cứu về: Mạch kiến thức thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100 
(không nhớ).
 C. NỘI DUNG
I. Tình trạng giải pháp đã biết
 1. Ưu điểm của giải pháp đã và đang áp dụng
 - Việc giảng dạy môn toán ở lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên có nhiều 
thuận lợi. Trường trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, đáp ứng được yêu cầu dạy và học, 
đồ dùng khoa học dễ sử dụng.
 - Việc tổ chức học theo nhóm, luyện tập thực hành khá thuận lợi. Ngay ở đầu lớp 
1, khi học môn Tiếng Việt 1 các em đã được làm quen với các hình thức đọc nối tiếp, 
đọc theo nhóm, cặp đôi, hỏi đáp, chia sẻ kết quả học tập cho nên việc đổi mới phương 
pháp có nhiều thuận lợi. Đã kích thích sự hứng thú học tập, tạo được không khí học 
tập tự nhiên, thoải mái trong giờ học. Từ đó, học sinh tích cực - chủ động, không 
nhàm chán trong học tập, nắm chắc nội dung bài.
 - Đối với học sinh lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên đã được tiếp cận và 
làm quen với phương pháp dạy học tích cực ngay từ đầu năm học, nên trong các giờ 
học toán của lớp khá sôi nổi, đa số học sinh đã nhớ được kiến thức.
 - Với việc thực hiện phép cộng và phép trừ thì bước đầu hình thành nhận biết 
được dấu cộng và dấu trừ.
 - Như vậy, năng lực tư duy của học sinh được nâng dần thông qua các phép tính 
với mức độ khó nâng theo từng lớp.
 2. Tồn tại của giải pháp đã thực hiện.
 - Một số giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học.
 - Việc tổ chức hình thức học tập, các trò chơi mới, sân chơi phong phú cho học 1. Giải pháp 1: Phân biệt phép cộng và phép trừ.
 Ngay khi bắt đầu dạy các bài phép cộng, phép trừ giáo viên luôn chú ý học sinh 
nhớ rằng “cộng là thêm, trừ là bớt”. Ở tiết học toán nào cũng vậy, giáo viên chú ý 
hỏi học sinh “ cộng là gì? trừ là gì ?”, để cho nhiều học sinh nhắc lại. Khi làm bài tập 
giáo viên cũng cho học sinh xác định: Cộng là gì ? Trừ là gì ?
 Đối với những em học giỏi có thể nhẩm và tìm ra kết quả nhanh chóng. Còn 
những em trung bình và yếu giáo viên yêu cầu học sinh luôn mang theo que tính để 
thực hành. Các em làm bài dựa trên que tính rất chính xác.
 Áp dụng như vậy, giáo viên dạy các bài phép cộng, phép trừ trong phạm vi 3 đến 
10 các em làm rất có hiệu quả. Tuy những học sinh trung bình, yếu làm tính còn 
chậm nhưng rất chính xác. Tuy nhiên cần cho các em nắm chắc thuộc bảng cộng và 
bảng trừ.
 Để học sinh khắc sâu không nhầm lẫn phép cộng và phép trừ khi làm các dạng bài 
tập.
 Học sinh phải nắm chắc được bản chất của phép cộng là thêm vào và phép trừ là 
tách ra, bớt đi.
 Ví dụ:
 Có 10 que tính thêm 4 que tính. Có tất cả 14 que tính.
 Ta có phép cộng: 10 + 4 = 14
 Học sinh xác định được “thêm” que tính thì phải thực hiện phép cộng chứ không 
phải phép trừ.
 Ví dụ:
 Có 5 con chim đậu trên cành, sau đó 2 con chim bay đi. Còn lại 3 con chim.
 Ta có phép trừ: 5 - 2 = 3.
 Học sinh xác định được “bay đi ” thì phải thực hiện phép trừchứ không phải phép 
cộng.
 Khi học sinh hiểu được bản chất của phép trừ, phép cộng thì học sinh dễ dàng thao 
tách trên đồ dùng để hình thành kiến thức mới và không nhầm lẫn phép cộng và phép 
trừ.
 2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện tính nhẩm bằng cách che 
bớt số.
 Để rèn cho học sinh làm tốt các phép tính thì tính nhẩm cũng hết sức quan trọng.
 Với mỗi phép tính giáo viên cần yêu cầu học sinh học thuộc các bảng tính. Khi 
học đến dạng bài nào giáo viên củng cố chắc các dạng bài đó cho học sinh thông qua 
một số hình thức như: thi đua nhóm đôi; gọi học sinh lên bảng đọc; hỏi bất kì phép 
tính nào trong bảng; yêu cầu học sinh kiểm tra nhau hoặc đố nhau phép tính... Những Ví dụ : 2 + 1 + 2 = ... học sinh nêu : 2 + 1 = 3 ; 3 + 2 = 5, viết 5.
 Vậy : 2 + 1 + 2 = 5
 Các bài đầu giáo viên bắt buộc học sinh phải thực hiện như vậy để biết cách 
làm, những bài sau cho các em tự nhẩm nhưng phải nêu được cách làm.
 Để rèn cho học sinh làm tốt các phép tính thì tính nhẩm cũng hết sức quan 
trọng.
 Với mỗi phép tính giáo viên cần yêu cầu học sinh học thuộc các bảng tính. Khi 
học đến dạng bài nào giáo viên củng cố chắc các dạng bài đó cho học sinh thông qua 
một số hình thức như: thi đua nhóm đôi; gọi học sinh lên bảng đọc; hỏi bất kì phép 
tính nào trong bảng; yêu cầu học sinh kiểm tra nhau hoặc đố nhau phép tính... Những 
phép tính này giúp các em nhớ lại kiến thức và vận dụng tốt làm bài tập.
 Còn khi tính trừ nhẩm số có hai chữ số cho số có một chữ số thì thực hiện trừ từ 
phải sang trái, trừ từ hàng đơn vị trước.
 Khi dạy dạng toán phép trừ có hai dấu tính (dấu trừ), lúc đầu giáo viên cho học 
sinh dùng “móc” để thực hiện phép tính thứ nhất, rồi lấy kết quả thực hiện với phép 
tính thứ hai. Những bài sau cho các em tự nhẩm nhưng phải nêu được cách làm.
 Ví dụ : 30+ 10 + 20=... 
 Học sinh nhẩm ngay : 30 + 10 + 20 = 60
 Và nêu cách làm : 3 chục cộng 1 chục bằng 4 chục, 4 chục cộng 2 chục bằng 6 
chục.
 Vậy 3 chục cộng 1 chục cộng 2 chục bằng 6 chục.
Với cách tính này học sinh nhớ nhanh hiểu nhanh, không nhầm lẫn, học sinh nào 
cũng nhẩm được kết quả ngay.
 4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính đúng các dạng toán 
phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.
 *Cách hướng dẫn các em hình thành phép tính dạng 14 + 3
 Để học sinh thực hiện đúng và thành thạo các bài tính cộng dạng 14 + 3, khi dạy 
phần này tôi tiến hành như sau
 Tôi hướng dẫn học sinh lấy ra 14 que tính (gồm 1 bó 1 chục và 4 que tính rời) 
và hỏi học sinh có bao nhiêu que tính? (có 14 que tính).
 Tôi hướng dẫn học sinh lấy thêm 3 que tính nữa. Tôi vừa thao tác vừa nói có 4 
que tính thêm 3 que tính có tất cả mấy que tính? (7 que tính).
 1 bó chục với 7 que tính là mấy que tính? (17 que tính). Như vậy 14 + 3 = ? (HS: 
14 + 3 = 17). '
 Tôi gợi ý cho học sinh cách nhẩm như sau: Tách 4 ở số 14, 4 cộng 3 bằng 7, viết 
7 (xa dấu = 1 chút), hàng chục giữ nguyên; viết 1 sang bên phải dấu =, bên trái số 7 
vừa viết.
 Ta có: 14 + 3 = 17 * Dạng toán cộng, trừ số có hai chữ số với số tròn chục:
 Ví dụ ì: 65 - 30 ’
 Giáo viên lấy ra 65 que tính (gồm 6 bó chục và 5 que rời), lấy tiếp 30 que tính (3 
bó chục).
 Giáo viên hướng dẫn học sinh: Lấy số chục trừ với số chục.
 Như vậy: 65 que tính trừ 30 que tính bằng 35 que tính.
 Ví dụ 2: 76 + 10 Giáo viên cũng thực hiện tương tự như đối với phép trừ.
 Giáo viên nhấn mạnh: Nếu trừ 1 số có hai chữ số với số tròn chục thì số ở hàng 
đơn vị giữ nguyên chỉ thực hiện cộng, trừ số tròn chục.
 Từ đó chuyển sang đặt tính viết và tiến hành như sau:
 65 + Lấy 5 trừ 0 bằng 5, viết 5
 - + Lấy 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
 30
 35
 * Sau đó giáo viên gợi ý để học sinh rút ra cách đặt tính rồi tính: “Viết phép tính 
theo cột dọc sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau; cộng (trừ) từ phải sang 
trái, từ trên xuống dưới”.
 * Dạng toán cộng, trừ một số có 2 chữ số với một số có 2 chữ số:
 Ví dụ : 41 + 34
 Bước 1: Hướng dẫn học sinh thao tác trên các que tính.
 Giáo viên lấy ra 41 que tính (gồm 4 bó chục và 1 que rời), lấy tiếp 34 que tính 
(gồm 3 bó chục và 4 que rời).
 Giáo viên hướng dẫn học sinh: Lấy bó chục cộng với bó chục, que rời cộng với 
que rời.
 Như vậy: 41 que tính cộng 34 que tính bằng 75 que tính.
 Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính.
 Viết 41 rồi viết 34 dưới 41 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với 
đơn vị, viết +, kẻ dấu gạch ngang thay cho dấu bằng = , rồi tính từ phải sang trái, từ 
trên xuống dưới.
 41 + Lấy 1 trừ 4 bằng 5, viết 5
 + + Lấy 4 trừ 3 bằng 7, viết 7
 34 75
(Đối với phép trừ dạng này giáo viên cũng thực hiện tương tự như trên)
* Giáo viên lưu ý HS: Nếu cộng, trừ hai số đều có số đơn vị và số chục thì ta thực 
hiện cộng số đơn vị trước rồi đến số chục
* Gợi ý để học sinh rút ra cách tính: Viết phép tính thẳng cột với nhau sao cho các chữ 
số cùng hàng thẳng cột với nhau; cộng, trừ từ phải sang trái.
** Khi rèn kĩ năng cộng, trừ không nhớ cho học sinh lớp 1 giáo viên hướng dẫn các 
em thật kĩ từng bước một, sau đó giao bài tập cho học sinh làm ở bảng con, làm vào vở 
bài tập với nhiều dạng khác nhau. Trong khi các em làm bài GV sẽ đến từng bàn để 
xem các em làm bài như thế nào, có đúng theo cách hướng dẫn hay không, nếu em nào Cách chơi: Học sinh đứng vòng tròn mỗi em đọc một phép tính trừ bắt đầu từ 2 
- 1 = 1 .... 5 - 4 = 1 và tương tự cho đến hết phép trừ trong phạm vi 5.
 Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét tuyên dương, động viên các em còn chậm 
để các em cùng tham gia chơi.
 Ví dụ 2:
 Khi chơi trò chơi: "Làm tính tiếp sức".
 Mục đích: Luyện tập trừ số tròn chục trong phạm vi đã học.
 Kẻ sẵn bảng phụ hình như sau:
 + 40 - 30 + - 40
 Cách chơi: Chia làm ba đội chơi, mỗi đội 4 học sinh. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt 
đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội, lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào 
hình vuông, rồi nhanh chóng trao bút cho người thứ hai. Cứ tiếp tục như thế... Bạn 
thứ tư lên điền kết quả cuối cùng vào hình tròn. Đội nào điền chính xác và nhanh hơn 
sẽ thắng cuộc.
 Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét tuyên dương, động viên các em.
 Qua trò chơi học sinh vừa thoải mái trong học tập, vừa giúp củng cố kiến thức.
 * Thiết kế phương pháp dạy bài tâp 1/SGK/162: Tính nhẩm
 Xì điện
 - Mục đích:
 + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính trừ các số có hai chữ số.
 + Luyện phản xạ nhanh ở các em
 - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
 - Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên sẽ gọi một bạn lên tổ chức cho lớp 
 chơi. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em A xướng to 1 số trong 
 phạm vi 100 chẳng hạn “ 80” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “xì điện”. Lúc này 
 em B phải nói tiếp, “cộng 10” rồi lại chỉ nhành vào em C bất kỳ. Thế
 là em C phải nói tiếp “bằng 90”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số 
 như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “xì điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn 
 nào nói sai (chẳng hạn A nói “85 ” truyền cho B, mà B nói trừ “80”, C đọc kết quả 
 tính sai ( 10) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc 
 khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
 * Lưu ý:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_1_thuc_hien_tot.docx